Close up Photography
Như các bạn đã biết, xung quanh chúng ta có rất nhiều vật thể tưởng như giản dị, mộc mạc nhưng lại có thể mang đến những góc nhìn cận cảnh tuyệt đẹp. Và qua bài viết sau đây, tôi mong mình sẽ giúp bạn thưởng thức chúng một cách tối đa.
- 4 nỗi sợ khi chụp ảnh Film
- 10 THIẾT KẾ BẮT MẮT LẤY Ý TƯỞNG TỪ VALENTINE
- Hướng dẫn dùng hiệu ứng chuyển Slide (transition) để bài thuyết trình thêm hấp dẫn
- Giải mã các thuật ngữ cơ bản trong UI-UX (phần 1)
- Found footage là gì? Những điều căn bản về thể loại phim found footage
- TOP 5 cách để designer cải thiện tư duy thẩm mỹ trong thiết kế sáng tạo
Chúng ta có thể dễ thấy rằng những bức ảnh đạt giải cao trong các cuộc thi thường là những bức ảnh được người chụp chuẩn bị rất ít, thậm chí là không chuẩn bị tí nào. Ở những bức ảnh như vậy, người xem có thể cảm nhận được chút gì đó phóng khoáng và tự do ở cái việc chộp lấy chiếc máy ảnh và lao ra ngoài. Tìm tòi xem xung quanh có gì để chụp.
Thông thường, chúng ta thường ngắm nhìn các vật thể xung quanh qua góc nhìn thông thường và bỏ qua những chi tiết siêu nhỏ của chúng, nhưng với Close up photography thì những chi tiết đó có thể được phóng đại lên rất nhiều, tạo nên những tấm hình vô cùng “vi diệu”.
Chụp ảnh thể loại close up là một cách khá hay để bạn phát triển khả năng sáng tạo cũng như tư duy trong nhiếp ảnh, bởi công việc này buộc bạn phải tìm bằng được một chủ thể nào đó có vẻ là “thú vị” trong hoàn cảnh môi trường xung quanh bạn toàn những thứ “chán ngắt”, thậm chí là trống trơn.
LỰA CHỌN CHỦ THỂ
Hãy chọn cho mình một chủ thể mang một nét gì đó hấp dẫn hoặc khác biệt, đủ để thu hút được sự chú ý.
Ngắm nhìn chủ thể thật kỹ lưỡng, sau đó ngẫm xem: Thứ gì ở nó làm bạn thấy thích thú? Câu trả lời cho câu hỏi trên cũng chính là thứ mà bạn cần tập trung làm nổi bật trong bức hình của mình, những chi tiết khác trong bức ảnh có thể chỉ đóng vai trò phụ, hoặc bạn có thể loại bỏ chúng đi hoàn toàn.
GÓC MÁY
Hãy tới gần, kết hợp cả zoom in và di chuyển gần hơn tới chủ thể để bạn có được khoảng cách gần nhất có thể với chi tiết bạn lựa chọn. Bạn có thể đưa thêm vào bức ảnh những chi tiết phụ để thể hiện rõ hơn chủ đề của bức ảnh, nhưng hãy nhớ rằng việc này có thể phản tác dụng – làm giảm trọng lượng thị giác tới chủ thể của bức ảnh.
99% các bức ảnh close up thiếu trọng lượng thị giác, nguyên nhân là chúng được chụp từ khoảng cách quá xa. Nếu máy ảnh của bạn không lấy nét được khi bạn tới quá gần chủ thể, thì bạn hãy zoom sâu hết mức có thể, sau đó bạn có thể crop lại hình cho đúng ý.
BỐ CỤC
Bố cục trong close up photography không cần thiết phải quá phức tạp mà nó chỉ cần mang đến sự thích thú vừa đủ cho người xem. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta được phép bỏ qua công việc xem xét thật kỹ bối cảnh và cân bằng những yếu tố trong bối cảnh đó. Hãy áp dụng những bố cục phổ biến trong nhiếp ảnh thông thường và đừng ngại việc “phá vỡ” những quy tắc nếu bạn tìm được một bố cục hấp dẫn hơn.
Nếu trong bối cảnh của bạn có một tấm background hữu hình, bạn hãy tìm cách biến nó trở nên đơn giản và “mộc mạc” nhất có thể để nó không làm phân tán sự chú ý của người xem tới đối tượng chính. Và tất nhiên, khoảng cách giữa máy và chủ thể gần như vậy thì background cũng sẽ mờ đi rõ rệt, góp phần làm nổi rõ chủ thể, và để tận dụng được tối đa ưu thế này, bạn nên chọn một góc máy giúp dễ dàng loại bỏ được những thứ “không liên quan” ra khỏi khung hình.
Bạn cũng có thể thay đổi luật viễn cận trong tấm ảnh bằng cách thay đổi vị trí của máy ảnh kết hợp với việc xoay zoom. Đến gần chủ thể và zoom out sẽ tạo cho bức ảnh như có thêm chiều sâu, nhưng hãy cẩn thận bởi thông thường cách này cũng gây ra một hệ quả không mấy “hay ho” là chủ thể của bạn sẽ bị “phình to” ở giữa ảnh. Bạn cũng có thể thử ra xa chủ thể và zoom in, bức ảnh của bạn sẽ “bằng phẳng” hơn đấy.
Một trong những việc tiên quyết để có một bức ảnh close up hoàn hảo là lấy nét đúng. Bạn có thể lấy nét thủ công và cả lấy nét tự động, nhưng cần đảm bảo rằng bạn lấy nét chính xác vào chủ thể cần làm nổi bật.
Bạn cũng đừng quên việc sử dụng độ sâu trường ảnh phù hợp để tập trung sự chú ý của người xem vào đúng điểm hấp dẫn nhất, và hãy cẩn trọng khi bấm máy với khoảng cách gần với chủ thể, bởi khoảng cách này càng gần, độ sâu trường ảnh càng mỏng.
BẤM MÁY
Giữ vững máy ảnh của bạn trên một chiếc tripod, mini pod hoặc một mặt phẳng đủ cứng bởi sự rung lắc khi chụp có thể làm hỏng bức tuyệt tác của bạn.
Hãy tập thói quen chụp thật nhiều bức với những cách lấy nét, độ sâu trường ảnh, góc máy và bố cục khác nhau, bởi trong ảnh close up, một thay đổi nhỏ cũng có thể mang đến một sự khác biệt lớn. Chưa hết, khi xem ảnh trên màn hình LCD của máy, bạn thực sự rất khó để nhận ra rằng bức ảnh của bạn đúng nét hay out nét, vì vậy bạn nên chụp nhiều ảnh khi còn có thể, trước khi ra về và không còn ở gần chủ thể nữa.