Giải đáp từ A-Z dành cho newbies về ngành thiết kế game: Học ở đâu? Lộ trình học như thế nào? Cơ hội nghề nghiệp trong ngành phát triển ra sao?
Ngành thiết kế game tại Việt Nam đang ngày càng phát triển và trở thành ngành nghề tiềm năng bậc nhất. Cùng với sự phát triển của ngành, nhiều trường đào tạo và khóa học về thiết kế game đã xuất hiện, cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết cho các nhà phát triển trò chơi trẻ tài năng. Các sự kiện game thường xuyên được tổ chức tại Việt Nam, giúp kết nối các công ty và cá nhân trong ngành thiết kế game, thúc đẩy sự phát triển cộng đồng game. Đây là một cơ hội không thể bỏ lỡ cho những bạn trẻ yêu thích ngành nghề này. Thế nhưng cần bắt đầu từ đâu, đáp ứng thị trường như thế nào… Tất cả sẽ đều được colorME giải đáp trong bài viết dưới đây!
Ngành thiết kế game là gì?
Đầu tiên để các bạn có cái nhìn cụ thể hơn về ngành thiết kế game, colorME sẽ dẫn dắt các bạn hình dung về quy trình tạo ra game bằng các chuỗi câu hỏi đơn giản như: Xác định game này là game gì? Lối chơi của game như thế nào? Nhân vật trong game ra sao?...
Sau khi đã có những hình dung nhất định về công việc ngành thiết kế game, chúng ta sẽ đi vào góc nhìn tổng quan. Hiểu đơn giản, ngành thiết kế game sẽ bao gồm hai mảng lớn nhất là Art và Design. Cụ thể, phần Design đảm nhận nhiệm vụ tạo nên cốt lõi của câu chuyện còn phần Art sẽ phác thảo thô những ý tưởng này trước khi nó chuyển sang giai đoạn hiện thực hóa bằng đồ họa 2D/3D.
Những người làm trong ngành thiết kế game được gọi là Game Designer. Nhìn chung, công việc của những người làm trong ngành sáng tạo game bao gồm đề xuất ý tưởng về đối tượng mục tiêu, cốt truyện, thể loại, nhân vật, ảnh hưởng của việc thắng và thua, giao diện người dùng, thiết kế cấp độ, thiết kế bản đồ,...
Bạn sẽ làm việc với các họa sĩ (artist) để định hướng cho phong cách đồ họa của thế giới game từ nhân vật, cảnh trí cho đến môi trường, đồng thời cũng sẽ làm việc song song với các chuyên viên lập trình (programmer) để biến ý tưởng và bản vẽ thành hiện thực và cho ra đời những bản game từ thử nghiệm đến chính thức.
Cụ thể hơn, những công việc mà Game Designer đảm nhiệm có thể kể đến như:
- Xác định yêu cầu đối với một trò chơi của khách hàng (nhà đầu tư) hoặc của chính nhà thiết kế game.
- Nghiên cứu đối tượng mục tiêu, lên ý tưởng nội dung, concept cho trò chơi.
- Chịu trách nhiệm lên ý tưởng logic và kỹ thuật tạo dựng mô hình, tạo chất liệu game.
- Phát triển cốt truyện, nhân vật, quy tắc, độ khó của trò chơi.
- Phối hợp làm việc với các bộ phận phát triển Game, đồ họa Game để hoàn thiện một trò chơi.
- Theo dõi game sau khi đã ra mắt và có người dùng, so sánh và đánh giá kết quả với mục tiêu ban đầu để tính toán cải tiến hoặc lược bỏ tính năng giúp thu hút và gắn kết người dùng hơn.
Thực trạng ngành thiết kế game đang diễn ra như thế nào?
Thị trường ngành thiết kế game hiện tại
Nghề Game Designer tuy đã tồn tại rất lâu trên bản đồ ngành nghề Game trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, Game Designer vẫn còn là một nghề tương đối mới mẻ và chưa được khai thác tiềm năng một cách triệt để. Theo các thông số báo cáo, Việt Nam xét về mặt toàn diện hiện đang giữ vị trí thị trường game online lớn nhất trong 3 quốc gia Đông Nam Á. Năm 2018, Việt Nam đã có được mức tăng trưởng khá cao lên tới 17%, đạt hơn 7,700 tỷ đồng so với 6,400 tỷ đồng của năm 2017.
