05 bộ nhận diện thương hiệu độc đáo không thể bỏ lỡ
Bộ nhận diện thương hiệu là một ấn phẩm để khách hàng nhìn vào đó và gợi nhớ đến tất cả sản phẩm của công ty đó. Hãy cùng ColorME khám phá những bộ thiết kế nhận diện thương hiệu sáng tạo và độc đáo nhất nhé!
- Thiết kế đồ họa cần học những gì?
- Tâm lý học gestalt trong thiết kế · Phần 1
- Tự học thiết kế đồ họa sao cho chuẩn?
- 6 Tips thiết kế Portfolio nổi bật cho Designer
- Manipulation là gì? Những điều cần biết về Manipulation cho người mới bắt đầu
- Font chữ ảnh hưởng tới tâm lý thị giác như thế nào? Khám phá ngay
Bộ nhận diện thương hiệu là một ấn phẩm để khách hàng nhìn vào đó và gợi nhớ đến tất cả sản phẩm của công ty đó. Hãy cùng ColorME khám phá những bộ thiết kế nhận diện thương hiệu sáng tạo và độc đáo nhất nhé!
Đôi nét về bộ nhận diện thương hiệu
Việc tạo ra một thiết kế phù hợp với yêu cầu và phong cách của riêng bạn không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đôi khi bộ nhận diện thương hiệu không chỉ phản ánh cá tính và bản sắc riêng của doanh nghiệp đó nó còn cho thấy khả năng và óc thẩm mỹ của người thiết kế ra chúng, cho dù đó là thương hiệu cá nhân của bạn hoặc cho một doanh nghiệp lớn.
Để giúp bạn hiểu hơn và có được những gợi ý cụ thể hơn, ColorME đã tập hợp cho bạn một vài ví dụ đơn giản và thanh lịch về các thiết kế nhận diện thương hiệu sáng tạo và có tính thẩm mỹ cao. Các sản phẩm nhận diện thương hiệu có phương thức in ấn kỹ thuật số khác nhau đến từ các thương hiệu khác nhau sẽ giúp bạn có được cái nhìn đa dạng và cung cấp những mạng lưới ý tưởng phong phú hơn cho bạn về những mục tiêu thiết kế mà bạn muốn đạt được.
Top 05 bộ nhận diện đặc sắc
1. Kodak
Chắc cũng không có ai xa lạ gì với thương hiệu Kodak — công ty mà người ta thường mua film cho máy ảnh. Không thể phủ nhận rằng, Kodak trong những năm qua đã trải qua rất nhiều biến động, thăng trầm, bởi sự ra đời của máy ảnh kỹ thuật số đã loại bỏ hoàn toàn nhu cầu sử dụng máy phim ảnh.
Thế nhưng, Kodak cũng đã vượt qua được giai đoạn khó khăn đó. Trong lần thay đổi nhận diện thương hiệu, họ muốn quay trở lại với “bản ngã” của mình, thứ đã tạo nên thành công cho Kodak.
Năm 2006, Kodak đã quyết định loại bỏ khối chữ K thành một dạng wordmark đơn giản, thế nhưng sau này họ lại đổi ý. Sử dụng font chữ không chân sans-serif hiện đại, hình ảnh của logo trở nên nổi bật và đơn giản, giúp cho những sản phẩm của Kodak trở nên hấp dẫn hơn.
2. Pandora
Mặc dù bộ nhận diện thương hiệu này của Pandora vẫn còn khá gây tranh cãi khi Paypal kiện công ty này từ đầu năm 2017 do có sự vi phạm nhãn hiệu. Tuy nhiên, chúng ta sẽ nhìn nhận dưới góc độ thiết kế nhiều hơn là so về vấn đề pháp lý.
Logo cũ của Pandora là dưới dạng typography, sử dụng toàn bộ sử dụng font serif có chân. Còn sau khi được thay đổi, họ lại đổi sang font chữ không chân hiện đại hơn. Sử dụng chữ P làm icon chính cho logo. Điều thú vị là thay vì sử dụng đúng chữ P viết thường như trong wordmark, icon này là dùng chữ P viết hoa.
3. Spotify
Spotify - nền tảng nghe nhạc của Thụy Điển được mọi người trên khắp thế giới yêu thích. Thế nhưng phiên bản gốc của logo Spotify, mang hơi hướm phong cách funky, chắc chắn không thể nào có sức mạnh như logo ở thời điểm hiện tại
Spotify thực hiện sự thay đổi này vào năm 2013, tập trung vào hình tròn chứa những sóng radio. Một điều thành công nữa của bộ nhận diện thương hiệu Spotify là khả năng ứng dụng trên nhiều màu sắc khác nhau. Mặc dù màu xanh này vẫn là màu chính, nhưng chắc chắn đây không phải lựa chọn duy nhất để sử dụng trong mọi trường hợp.
Với việc kết hợp đa dạng các kỹ thuật thiết kế: duotone, gradient và đồ họa pop art, Spotify đã khẳng định được giá trị và đặc điểm khác biệt của mình, đại diện cho nhiều nghệ sĩ với nhiều phong cách khác nhau trên thế giới.
4. Airbnb
Một vài năm trước, Airbnb đã đưa ra quyết định là cần phải “refresh” lại toàn bộ hệ thống thiết kế nhận diện thương hiệu của mình, và lựa chọn đơn vị thiết kế DesignStudio ở San Francisco làm đối tác. Sau khi thay đổi lại nhận diện thương hiệu, nó đã gây ra một cuộc tranh cãi trong cả cộng đồng design lẫn những người không phải designer.
Tuy vậy, cũng giống như đa phần các logo khác sau khi sửa đổi (y hệt trường hợp của Instagram), rất dễ dàng nhận ra rằng họ đã đưa ra những quyết định đúng đắn. Từ việc thay đổi logo dạng chữ, dạng logo dạng biểu tượng chữ “A” đã tạo ra sức ảnh hưởng không tưởng.
DesignStudio đã thành công trong việc tổng hợp được đặc tính của thương hiệu: tính quốc tế, sự thân thiện, tính khám phá, thuộc về tự nhiên của Airbnb. Đồng nghĩa với việc, tối giản hình thức logo từ dạng chữ sang dạng icon, loại bỏ hoàn toàn rào cản ngôn ngữ, và khiến nó trở nên dễ dàng nhận diện trên toàn cầu.
Kết hợp với đa dạng các bảng màu sắc, phong cách chụp ảnh, bất cứ một nền văn hóa hay đất nước nào cũng có thể kết hợp với thương hiệu, logo của Airbnb.
5. 99u
99u là một trang blog tuyệt vời, họ xuất bản sách và tổ chức các buổi hội thảo hàng năm. Điểm làm nên thành công của thương hiệu 99u là bởi hệ thống các yếu tố đi kèm cùng quy chuẩn sử dụng đã giúp cho dù phải thay đổi mỗi năm, thương hiệu 99u vẫn rất dễ dàng được nhận diện.
Lời kết
Trên đây là 05 bộ nhận diện thương hiệu nổi tiếng mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn muốn thử sức với việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu , hãy tìm hiểu ngay khóa học thiết kế của ColorME nhé!