Học edit video có “dễ xin việc” như lời đồn? Khám phá thu nhập "khủng" của ngành nghề tiềm năng này!
Cùng với sự phát triển của công nghệ là sự vận hành không ngừng của các ngành nghề lao động, có không ít nghề mới được ra đời và trở thành xu hướng việc làm của một cộng đồng người lao động, nhưng cũng có không ít những ngành nghề bị bão hòa hoặc thay thế bởi robot, dẫn đến việc hàng trăm ngàn sinh viên ra trường thất nghiệp, làm trái ngành. “Edit video có phải là một trong số đó? Học edit video “có dễ xin việc” như lời đồn?” Hãy cùng colorME tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết phương pháp học edit video để dễ xin việc và kiếm thu nhập khủng trong thế giới số hiện nay bạn nhé!
- Kỹ thuật chụp ảnh Bokeh (Phần 1): Hướng dẫn chụp hiệu ứng mờ ảo cực dễ dàng
- Kỹ thuật chụp ảnh Bokeh (Phần 2): 6 Tips chụp hiệu ứng xoá phông cực ảo diệu
- Chụp Film cho người mới bắt đầu, nên hay không?
- A b c d trong thiết kế
- Luminance là gì? Cách kiểm soát luminance trong nhiếp ảnh
- Tạo hiệu ứng ảnh màu vintage trong Photoshop
Học edit video phải bắt đầu từ việc hiểu các định nghĩa!
Theo định nghĩa cũ, editor (hay còn được hiểu là biên tập viên) là một trong những ngành kiếm “thu nhập khủng” nhờ quá trình đầu tư chất xám vào con chữ. Họ sẽ là người trực tiếp sản xuất, biên soạn các nội dung văn bản, bản thảo để đưa lên các bản tin, sản phẩm xuất bản. Họ thường là nhân viên của các tờ báo, tạp chí, nhà xuất bản, hãng truyền thông hoặc công ty sản xuất nội dung số.
Editor (theo định nghĩa cũ) thường là nhân viên của các tờ báo, tạp chí, nhà xuất bản, hãng truyền thông hoặc công ty sản xuất nội dung số
Trải qua quá trình phát triển của ngành truyền thông - kỹ thuật số, thuật ngữ editor dần được rẽ sang nhiều hướng khác nhau, trong đó có Content editor ( Biên tập viên nội dung) và Video editor (Biên tập viên video). Nếu như Content editor là những người chịu trách nhiệm chỉnh sửa phần nội dung của sản phẩm thì Video editor là những nhân viên sẽ chỉnh sửa các yếu tố đa phương tiện như video, film,...
Nhờ nhu cầu xem các sản phẩm nghe - nhìn của khán giả ngày một tăng, video editor trở thành định hướng nghề nghiệp mới vô cùng tiềm năng
Với tư cách là một video editor, bạn sẽ chịu trách nhiệm chỉnh sửa và cắt ghép các tư liệu của video. Những tư liệu này có thể là cảnh quay, lời thoại, hiệu ứng âm thanh, đồ họa,… Tùy vào yêu cầu của đối tác, khách hàng mà video editor sẽ bổ sung các tính năng khác đa dạng hơn cho video thêm cuốn hút.
Ngành Video Editor trong xã hội ngày nay
Không chỉ trong lĩnh vực phim ảnh, các video editor có thể làm việc ở đa dạng dự án như quảng cáo, video đào tạo của công ty, video âm nhạc, chương trình truyền hình và nội dung truyền thông xã hội.
Học edit video mang đến những cơ hội nghề nghiệp nào?
Video editor là một ngành tương đối tiềm năng khi cơ hội việc làm rất nhiều và tỉ lệ cạnh tranh vẫn chưa ở mức quá gay gắt. Cụ thể, trong thời đại bùng nổ của các kênh Tiktok, Douyin, Facebook Reels, Youtube Short,... thì gần như bất cứ ngành nghề nào hiện nay cũng phải gắn liền với những sản phẩm nghe nhìn để hút khán giả.
Học edit video mang đến những cơ hội nghề nghiệp nào?
