5 công cụ thiết kế online hot nhất hiện nay
Nhắc đến thiết kế mọi người sẽ nghĩ ngay đến Adobe Photoshop, Lightroom, Premiere… được coi là “cánh tay phải” đắc lực không thể thiếu của mọi designer. Nhưng với “những tay ngang” thì ngay cả việc đơn giản nhất là cài đặt phần mềm còn loay hoay chứ chưa nói đến việc sử dụng chúng như thế nào. “Bắt mạch” được tâm lý đó, hãy cùng ColorME khám phá ngay 5 “phiên bản thiết kế online” của các phần mềm thiết kế hot nhất hiện nay trong bài viết dưới đây nhé!
- Những công cụ không thể thiếu khi học Illutrator cơ bản
- Music meets Design · học gì từ bài hát bohemian rhapsody
- Polaroid là gì? Những điều bạn chưa biết về Polaroid
- Thiết kế đồ họa là gì? Lợi ích của việc học thiết kế đồ họa cơ bản? Nên lựa chọn phần mềm thiết kế nào trong quá trình học?
- Swiss Design Phần 1 · hiểu về swiss Design style qua Poster fifa worldcup 2018
- Màu CHỎI là gì? Tại sao màu chỏi tạo ra các thiết kế độc đáo?
1. Canva - Nền tảng thiết kế online quốc dân
Canva là một công cụ tuyệt vời để thiết kế online các ấn phẩm truyền thông: CV, namecard, inforgraphic, poster, logo, banner… dành cho người thiết kế không chuyên. Có hàng ngàn template, ảnh stock cho bạn tha hồ lựa chọn, cắt ghép hoặc thêm các chi tiết khác nhau như văn bản, icon, button… Tất cả những gì bạn cần làm là thực hiện thao tác soạn thảo nội dung, kéo thả những thành phần mong muốn vào vị trí thích hợp.
Điểm mạnh của Canva chính là có sẵn các tùy chọn dành cho kích thước ảnh theo mục đích thiết kế (avatar, cover, bài đăng trên facebook…) và độ phân giải được chỉ định cho từng mạng xã hội vì nếu không phải dân thiết kế chuyên nghiệp bạn sẽ khó có thể ghi nhớ con số 828 x 315px là kích cỡ dành cho ảnh bìa facebook.
2. Adobe Spark - Ứng dụng thiết kế online “đa-zi-năng” nhà Adobe
Adobe Spark là một công cụ thiết kế có phiên bản cho người dùng web và thiết bị di động. Nếu như Canva chỉ mới dừng ở mức thiết kế ảnh hay mới nhất là animation, thì Adobe Spark có khả năng làm cả ảnh và video.
Với đối tượng chính là những nhà thiết kế nghiệp dư, Adobe Spark được sử dụng để tạo các thiết kế bằng các templates đẹp và chuyên nghiệp có sẵn. Người dùng chỉ cần tải hình ảnh lên, chèn chữ, kéo thả các thành phần mong muốn vào là xong. Với Adobe Spark, người dùng được sử dụng miễn phí bằng cách đăng nhập tài khoản Adobe, Facebook hoặc Google.
3. Video là chuyện nhỏ với Movie Maker Online
Nếu Adobe Spark chưa thể đáp ứng đầy đủ tính năng mà bạn mong muốn thì một phần mềm làm video chuyên sâu như Movie Maker Online là điều bạn cần. Movie Maker Online là phần mềm chỉnh sửa, edit và cắt ghép video ưu việt, cung cấp luôn cho bạn cả kho nhạc nền video miễn phí để chèn vào các clip có sẵn của bạn.
Movie Maker Online cho phép bạn tải video, hình ảnh, nhạc nền lên, sau đó kết hợp chúng lại thành một project hoàn chỉnh bằng thao tác kéo thả đơn giản vào thanh timeline. Sau khi đã chỉnh sửa xong, bạn có thể lựa chọn các định dạng xuất video sao cho phù hợp.
