Graphic Design là gì? từ a - z về Graphic Design
Graphic design (Thiết kế đồ họa) đang là một ngành thu hút sự quan tâm rất lớn của những người trẻ hiện nay. Vậy Graphic design là gì, gồm những lĩnh vực chính nào? Cùng ColorME tìm hiểu qua bài viết này nhé.
- Cách vẽ hình tròn trong Photoshop đơn giản không ngờ
- Maximalism là gì? Phá vỡ lối mòn thiết kế với maximalism
- Tết Quý Mão 2023: Ra mắt Bộ Trò Chơi Tốc Chiến với thiết kế mang sắc đỏ rực rỡ
- 20 Font Chữ Việt Hóa Designer Không Nên Bỏ Qua
- 12 nguyên tắc chuyển động trong animation
- ''Đu trend'' vẽ tranh bằng trí tuệ nhân tạo chỉ trong 30s
Graphic design là gì?
Graphic Design (thiết kế đồ họa) là nghệ thuật phối hợp các yếu tố hình ảnh, kiểu chữ, nhằm truyền tải đến người xem một thông điệp, một ý nghĩa nào đó.
Thiết kế đồ họa xuất hiện khắp nơi trong cuộc sống thường ngày của bạn. Nó có thể là poster phim ảnh, là các biển quảng cáo với những thông điệp thú vị, những tấm áp phích tuyên truyền hay những cuốn tạp chí thanh lịch...Mỗi tác phẩm được thể hiện với những phong cách đa dạng khác nhau, nhưng đều nhằm đến mục đích duy nhất: Hướng người xem đến đối tượng được thiết kế nhằm truyền tải thông điệp cụ thể.
Đến đây chắc hẳn bạn đã hình dung phần nào về Graphic Design là gì rồi phải không. Tiếp theo, chúng ta sẽ thử chia thế giới thiết kế đồ họa làm nhiều “vương quốc” nhỏ để tìm hiểu kỹ hơn nhé.
Graphic Design - Thiết kế đồ họa gồm những gì?
Thế giới thiết kế đồ họa vô cùng phong phú và rộng lớn. Tại mỗi lĩnh vực đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn khác nhau để tạo ra sản phẩm thiết kế đồ họa phù hợp. Nhiều nhà thiết kế có khả năng hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực hoặc các mảng liên quan đến nhau nhưng cũng không ít người chỉ làm việc chuyên sâu với một loại hình duy nhất.
Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu một số loại hình chính của Graphic Design
Logo – Identity: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Designer nhận nhiệm vụ sáng tạo logo sẽ tạo dựng biểu tượng, lựa chọn kiểu chữ, bảng màu và thư viện hình ảnh phù hợp với cá tính thương hiệu.
Để tham gia vào mảng này, Designer cần có cả kiến thức marketing, branding. Họ cũng cần kỹ năng giao tiếp, khả năng nghiên cứu về các doanh nghiệp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp và liên tục cập nhật các xu hướng thiết kế mới mới.
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu gồm:
+ Nhận diện thương hiệu cốt lõi (Tên thương hiệu, logo & biểu tượng, slogan/tagline, font chữ...)
+ Nhận diện văn phòng cơ bản (Danh thiếp, giấy tiêu đề, phong bì thư, kẹp tài liệu, hóa đơn, thẻ nhân viên, đồng phục...
+ Nhận diện trên bao bì nhãn mác (Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên sản phẩm, dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên tem nhãn dán sản phẩm,..)
+ Nhận diện ưng dụng môi trường (Các dạng biển hiệu công ty, backdrop quầy lễ tân, biển hiệu phòng ban, biển quảng cáo...)
+ Ấn phẩm truyền thông tĩnh (Hồ sơ năng lực công ty, brochure giới thiệu sản phẩm/ dự án, poster quảng cáo, tờ gấp/tờ rơi giới thiệu sản phẩm...)
+ Ấn phẩm truyền thông động (Website công ty, website sản phẩm/dự án, banner quảng cáo, landing pages, TVC...)
