Hologram là gì? Những ứng dụng của hologram trong thiết kế
Hologram là thuật ngữ quen thuộc từ nhiều năm trước đây nhưng nó vẫn khiến người xem ngạc nhiên và ngỡ ngàng mỗi khi xuất hiện trở lại. Hãy cùng ColorMe tìm hiểu xem “Hologram là gì?” và điều gì khiến nó vẫn trở thành hiện tượng sau nhiều năm xuất hiện.
- 20 Fonts chữ sang trọng Designer không nên bỏ qua
- Hiệu ứng Morph trong Powerpoint
- "Vùng nào thức nấy" - Triển lãm tranh mang hương, sắc, vị của ẩm thực truyền thống Việt
- Hologram là gì? Những ứng dụng của hologram trong thiết kế
- 3 cách làm ảnh chìm dễ dàng trong Photoshop
- 20 kho tàng ý tưởng đặc sắc cho Designer
Hologram là gì?
Hologram có thể gọi là hình ảnh nổi 3 chiều, là một thuật ngữ phổ biến chỉ một bức ảnh phẳng - nhưng nhờ sự bố trí các chi tiết sao cho chúng phản xạ ánh sáng một cách thích hợp mà hình ảnh nổi lên có chiều sâu.
Hologram là hình ảnh thuật trình chiếu trong không gian giúp ta có thể quan sát vật thể ở dưới nhiều góc độ khác nhau như quan sát vật thể thật trước mắt.
Trong cuộc sống ta bắt gặp nhiều sản phẩm là ứng dụng của hologram như các ảnh nổi 3D mà dưới các góc ánh sáng khác nhau ta có thể thấy được các hình ảnh khác nhau, tem bảo hành của các sản phẩm,…
Hologram được biết đến như một sản phẩm của kĩ thuật trình chiếu 3D có tên tiếng Anh là Holography. Hiểu đơn giản, Holography là kỹ thuật cho phép ánh sáng tán xạ từ một vật thể được ghi lại và sau đó tái tạo lại hình ảnh 3 chiều của nó. Những hình ảnh được tạo ra bởi công nghệ này thường lơ lửng trong không gian khiến người xem có thể nhìn thấy nó từ bất kỳ góc độ nào mà không cần sử dụng các dụng cụ chuyên dụng hỗ trợ.
Các ứng dụng của Hologram trong cuộc sống
Kĩ thuật tạo ảnh Hologram để trình chiếu được ứng dụng vào một số lĩnh vực quen thuộc như trình diễn thời trang, thuyết trình hay quảng cáo.
1. Thời trang
Việc sử dụng các chất liệu hologram với các hiệu ứng 3D dần trở nên phổ biến trong các thiết kế trên các sàn diễn thời trang hiện nay. Tuy nhiên, người xem thường bị nhầm lẫn chất liệu này với metalic hay sequin nhưng nếu để ý kĩ bạn sẽ nhận ra rằng chất liệu này mỏng, nhẹ hơn sequin và nổi bật hơn metalic vì ở từng góc nhìn khác nhau bạn có thể nhìn ra nhiều màu sắc khác nhau. Điều này khiến Hologram như thổi một làn gió mới lạ vaò ngành công nghệ thời trang.
2. Quảng cáo
Kỹ thuật Hologram cho phép trình chiếu ảnh 3D đi kèm âm thanh vô cùng sống động là một giải pháp ấn tượng cho bất kì nhà truyền thông quảng cáo nào, vì kĩ thuật này không cần đến màn chiếu hay kính chuyên dụng mà thay vào đó là một tấm nhựa mica hình kim tự tháp cụt và video hologram trên điện thoại thông minh.
Các designer có thể tạo ra một đoạn video ngắn về sản phẩm dưới hình thức Hologram để người xem có thể trải nghiệm sản phẩm một cách chân thực nhất trong không gian đa chiều thay vì những quảng cáo trên sách báo in thông thường nhàm chán.
Tuy nhiên, việc sản xuất một video giới thiệu là công đoạn vô cùng khó khăn, bởi vì các designer không thể làm đơn giản theo cách truyền thống được. Thay vào đó, hình ảnh trong video Hologram phải được sắp xếp và tính toán một cách tỉ mỉ để trình chiếu được thành không gian 3 chiều khi sử dụng lăng kính hologram.
Cùng ColorMe xem qua một số những quảng cáo hologram nổi tiếng trên thế giới:
· Quảng cáo Xe hơi Porsche với chiến dịch 911 Hologram
Porsche đã sử dụng quảng cáo trên tạp chí kết hợp cùng công nghệ Hologram 3D cực kì hoành tráng. Họ đã gắn một miễng nhựa để người đọc có thể tự tạo ra một thiết bị xem Hologram một cách nhanh chóng.
· Quảng cáo bánh Kitkat – chiến dịch Kit Mail Hologram
Ở Nhật Bản, những thanh Kitkat mang ý nghĩa “chúc may mắn” bắt nguồn từ sự giống nhau trong cách phát âm với cụm từ trong tiếng Nhật “kitto katsu” có nghĩa là “bạn chắc chắn sẽ chiến thắng”. Vào năm 2016, thương hiệu này có chạy một chiến dịch hologram với mục đích động viên các bạn học sinh trong kì thi. Mỗi thanh Kitkat sẽ đi kèm với một tấm nhựa có kết cấu hình kim tự tháp cụt giúp người xem có thể xem video hologram của một nhóm nhạc hát bài chúc may mắn trên điện thoại.
Có thể nói Hologram với hình ảnh và âm thanh sống động là một bước tiến đột phá của ngành công nghiệp quảng cáo.
3. Phim ảnh
Việc ứng dụng Hologram trong phim ảnh khiến người xem đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ví dụ, trong “Star War”, khán gỉả đã trầm trồ khi thấy một nhanh vật xuất hiện trong trạng thái treo lơ lửng theo phong cách 3D. Hay bạn có thể thấy nhiều phân cảnh được sản xuất dưới hình thức Hologram trong những bộ phim khoa học viễn tưởng, thậm chí ngay cả trong đời thực.
Tạm kết,
Hologram không phải là một trào lưu mới nhưng nó lại luôn gây được ấn tượng với người xem vì những sáng tạo vô cùng mới mẻ của những designer. Nếu bạn thích thú với sự huyền ảo của công nghệ này, hãy tham khảo ngay khoá học quay và dựng video cơ bản Premiere cho người mới bắt đầu: KHOÁ HỌC PREMIERE CƠ BẢN