GIẢNG VIÊN
COLORME PALETTE
“BẢN CHẤT CỦA THIẾT KẾ LÀ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC VẤN ĐỀ CỦA NGƯỜI CẦN ĐẾN NÓ’’
Anh Phạm Hồng Phúc hiện đang là Trưởng bộ môn UX/UI tại colorME. Anh đã có gần 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực UX Design, và cũng gần 03 năm là giảng viên và trưởng bộ môn UX/UI. Hãy cùng xem những góc nhìn và quan điểm thú vị nào sẽ được anh Phúc chia sẻ trong số colorME Palette lần này nhé.
START
THỰC SỰ VIỆC CHỌN ĐÚNG ĐƯỜNG ĐÃ GIÚP ANH ĐI ĐƯỢC RẤT XA
THỰC SỰ
VIỆC CHỌN ĐÚNG ĐƯỜNG ĐÃ GIÚP ANH ĐI ĐƯỢC RẤT XA
Em được biết là anh đã từng làm Graphic Designer trong một khoảng thời gian, vậy có dấu hiệu gì hay dấu mốc nào đã khiến anh chọn chuyển sang làm UX/UI Designer?

Hành trình 12 năm học, anh đều là học sinh chuyên toán và anh rất thích những thứ liên quan tới logic, suy luận. Sau đó khi làm Graphic Designer thì anh thích và bị cuốn hút bởi tính thẩm mỹ, cái đẹp. Trong suốt thời gian này anh không hề biết đến một lĩnh vực tên là UX/UI Design.

Khi đang là Designer tổng hợp cho một công ty, anh được nhận một task làm UI Mobile App. Từ đó anh nhận ra được thứ mà anh thực sự thích là gì. Anh thích một thiết kế có tính hệ thống, bố cục chặt chẽ, logic và có khả năng ứng dụng cao. Do đó thay vì đi tìm ý tưởng hay lên moodboard, anh luôn chọn việc vẽ lưới để căn chỉnh là bước đầu tiên.
Điểm đặc biệt của UX/UI Design đó chính là sự tối ưu. Bạn hoàn toàn có thể thiết kế với ít nguồn lực hơn nhưng lại tạo ra được nhiều kết quả và có ảnh hưởng lớn hơn. Nó được gọi là tính tái sử dụng.
3 yếu tố đã giúp anh tốt hơn mỗi ngày là gì?

Thứ nhất là sự tập trung. Việc làm dàn trải nhiều loại hình thiết kế như truyền thông, in ấn, giao diện, v.v... khiến anh cảm thấy mọi thứ đều đều, mình không có sự phát triển đủ sâu vì không có gì là tốt hơn hẳn cả. Sau đó anh đã quyết định từ bỏ Graphic Design và apply một vị trí chuyên sâu về UX Design để có thể phát triển một cách tập trung hơn.

Thứ hai là luôn tích cực. Anh từng có giai đoạn gửi CV ứng tuyển đến 20 công ty, cũng có một số cuộc phỏng vấn, nhưng đều không có được công việc được như mong muốn. Lúc đó anh rất bối rối và cũng nghĩ đến việc quay lại làm Graphic Designer. Nhưng anh đã chọn cách không từ bỏ, tiếp tục apply và đi phỏng vấn trong 02 tuần tiếp theo đó. Cuối cùng anh đã trúng tuyển một job mà đã cho anh 02 năm phát triển nhất từ trước đến giờ - về cả sự nghiệp và tư duy của chính mình.

Thứ ba là thích chia sẻ. Anh có đọc được một câu là "Đỉnh cao nhất của việc học là mình có thể dạy được cho người khác". Nhờ việc thích chia sẻ, anh luôn được nhắc lại các kiến thức hàng ngày, nhớ những kiến thức sâu hơn và tự tin hơn, có trách nghiệm đảm bảo được mình đang nói đúng vì nó hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến học viên, công ty hay chính bản thân anh.
ColorME
...

hong_phuc và 999 người khác đã thích

 #taptrung
#tichcuc
#thichchiase

HÃY LUÔN NHỚ RẰNG AI LÀ NGƯỜI ĐƯA RA
 QUYẾT ĐỊNH CUỐI CÙNG 

HÃY LUÔN NHỚ RẰNG AI LÀ NGƯỜI ĐƯA RA  QUYẾT ĐỊNH CUỐI CÙNG 

 Có quan điểm: "Design thực chất là giải những bài toán cân bằng giữa cái tôi cá nhân và nhu cầu của khách hàng", anh nghĩ sao về điều này? 

Anh thấy những thứ mình cho là cái tôi dựa theo những thứ mình đã từng trải qua và cảm thấy phát triển được. Ví dụ anh là người theo style thiết kế đơn giản - vì anh thích và làm tốt được nó. Tuy nhiên nếu đặt trong bối cảnh làm việc với khách hàng thì giải quyết vấn đề của họ quan trọng hơn là thỏa mãn cái tôi đó. Làm những thứ mình thích có thể khiến mình cảm thấy yên bình nhưng lại không đem lại giá trị đủ tốt trong bối cảnh này cả.

Mình sẽ tư vấn với vai trò là người có chuyên môn và người đưa ra quyết định là khách hàng. Nếu chỉ dựa trên quan điểm cá nhân thì cuộc tranh luận sẽ không đi đến đến đâu cả. Mình có thể cố gắng tư vấn những thứ phù hợp nhất hoặc tốt nhất nhưng quyết định vẫn sẽ là của khách hàng.
Tóm lại, bản chất của thiết kế chính là giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp và người dùng.