Business & Advertising: Tiếp thị và thiết kế quảng cáo
Thiết kế quảng cáo từ lâu đã được các công ty ưa dùng như một phương thức để thúc đẩy doanh số bán hàng, tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng mục tiêu. Do đó thiết kế đồ họa ở lĩnh vực này tạo ra các hình ảnh mang nội dung ấn tượng, hấp dẫn và thân thiện, giúp các doanh nghiệp quảng bá hiệu quả hơn.
Trong thế giới graphic design hiện nay, đây cũng là lĩnh vực mà designer làm việc nhiều nhất do số lượng ấn phẩm lớn.
Designer hoạt động trên lĩnh vực quảng cáo ngoài việc thành thạo các phần mềm thiết kế đồ họa như Adobe Illustrator và Adobe Photoshop, họ cũng phải nắm chắc công đoạn in ấn cũng như thông số kỹ thuật hình ảnh trên các nền tảng trực tuyến.
Tiếp thị và thiết kế quảng cáo: Thiết kế poster, thiết kế tờ rơi, băng rôn, phông sàn diễn, thiết kế thuyết trình, thiết kế menu nhà hàng, thiết kế email marketing
Web & App: Thiết kế giao diện web và ứng dụng
Giao diện trang web được ví như một “mặt tiền” của doanh nghiệp. Một giao diện web có thiết kế đẹp, chuyên nghiệp sẽ tạo lòng tin mạnh mẽ hơn đối với khách hàng, người xem.
Thiết kế giao diện tập trung vào trải nghiệm hình ảnh và các yếu tố đồ họa như nút, menu...Do đó nhiệm vụ của nhà thiết kế giao diện là phải cân bằng sự lôi cuốn mỹ thuật với hiệu quả chức năng sử dụng.
Khác với các lĩnh vực khác của Graphic Design, trong mảng thiết kế giao diện, ngoài thành thạo phần mềm đồ họa, bạn cần kiến thức về các ngôn ngữ lập trình như HTML,CSS và JavaScript cũng như làm việc chặt chẽ với UX designer và UI developer để tạo ra những sản phẩm hiệu quả, hấp dẫn.
Thiết kế web hoặc ứng dụng: Thiết kế giao diện web, thiết kế landing page, thiết kế icon hoặc button cho website, thiết kế giao diện ứng dụng di động…
Packaging & Label: Thiết kế bao bì và nhãn mác
Bao bì không chỉ còn dừng lại với chức năng chứa đựng và bảo vệ sản phẩm bên trong, ngày nay nó còn trở thành cơ hội để các nhãn hàng gửi gắm câu chuyện thương hiệu phía sau mỗi sản phẩm. Nghệ thuật thiết kế bao bì chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức thị giác và hình ảnh thương hiệu
Công việc của nhà thiết kế bao bì trải rộng trên nhiều lĩnh vực: hàng tiêu dùng nhanh, ngành hóa-mỹ phẩm, điện tử,...Để đảm nhiệm vị trí này họ cần nắm chắc kiến thức trong thiết kế in ấn và công nghiệp. Bên cạnh đó linh hoạt đáp ứng nhu cầu nhà sản xuất cũng như cập nhật liên tục thị hiếu người tiêu dùng
Thiết kế bao bì và nhãn mác: Thiết kế vỏ hộp, thiết kế vỏ chai, lọ....
Book & Magazine: Thiết kế ấn phẩm xuất bản
Sách, báo, tạp chí in truyền thống,...chính là các ấn phẩm tiêu biểu trong lĩnh vực in ấn, xuất bản.
Ngoài chuyên môn thiết kế đồ họa, designer để làm tốt công việc này cần hiểu cần thông tạo kiến thức về thuật ngữ báo chí, quản lý màu, in ấn và xuất bản kỹ thuật số. phần mềm được họ ưa dùng chủ yếu là QuarkXPress và InDesign.