Là một ngành nghề đầy triển vọng, Game Designer có lẽ sẽ còn trở nên “hot” hơn trong những năm tới đây. Dự kiến tiềm năng phát triển của thị trường game trong nước sẽ chỉ có dấu hiệu sôi động hơn chứ không hề hạ nhiệt, vậy nên nếu bạn có đam mê hoặc năng khiếu với ngành thiết kế game, đây là cơ hội không thể bỏ lỡ cho bạn!
Tại Việt Nam, ngành thiết kế game đang phát triển rất mạnh mẽ. Điều này khiến cho nhu cầu tuyển dụng nhân sự thiết kế đồ họa, phát triển game tăng lên rõ rệt, tạo nên "cơn khát" nhân lực trên thị trường lao động. Nếu đi theo ngành này, các bạn trẻ sẽ có rất nhiều cơ hội làm việc và thăng tiến với mức thu nhập hấp dẫn.
Bên cạnh đó, người làm trong ngành thiết kế game có thể lựa chọn phát triển sự nghiệp ở một số thị trường lớn như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Tuy nhiên, để có thể tìm kiếm công việc ở nước ngoài bạn cần có kỹ năng ngoại ngữ và am hiểu về thị trường game tại quốc gia đó.
Thu nhập ngành thiết kế game
Ngành thiết kế game có rất nhiều vị trí công việc khác nhau như thiết kế bản mẫu, thiết kế lập trình, thiết kế vận hành, thiết kế hệ thống..., với mức lương dao động từ 15 đến 35 triệu đồng/tháng và có thể cao hơn.
Bởi sự thiếu hụt nhân tài nên nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi những mức lương cao để tuyển dụng Game Designer. Cụ thể, theo thống kê từ SalaryExpert, trung bình mỗi giờ một nhà thiết kế game kiếm được 207 nghìn đồng.
Một fresher đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản như biết lên ý tưởng, thiết kế chi tiết kịch bản theo từng cấp level… có thể bắt đầu với mức lương khoảng 27 triệu đồng/tháng. Đối với Senior có thể khoảng 44 triệu đồng/tháng, với các cấp bậc quản lý sẽ còn cao hơn nữa.
Bên cạnh lương chính, bạn hoàn toàn có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách nhận thêm các dự án bên ngoài, bởi lẽ người làm nghề thiết kế game có thời gian khá linh động. Lưu ý là chỉ cần bạn hoàn thiện dự án đúng hạn và đảm bảo chất lượng công việc.
Ngoài ra, để có thể đảm nhận được công việc trong ngành thiết kế game với mức lương mong muốn, người làm trong ngành thiết kế game cần có những phẩm chất nhất định để trụ vững trong ngành này. Đừng lo lắng vì các phẩm chất sau hoàn toàn có thể được rèn luyện trong quá trình làm việc của bạn.
Người làm thiết kế game cần có những kỹ năng gì để đạt được thành công?
Người làm trong ngành thiết kế game cần sự sáng tạo
Đầu tiên, không thể thiếu trong bộ kỹ năng của một Game Designer, đó chính là sức sáng tạo. Bạn không thể thiết kế game một cách rập khuôn, nhàm chán bởi như vậy tựa game của bạn sẽ trở nên thiếu sức hút đối với người xem, vì vậy người làm trong ngành thiết kế game cần có khả năng nghĩ ra cốt truyện, thiết kế môi trường, và các yếu tố gameplay độc đáo.
Tuy nhiên, trước khi bước vào khâu sáng tạo, người làm trong ngành game cần phải có kiến thức sâu rộng về các loại trò chơi khác nhau, bao gồm cả video game, board game, và tabletop game. Họ cần phải hiểu cơ cấu, quy tắc, và cơ chế của trò chơi trước khi đưa thêm các bước sáng tạo vào đó.