Ngoài Movie Maker Online, bạn cũng có thể tham khảo thêm Top 3 phần mềm online tạo video cực nhanh để “chữa cháy” nếu cần gấp nhé!
4. Tạo infographic chuyên nghiệp với Piktochart
Piktochart là công cụ tạo infographic rất được ưa chuộng. Với những ai chưa biết thì Infographic là từ ghép của Information graphic, có nghĩa là hình thức đồ họa trực quan nhằm trình bày thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức một cách rõ ràng, nhanh chóng và bắt mắt. Thay vì trình bày thông tin 1 cách khô khan, cứng nhắc như trước đây thì với Infographic, bạn có thể trình bày toàn bộ nội dung một cách súc tích, gọn gàng, khoa học mà vẫn bắt mắt trên một trang giấy A4 để người đọc dễ dàng nắm được những thông tin quan trọng nhất.
Piktochart sẽ khiến bạn mê mẩn bởi hàng trăm mẫu infographic khác nhau để lựa chọn. Bạn có thể sử dụng ngay mẫu sẵn có hoặc tự tạo ấn phẩm của riêng mình chỉ với những thao tác tương tự như Canva. Ngoài infographic, Piktochart cũng phù hợp để làm presentation, banner, poster hay flyer.
Đừng quên nắm vững 7 lưu ý này trước khi bắt tay vào làm Infographic bạn nhé!
5. Lightroom phiên bản online - Pixlr
Pixlr là một phần mềm sở hữu đầy đủ các tính năng chỉnh sửa ảnh trên nền tảng online, hỗ trợ người dùng điều kiện các bộ lọc ảnh, sáng tối, và vô vàn các đặc điểm khác. Tính năng chính của Pixlr:
Hỗ trợ nhiều bộ lọc (filter), hiệu ứng với hiệu suất xử lý mạnh mẽ.
Có chức năng “Lịch sử” để bạn phục hồi ảnh gốc chưa qua chỉnh sửa, hoặc quay trở về thao tác thiết kế cụ thể.
Căn chỉnh khung hình, thêm text, can thiệp tương đối sâu vào ảnh như chỉnh sửa độ tương phản, độ bão hòa…
Đối tượng Pixlr hướng đến là người không chuyên nên khá dễ sử dụng, với những tính năng hiệu ứng được cập nhật liên tục. Giao diện đơn giản, dễ thao tác, thời gian chỉnh sửa nhanh chóng. Tuy nhiên các item của nền tảng này lại không quá phong phú.
6. Tạo ảnh gif online với ImgFlip.com
ImgFlip là một công cụ miễn phí phổ biến nhất hiện nay giúp bạn tạo ảnh động online với thao tác cực dễ dàng. Bạn có thể chuyển video thành gif hoặc ghép từ 2 hay nhiều ảnh nhé!
Bên cạnh đó, giao diện của công cụ này khá thân thiện và dễ sử dụng. Bạn không chỉ có thể thêm video MP4/OGG từ máy tính mà còn có thể dán URL video trực tiếp để tải video lên. Ngoài ra, tool này còn cho phép người dùng tải lên một số hình ảnh để tạo GIF và điều chỉnh chiều rộng, chiều cao và chất lượng ảnh theo các mức cho phép.
Một ưu điểm không thể bỏ qua chính là công cụ hiển thị bản xem trước của GIF một cách chính xác trước khi bạn convert nó. Không chỉ vậy, nó còn cho phép bạn cắt, xoay GIF theo ý muốn.
Tạm kết
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn bình tĩnh xử lý công việc khi designer “vắng nhà”. Cuối cùng, công cụ, tiện ích thì ngày càng nhiều nhưng không phải ai cũng trở thành được designer thực thụ chỉ với những thao tác kéo thả. Cũng giống như một môn học trên trường, bạn phải học cách tư duy và các nguyên lý cơ bản trước. Vậy nên đừng bỏ qua các khóa học thiết kế tại ColorME nhé!
Nếu quỹ thời gian không cho phép tham gia lớp học offline thì khóa học thiết kế online ColorME E-learning là 1 sự gợi ý hợp lý dành cho bạn.