Đó là lý do học edit video từ sớm sẽ mang đến lợi thế lớn giúp bạn có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Dưới góc nhìn của colorME, những công việc mà người học edit video có thể sẽ phải thực hiện trong một dự án truyền thông hình ảnh gồm:
Người xây dựng kế hoạch và lên ý tưởng cho video
Trong quá trình sản xuất ra một video, khâu lên ý tưởng chính là nền tảng quan trọng nhất để tạo dựng tiền đề cho sản phẩm. Người video editor sẽ tham gia vào quá trình lên idea và vận dụng triệt để sự sáng tạo của mình để triển khai ý tưởng đó.
Học edit vdieo để trở thành người xây dựng kế hoạch và lên ý tưởng cho video
Để xây dựng kế hoạch và lên ý tưởng cho một video, người video editor cần trau dồi sự sáng tạo và nắm bắt xu hướng của tệp người xem mà họ muốn nhắm đến. Để làm được điều đó, đòi hỏi chính những người video editor cũng cần có kiến thức về tâm lý để có thể tạo ra những video phù hợp với sở thích và nhu cầu của người xem.
Bạn có thể sử dụng các kỹ thuật quay phim, dựng phim, hoặc hiệu ứng đặc biệt để tạo ra những video độc đáo
Trên thực tế, ngay cả khi ý tưởng không mới, người học edit video vẫn có thể tạo ra sự độc đáo bằng cách thay đổi góc nhìn của khán giả. Ví dụ, bạn có thể sử dụng các kỹ thuật quay phim, dựng phim, hoặc hiệu ứng đặc biệt để tạo ra những video độc đáo và hấp dẫn hơn.
Người định hướng nội dung và hình ảnh trong video
Video editor là người chịu trách nhiệm chỉnh sửa và biên tập video, giúp video trở nên hoàn chỉnh và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, vai trò của video editor không chỉ đơn thuần là chỉnh sửa video theo ý tưởng của đạo diễn hay khách hàng mà chính họ còn là người định hướng nội dung và hình ảnh của một video. Họ là người quyết định cách thức thể hiện thông điệp của video, cách thức thu hút sự chú ý của từ đó đưa những thông điệp mà video muốn truyền tải chạm tới trái tim người xem. Nói một cách mỹ miều, người học edit video là người nắm giữ chìa khóa thành công của một dự án truyền thông nghe nhìn.
Học edit video để trở thành người định hướng nội dung và hình ảnh trong video
Do nắm vai trò tối quan trọng đó, một người học edit video cần phải hiểu rõ thông điệp mà sản phẩm của mình muốn truyền tải, đối tượng mục tiêu của video, và giọng điệu của video. Họ cần sử dụng các kỹ năng biên tập để sắp xếp và kết nối các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh, và hiệu ứng một cách hợp lý, nhằm truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và hiệu quả.
Nhà biên tập, chỉnh sửa nội dung video
Đúng như tên gọi, chỉnh sửa video có lẽ là công việc quan trọng nhất của một người học edit video. Bởi khi là người am hiểu về video, họ sẽ có cái nhìn rõ nhất về điểm nhấn, hiệu ứng, chuyển cảnh, âm thanh, và đồ họa cần thiết để tạo nên một video hấp dẫn và thu hút người xem.
Thêm hiệu ứng vào video
Tất cả mọi công đoạn đều được Video Editor thực hiện một cách chỉn chu nhất. Quá trình chỉnh sửa video là một quá trình phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng từ người biên tập. Quá trình này thường bao gồm các bước sau:
Chọn lọc và sắp xếp footage: Footage là những đoạn phim, hình ảnh, âm thanh, và hiệu ứng được quay hoặc thu thập trong quá trình sản xuất video. Sau khi có ý tưởng và kịch bản, video editor sẽ bắt đầu chọn lọc và sắp xếp những footage mình có để tìm ra những đoạn ưng ý nhất để kết nối thành một câu chuyện hoàn chỉnh
Chỉnh sửa footage: Video editor sẽ sử dụng các kỹ năng chỉnh sửa để cắt bỏ những đoạn thừa, thêm hiệu ứng, và chỉnh sửa âm thanh để tạo ra một video
Thêm nhạc nền và hiệu ứng âm thanh: Âm nhạc và hiệu ứng âm thanh là những yếu tố quan trọng giúp tạo nên sự hấp dẫn và thu hút cho video. Bởi vậy, bạn sẽ cần phải thêm nhạc nền và hiệu ứng âm thanh phù hợp để hỗ trợ nội dung và truyền tải thông điệp của video
Xuất file: Sau khi hoàn thành các bước chỉnh sửa, người video editor sẽ xuất file video ra định dạng phù hợp để phát hành
Có thể nói, biên tập và chỉnh sửa video là quá trình đòi hỏi sự sáng tạo, kỹ năng kỹ thuật, và khả năng nắm bắt tâm lý người xem của editor. Bởi vậy, nếu bạn muốn bắt đầu ngành video editor một cách chỉn chu thì hãy tham khảo ngay khóa học Premiere Pro và After Effects của colorME để có cho mình lộ trình học edit video đúng đắn nhất!