Người làm trong ngành thiết kế game cần học được cách kết nối với người khác
Game designer thường phải làm việc với các nhà phát triển, nghệ sĩ, nhà thiết kế âm thanh, và các thành viên khác trong nhóm. Khả năng giao tiếp, lắng nghe và làm việc nhóm là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự hợp tác hiệu quả.
- Giao tiếp hiệu quả: Game designer cần phải có khả năng giao tiếp ý tưởng và ý kiến một cách rõ ràng và hiệu quả. Việc diễn giải ý tưởng và yêu cầu thiết kế trò chơi cho các thành viên khác trong nhóm là quan trọng để đảm bảo sự hiểu biết chung và thống nhất trong quá trình phát triển.
- Biết cách lắng nghe: Lắng nghe là một phần quan trọng của khả năng giao tiếp. Game designer cần phải lắng nghe ý kiến và phản hồi từ các thành viên khác trong nhóm, bao gồm các lập trình viên, nghệ sĩ, và nhà thiết kế âm thanh. Điều này giúp họ hiểu rõ các hạn chế và khả năng của dự án và tạo ra trò chơi tốt hơn.
- Khả năng đàm phán và thỏa thuận: Trong quá trình phát triển game, có thể có sự xung đột ý kiến hoặc cần phải đưa ra quyết định về thiết kế. Khả năng đàm phán và thỏa thuận là quan trọng để người làm trong ngành game giải quyết các xung đột này một cách xây dựng và đảm bảo sự hài lòng của tất cả các bên liên quan.
Muốn gia nhập ngành thiết kế game nên bắt đầu học từ đâu?
Những ngành học liên quan đến thiết kế game hiện nay
Ngành Thiết kế đồ họa
Để học Thiết kế Game bắt buộc bạn phải có nền tảng về thiết kế đồ họa. Các nhân vật, bối cảnh game, ban đầu cũng là những hình họa 2D, 3D. Vì thế, có thể nói thiết kế đồ họa có vai trò quan trọng tạo tiền đề cho quá trình học Thiết kế Game sau này.
Ngành Công nghệ đa phương tiện
Ngành này tập trung vào việc học cách sáng tạo và sản xuất nội dung đa phương tiện, bao gồm hình ảnh, âm thanh, video, và hoạt hình. Người học trong ngành này có thể học về việc tạo ra nội dung đa phương tiện cho trò chơi, bao gồm đồ họa, âm thanh, và video.
Ngành Khoa học máy tính
Khoa học máy tính là lĩnh vực chuyên sâu về lập trình và cơ sở dữ liệu, có vai trò quan trọng trong phát triển game. Người học trong ngành này có thể tập trung vào lập trình game, xây dựng game engine, và phát triển các công cụ dành cho game designers.
Ngành Kỹ thuật máy tính
Kỹ thuật máy tính tập trung vào việc thiết kế và phát triển phần cứng máy tính, cũng như mạng và hệ thống máy tính. Trong ngành này, người học có thể học về việc tối ưu hóa hiệu suất game và tương tác với phần cứng máy tính.
Ngành Kỹ thuật phần mềm
Ngành này tập trung vào việc phát triển phần mềm và ứng dụng. Người học trong ngành này có thể học về quy trình phát triển phần mềm, kiểm thử, và quản lý dự án - tất cả đều quan trọng trong phát triển game.
Ngành Nghệ thuật số
Nghệ thuật số liên quan đến việc sáng tạo nội dung đa phương tiện, bao gồm đồ họa, hoạt hình, âm thanh, và video. Người học trong ngành này có thể học về thiết kế đồ họa game, tạo ra hiệu ứng âm thanh, hoặc tạo nội dung hoạt hình cho trò chơi.
Tất cả các ngành này có sự liên quan đến ngành thiết kế game, bạn hãy lựa chọn một ngành phù hợp với sở thích và mục tiêu sự nghiệp của mình trong lĩnh vực thiết kế game hoặc phát triển game để thực hiện mục tiêu đường dài của mình.
“Tips nhỏ" cho newbies ngành thiết kế game: Đừng bỏ lỡ những khoá học miễn phí
Bên cạnh chuyên tâm học tập những chuyên ngành thiết game nói trên bạn cần phải tự học hỏi, mày mò hoặc đi làm để có thêm các kiến thức về thiết kế game. Bạn có thể học miễn phí thông qua kênh youtube của các Game Designer, đọc thêm sách về thiết kế, đăng ký các khóa học online và cuối cùng là đi thực tập.
