Frame rate là gì? sử dụng frame rate thế nào cho hiệu quả?

Trang Lou · 2019-06-26 21:07:35 · 6929 lượt xem
image - Frame rate là gì? sử dụng frame rate thế nào cho hiệu quả?

Những phân cảnh quay chậm hay tua nhanh trong một bộ phim đều có sự kiểm soát của frame rate, giúp bạn tăng trải nghiệm và cảm xúc khi xem. Vậy frame rate là gì? Sử dụng frame rate thế nào cho phù hợp ? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

FRAME RATE LÀ GÌ ?

Frame rate được hiểu ngắn gọn là tốc độ khung hình. Đó là tần số xuất hiện các khung hình riêng lẻ mà máy ảnh của bạn chụp trong một giây. 

Tưởng tượng bạn vẽ hình chú chó ra tờ note, giờ hãy vẽ thật nhiều tờ note khác miêu tả sự di chuyển rất nhỏ sang bên trái, để khi bạn gộp lại và lật nhanh sẽ nhìn thấy chú chó đang chạy trước mắt mình, những tờ note riêng biệt đó được gọi là khung hình. 

Đơn vị đếm các frame trong video là FPS ( viết tắt của từ Frames – per – second ). Ví dụ video của bạn hiển thị 24 khung hình mỗi giây, vậy video của bạn là 24 fps

CÁCH SỬ DỤNG FRAME RATE HIỆU QUẢ TRONG TỪNG TRƯỜNG HỢP.

 

Quay trở lại ví dụ chú chó, chú chó chạy nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ bạn lật tờ note. Tương tự, cách bạn điều chỉnh frame rate sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cách chúng ta xem và cảm nhận những chuyển động nhanh chậm trong một video. 

Vậy nên sử dụng bao nhiêu khung hình trong một giây là tốt nhất ? Mặc dù những dòng máy quay hiện đại ngày nay cho phép bạn lưu trữ frame rate với số lượng lớn, nhưng bạn phải phụ thuộc vào conceptnội dung quay video để quyết định. Số lượng frame rate càng nhiều, video của bạn càng chậm, trong khi nếu bạn lưu trữ ít hơn, video sẽ hiển thị với tốc độ nhanh hơn.


Nguồn: Pinterest

Dưới đây là frame rates tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất trong mỗi trường hợp cụ thể :

 

FPS

Đặc điểm

Ứng dụng

1 – 16 FPS

-       Người xem sẽ gần như không thể thấy hiệu ứng chuyển động.

-       Hiếm khi sử dụng trong sản xuất phim và video hiện nay.

-       Vẫn có thể sử dụng để tái hiện những bộ phim không tiếng ngày xưa.

24 FPS

-       Frame rate tiêu chuẩn phổ biến nhất hiện nay.

-       Mang lại giao diện điện ảnh, hiệu ứng giống với mắt người nhìn nhất cho video.

-       Sử dụng cho các máy chiếu ở rạp chiếu phim trên toàn thế giới.

-        Tiêu chuẩn lí tưởng cho phim truyện, ngành công nghiệp điện ảnh và trên TV

30 FPS

-       Giúp tăng chất lượng của các video cần sự chính xác trong điều kiện di chuyển nhanh và trực tiếp.

-        Giúp ghi lại các chuyển động chạy hoặc nhảy trông thật và rõ nét hơn.

-       Sử dụng phổ biến trên các kênh tin tức, quảng cáo, chương trình truyền hình, sự kiện thể thao hay bất cứ sự kiện nào phát sóng trực tiếp.

-       Những tính năng live stream hay quay video trên điện thoại cho ứng dụng Instagram, Facebook…

 

60 FPS

-       Mang lại những cảnh quay chuyển động chân thực và chi tiết.

-       Thông thường nhuẽng video sẽ được chỉnh sửa sang tốc độ này sau khi quay để mang lại hiệu ứng di chuyển chậm ( Slow – motion ) 

-       Để tạo ra chuyển động chậm mượt mà và chân thực hơn, cameraman sẽ quay video ở tốc độ 60 FPS,  sau đó sẽ giảm thành 24 FPS hoặc 30 FPS ở khâu hậu kì.

-       Sử dụng quay video khi chơi game tốc độ cao như đua xe, chiến đấu 

-       Những cảnh quay slow- motion.

120 + FPS

-       Mang lại tốc độ khung hình cao cho các hiệu ứng đặc biệt, làm chậm hoặc siêu chậm các di chuyển nhanh, tăng cảm xúc, sự thích thú cho người xem.

-       Lí tưởng để quay lại các di chuyển nhanh trong sự kiện thể thao ( vận động viên chạy, chơi thể thao, trượt ván, lướt sóng … ), sự vật ( vụ nổ , pháo hoa, bão … )

 

 

TẠM KẾT

Hi vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh về frame rate và cách sử dụng những đơn vị frame rate hợp lí. Hiện nay, phần mềm dùng chỉnh sửa video phổ biến nhất là Adobe Premiere, Sony Vegas, Final Cut…. Bạn có thể tham khảo khoá học Premiere cơ bản của Color me – giúp  cung cấp kiến thức về quay, dựng phim một cách nhanh chóng và mang tính ứng dụng cao.

 

 

Trang Lou · 2019-06-26 21:07:35 · 6929 lượt xem
Đánh giá bài viết

Inspiration of the day

Designers are meant to be loved, not to be understood.
Margaret Oscar, designer
Từ khóa nổi bật
Khoá học Photoshop Hà Nội