Học edit video kiếm thu nhập “khủng”?
Người ta vẫn thường đùa với nhau rằng: "Lương của editor hái ra tiền" hay "Làm editor nhanh giàu lắm". Tuy nhiên, thực tế mức lương của video editor có thực sự cao như vậy hay không?
Người học edit video có dễ kiếm thu nhập "khủng" ?
Không có câu trả lời nào là hoàn toàn chính xác cho câu hỏi trên. Sau khi hoàn thành khóa học edit video, tùy vào từng chất lượng của sản phẩm mà bạn sẽ nhận được mức lương xứng đáng với năng lực và công sức của mình. Nếu sản phẩm chất lượng, đúng với yêu cầu của phía client thì người học edit video hoàn toàn có thể kiếm về một thu nhập cực “khủng” và ngược lại.
Mức lương của video editor thường dao động tùy theo chất lượng đầu ra của sản phẩm
Ví dụ, ở vị trí entry-level, mức lương của video editor thường dao động từ 5-7 triệu đồng/tháng. Với mức lương này, video editor mới vào nghề có thể trang trải được chi phí sinh hoạt và tích lũy kinh nghiệm. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề, bắt đầu từ vị trí này là hoàn toàn nên để bạn có thêm cơ hội rèn luyện kỹ năng để từ đó tiến bộ hơn.
Đối với những video editor đã có kinh nghiệm từ 1-3 năm thì mức lương có thể tăng lên từ 7-15 triệu đồng/tháng. Ở giai đoạn này, video editor đã có thể đảm nhận những dự án phức tạp hơn và thậm chí có thể tự tin nhận các công việc freelance nếu bản thân quản lý thời gian tốt.
Cuối cùng, đối với những video editor chuyên nghiệp đã có kinh nghiệm làm nghề trên 3 năm, mức lương có thể lên tới 25-30 triệu đồng/tháng hoặc hơn. Để có được mức lương này, bạn đã phải là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình và có thể đảm nhận những dự án lớn.
Người học edit video có dễ kiếm thu nhập "khủng" ?
Trên thực tế, đây chỉ là mức lương trung bình đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam. Nếu như bạn đủ khả năng để làm cho việc cho các tập đoàn đa quốc gia Unilever, Shopee,... thì mức lương sẽ còn đáng mơ ước hơn thế rất nhiều!
Nói tóm lại, cũng giống như những ngành nghề khác, lương của video editor có thể cao hoặc thấp tùy vào nhiều yếu tố khác nhau như vị trí làm việc, công ty, và lĩnh vực sản xuất video,... Dẫu vậy, với sự phát triển của xã hội và xu hướng xem video ngày càng tăng của người dùng, sự tăng lên trong mức lương của những người học edit video cũng có thể dễ dàng nhận thấy.
Kỹ năng cần có sau khi học edit video
Sử dụng thành thạo các phần mềm chỉnh sửa, biên tập video
Có thể nói, sử dụng thành thạo các công cụ biên tập video chính là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với những ai học edit video. Sự thành thạo ấy được đong đếm bằng thời gian bạn xử lý một tác vụ chỉnh sửa trên các phần mềm biên tập.