Dưới đây là một số kênh youtube, sách và khóa học về ngành thiết kế game mà colorME tin chắc sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình theo đuổi nghề nghiệp này.
Kênh Youtube về Game Design
Michail Katkoff (deconstructoroffun.com)
Jesse Schell (The Art of Game Design: A Book of Lens)
Raph Koster (A Theory of Fun for Game Design)
Ernest Adams (Fundamentals of Game Design)
Sách thiết kế game
Cơ bản: The Art of Game Design, Fundamental of Game Design.
Nâng cao: Game Mechanic (Advanced Game Design), Challenges for Game Design.
Tổng hợp các nguyên lý trong thiết kế nói chung: The Gamer’s Brain, 100 Things Every Designer Needs to Know about People.
Khóa học online
Extra Credits
Game Design Highlights trên Youtube
GDC Vault
Các công ty nổi tiếng trong ngành thiết kế game hay tuyển dụng Intern
Thêm vào đó, bạn cần cố gắng thực hành càng sớm để học được những kinh nghiệm thực chiến nhé. Bạn có thể ứng tuyển làm Intern tại các công ty có tên tuổi trong ngành thiết kế game như để học hỏi một cách có hệ thống và bài bản nhất. Dưới đây là một số công ty game thường tuyển dụng thực tập sinh:
VNG (VNG Corporation):
VNG là một trong những công ty hàng đầu về giải trí và phát triển game tại Việt Nam. VNG gđã thành công trong việc phát triển nhiều trò chơi trực tuyến, ứng dụng di động và các dự án giải trí khác.
Các sản phẩm nổi tiếng của VNG bao gồm game Audition, Liên Quân Mobile, và nhiều ứng dụng di động khác.
VNG đã mở rộng hoạt động ra nhiều thị trường quốc tế và trở thành một trong những doanh nghiệp về công nghệ hàng đầu tại Đông Nam Á.
Amanotes:
Amanotes là một công ty chuyên về phát triển ứng dụng âm nhạc và game âm nhạc trên nền tảng di động.
Amanotes đã tạo ra nhiều trò chơi âm nhạc phổ biến như Magic Tiles 3 và Dancing Road.
Amanotes nổi tiếng với việc kết hợp âm nhạc và gameplay thú vị, thu hút một lượng lớn người chơi trên toàn thế giới.
Gear Inc:
Gear Inc là một công ty phát triển game đặt trụ sở tại Việt Nam. Công ty tập trung vào phát triển game di động và game trực tuyến.
Công ty đã tham gia vào nhiều dự án phát triển game nổi tiếng và thành công, bao gồm game di động đầu tiên và tạo nên cơn sốt ở thời điểm đó là Flappy Bird, sau đó là Swing Copters.
Gear Inc tiếp tục phát triển nhiều trò chơi mới và hợp tác cùng đối tác quốc tế.
Gameloft:
Gameloft đã phát triển nhiều trò chơi nổi tiếng bao gồm Asphalt, Modern Combat và nhiều tựa game hấp dẫn khác.
Công ty có trụ sở khắp nơi trên khắp thế giới đồng thời các sản phẩm đều tạo ra sức ảnh hưởng rất lớn trong ngành thiết kế game.
Tổng kết
Thông qua bài viết trên, colorME đã giúp bạn tổng hợp được những điều cần thiết và hữu ích nhất về ngành thiết kế game, bao gồm thực trạng phát triển ngành thiết kế game, các tips dành cho newbies trong ngành cũng như các kỹ năng cần thiết của một Game Designer thực thụ.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết và hữu ích, để bạn có những góc nhìn đi từ tổng quan đến chi tiết về ngành thiết kế game. Nếu như bạn mong muốn đi đường dài với nghề Game Designer, bạn có thể tham khảo khoá học Graphic Design - Thiết kế chuyên sâu tại colorME hoặc khoá học Graphic Multimedia Programme - Khoá học thiết kế toàn diện để có những kiến thức nền tảng vững chắc bạn nhé!