 Khi làm việc với khách hàng, anh có bí quyết gì khiến quá trình này được thuận lợi và ít mâu thuẫn hơn không? 

Trước khi bắt tay vào dự án, anh đều thống nhất với khách hàng về các quy tắc đưa ra quyết định. Nghĩa là mình sẽ kết thúc job này dựa trên những yếu tố nào hay ai sẽ là người có quyền quyết định cuối. Chắc chắn trong khi làm sẽ có những góc nhìn cá nhân được đưa ra. Nhưng nếu cả hai bên đã có các thống nhất từ đầu dựa trên dữ liệu thật & logic hợp lý thì mình sẽ dễ làm việc với nhau.

Nếu khách hàng cảm thấy lấn cấn thì mình tư vấn lại cho họ: Tại sao lại sử dụng dữ liệu này phù hợp, tại sao cách làm này lại đúng hơn, v.v.... Tuy nhiên ai được quyết đúng hay sai, làm hay không làm thì đã đã được thống nhất ngay từ đầu. Kể cả họ có thể có một lí do nào đó không thể trao đổi với mình thì mình vẫn nên tuân theo đúng quy tắc.

 Anh có thể chia sẻ về mục tiêu, định hướng mà anh đang theo đuổi phía trước được không? 

Từ năm 2019 anh đã mong muốn được trở thành KOL về UX Design - một người có thể dẫn dắt cộng đồng đi theo một định hướng tốt. Bởi vì khi bắt đầu với lĩnh vực này, anh không hề có được một sự trợ giúp hay hướng dẫn nào. Thêm vào đó, nhiều bài viết về UX/UI Design hiện tại vẫn còn rất sơ sài và không đủ để khiến cho một người mới có thể hiểu được, hiểu đúng và nhìn ra được định hướng.

Do đó với vai trò là một người có đủ chuyên môn, anh muốn được lan toả các kiến thức tới cộng đồng, giúp những bạn mới sẽ có thể xây dựng nền tảng và cốt lõi vững chắc sớm hơn.

Đến bây giờ anh vẫn đang không ngừng cố gắng từng bước để đạt được ước mơ đó. Anh tạo một hội nhóm để chia sẻ những kiến thức sâu. Anh làm việc với vai trò giảng viên ở colorME để không ngừng trau dồi kiến thức và chia sẻ kiến thức. Anh muốn nổi tiếng một cách thật, với giá trị thật và lan tỏa những ảnh hưởng tích cực hơn tới cộng đồng này.

 Anh đã từng làm điều gì với một bạn học viên/một đồng nghiệp khiến anh cảm thấy may mắn vì mình đã làm điều đó chưa? 

Khoảng tháng 09 năm nay, anh có training 1:1 một bạn Graphic Designer 04 năm kinh nghiệm. Bạn ý muốn chuyển sang UX/UI Design với mục tiêu ban đầu là có được thu nhập cao hơn. Đối với trường hợp này, anh đã chia sẻ rất kỹ về tư duy làm việc, tư duy ứng tuyển, tư duy công cụ. Vì anh nhận thấy đó là những thứ bạn ấy thực sự cần.

Có những vấn đề rất nhỏ như định dạng hồ sơ khi gửi CV ứng tuyển. Ví dụ nếu để nhà tuyển dụng chờ càng lâu thì tỉ lệ drop càng cao. Nhà tuyển dụng muốn có thể truy cập vào Portfolio nhanh nhất có thể. Đó chính là cách nâng cao trải nghiệm nhà tuyển dụng.

Sau một thời gian training thì bạn ấy cũng đủ vững để có thể bắt đầu ứng tuyển. Đợt đó bạn ấy đã trúng tuyển vị trí UI Designer trong một công ty lâu đời với mức lương tương đương một ban junior - cũng là mức bạn ý chưa từng chạm được trong 04 năm làm Graphic Designer. Bạn ấy từng cảm ơn rất nhiều vì anh là người có vai trò rất lớn để bạn ấy đạt được bước tiến như vậy.

CHỌN MỘT MENTOR TỐT
01
CHỌN MÔI TƯỜNG PHÙ
02

 Nếu có một người hoàn toàn mới bắt đầu với lĩnh vực UX/UI, anh sẽ có lời khuyên gì dành cho người này? 

Anh nghĩ có 02 thứ mà các bạn mới bắt đầu nên lưu ý: Thứ nhất là chọn một mentor (người hướng dẫn) tốt để có thể "đi đúng" từ đầu và không bị mất thời gian hay nản chí. Thứ hai là chọn môi trường phù hợp, hãy chọn một môi trường giúp bạn có thể làm nhiều việc nhất có thể để giúp mình tìm ra được đâu là điểm phù hợp nhất để phát triển ở bản thân mình. Với hai thứ này, chỉ cần 02 năm là đủ để xây dựng nền tảng, và tập trung phát triển trong 02 năm tiếp theo. Nếu mọi thứ thuận lợi thì hành trình 10 năm có thể rút gọn xuống còn 04 năm mà thôi.

PALETTE MÀU CỦA HỒNG PHÚC




Content & Production:Đặng Đạt
 Designer: Thu Hà
 Photographer: Hà Trang
Developer: Thế Anh