Nguyên nhân là bởi công việc editor có thể yêu cầu nhiều thao tác chuyên môn phức tạp, nếu bạn không nắm vững lý thuyết cũng như thành thạo công cụ thì rất có thể sẽ dẫn đến nhiều sai sót và hệ lụy lâu dài về sau. Một sản phẩm video sơ sài hoàn toàn có thể phá hủy cả một dự án tâm huyết.
Ngoài ra, khi thành thạo công cụ, chính bạn cũng sẽ tiết kiệm được thời gian làm việc và tăng được hiệu suất làm việc của mình.
Cần sử dụng thành thạo các phần mềm edit video
Có sự nhạy bén, cảm nhận tinh tế với hình ảnh, âm thanh và màu sắc
Điều gì làm nên sự khác biệt giữa một đoạn video thô và một sản phẩm nghe nhìn hoàn chỉnh? Chắc chắn mấu chốt nằm ở sự kết hợp giữa “bộ tứ” - hình ảnh, màu sắc, âm thanh và hiệu ứng. Để có thể sử dụng linh hoạt các thành phần này, người học edit video cần phải có trong mình tư duy sắp xếp phân cảnh, âm thanh cũng như có sự nhạy bén khi cảm thụ các yếu tố.
Có sự nhạy bén, cảm nhận tinh tế với hình ảnh, âm thanh và màu sắc
Đó là lý do vì sao bạn nên thoát khỏi những giới hạn cố định trước đây và thử vận dụng hết “nội công” sáng tạo của mình để làm mới mọi thứ. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn trong bước này, bạn hoàn toàn có thể tham khảo thêm các cách chỉnh sửa video tại bài blog chuyên sâu khác về chỉnh sửa video tại đây.
Tư duy sáng tạo, nắm bắt các xu hướng nội dung video
Một video hay chưa chắc đã trở thành một sản phẩm hiệu quả nếu như thông điệp của nó không chạm được tới người xem. Đó là lý do vì sao một người học edit video không chỉ phải làm tốt nhiệm vụ biên tập của mình mà còn cần liên tục cập nhật các xu hướng mới của xã hội. Chỉ khi đặt mình vào vai trò của người xem và đánh giá sản phẩm, bạn mới thấu hiểu được tâm lý của khách hàng để từ đó biến video trở nên hợp thời và tiếp cận được tới nhiều người hơn.
Người học edit video cần một tư duy sáng tạo, nắm bắt các xu hướng nội dung video
Ví dụ, video cho đối tượng là trẻ em thì cần sự vui vẻ, dễ thương; video quảng cáo cần bắt mắt, thu hút ngay những giây đầu tiên; video dành cho doanh nghiệp cần màu sắc trang trọng,...
Cẩn trọng, tỉ mỉ trong công việc
Video editor là người chịu trách nhiệm chỉnh sửa và biên tập video, giúp video trở nên hoàn chỉnh và hấp dẫn hơn. Để có thể làm được điều này, video editor cần có tính tỉ mỉ, cẩn thận trong từng thao tác. Ngoài ra, chú ý đến các chi tiết thừa trong video cũng cực kỳ quan trọng. Vì đôi khi những thứ rất nhỏ lại có thể ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ chất lượng video.
Người học edit video cẩn trọng, tỉ mỉ trong công việc
Với tất cả lý do đó mà Video Editor cần rèn luyện cho mình tính chăm chút, cẩn thận để có thể tạo nên 1 video hoàn hảo.
Lời kết
Nhìn chung, khi xu hướng tiếp cận thông tin dưới dạng video của khán giả đang ngày một gia tăng, người học edit video chắc chắn sẽ có lợi thế trong việc bắt kịp thời đại và có một bước đệm để phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Bởi vậy, nếu bạn đang băn khoăn về việc học edit video có “dễ xin việc” không thì câu trả lời là có! Tuy nhiên, để làm được điều đó, bạn phần nắm thật chắc những kỹ năng của một video editor chuyên nghiệp cũng như chuẩn bị được một kho sản phẩm đủ chất lượng để làm dày portfolio của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi giúp bạn học edit video hiệu quả hơn thì đừng quên tham khảo khóa Premiere và After Effects của colorME tại đây nhé! Một lộ trình bài bản cùng những bài tập mang tính thực tế cao chắc chắn sẽ giúp bạn “level up” khả năng chỉnh sửa video của mình đấy!