Các phần mềm chủ yếu trong Graphic Design
Graphic Design phát triển mạnh mẽ được như hiện nay một phần nhờ sự cải tiến không ngừng của các phần mềm đồ họa. Với mỗi phần mềm dưới đây, bạn có thể cắt ghép, vẽ, chỉnh sửa...với vô vàn công cụ và hiệu ứng đẹp mắt. Cùng ColorME tìm hiểu những phần mềm đồ họa nên “nằm lòng” nhé.
Adobe Photoshop
Adobe Photoshop hay còn gọi là Photoshop (Ps) là phần mềm đồ họa chỉnh sửa ảnh của hãng Adobe. Ngoài khả năng chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp mạnh mẽ mà rất nhiều người biết đến, Photoshop còn được sử dụng để thiết kế web, thiết kế trong lĩnh vực thời trang và vẽ texture cho các phần mềm đồ họa 3D.
Phiên bản cập nhất mới nhất của Photoshop hiện nay là CC 2019.
Adobe Illustrator
Adobe Illustrator (AI) là phần mềm thiết kế dạng vector chuyên nghiệp nhất hiện nay. AI là phần mềm chuyên vẽ, sử dụng các thuật toán, đối tượng hình học và khả năng sáng tạo của người dùng để tạo ra các sản phẩm có chất lượng hình ảnh cao mà không sợ bị vỡ khi zoom lớn.
Illustrator được sử dụng nhiều trong việc thiết kế các banner, poster, các nhân vật hoạt hình, đối tượng 2D, cover, namecard và thiết kế logo đẹp và ấn tượng…
Phiên bản cập nhật mới nhất của phần mềm này là Illustrator CC 2019.
Adobe Indesign
Adobe InDesign là phần mềm dàn trang chuyên nghiệp của Adobe, được dùng chủ yếu để dàn trang các ấn phẩm có số lượng trang lớn như tạp chí, báo hay các ấn phẩm kỹ thuật số, sách điện tử.
Hiện nay Indesign CC 2019 đang là phiên bản mới nhất của phần mềm này.
Để tìm hiểu cụ thể hơn về các phần mềm thiết kế đồ họa của Adobe, bạn có thể tham khảo tại đây
CorelDraw
CorelDraw là một phần mềm giống như Illustrator, một phần mềm thiết thiết kế đồ họa vector, cho phép người dùng sử dụng các công cụ sẵn có để tạo thành các đối tượng khác nhau.
CorelDraw được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực thiết kế cover, banner, áp phích, quảng cáo.
Coreldraw Graphics Suite 2019 đang là cập nhật mới nhất của phần mềm này.
GIMP
GIMP (viết tắt của GNU Image Manipulation Program) là phần mềm chỉnh sửa hình ảnh phát triển bởi GNU. Đây là phần mềm mã nguồn mở nên hoàn toàn miễn phí cho người dùng, phần mềm hỗ trợ trên cả Windows và Linux.
3Ds Max
3Ds Max là một phần mềm thiết kế đồ họa 3D, mô phỏng 3D chuyên nghiệp với nhiều công cụ và tính năng mạnh mẽ cho phép tạo các đối tượng, vật thể 3D.
phần mềm này hỗ trợ nhiều mô hình có sẵn như ấm trà, hình nón, kim tự tháp và hình là cơ sở để tạo nên các mô hình 3D khác nhau. 3Ds Max được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như thiết kế nội thất, thiết kế ngoại thất
Tạm kết,
Với những chia sẻ về thiết kế đồ họa - Graphic Design, các lĩnh vực cũng như các phần mềm thiết kế phổ biến hiện nay, ColorME hy vọng sẽ phần nào giúp bạn xác định được chính xác con đường mình theo đuổi trong thế giới Graphic design bao la này nhé. Nếu bạn muốn bắt đầu tìm hiểu về thiết kế đồ họa, tham khảo ngay các khóa thiết kế ngắn hạn và thiết kế đồ họa chuyên sâu tại ColorME tại đây nhé!
Tham khảo: Học thiết kế đồ họa online