TOP 5 cách sắp xếp bố cục trong video editor nhất định phải biết!

Linh Chi · 2024-10-17 18:44:59 · 935 lượt xem
image - TOP 5 cách sắp xếp bố cục trong video editor nhất định phải biết!

Bạn có biết rằng, bố cục trong dàn cảnh chính là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để làm nên một video hấp dẫn và “clean” nhất. Hôm nay hãy cùng colorME tìm hiểu về bố cục dàn cảnh trong video và TOP 5 cách sắp xếp bố cục trong video trong 1 bộ phim mà editor nào cũng nên biết để cải thiện kỹ năng quay dựng của mình nhé!

Cách sắp xếp bố cục trong video là gì?


Bố cục khung hình là nghệ thuật sắp đặt các yếu tố hình ảnh như nhân vật, vật thể, không gian, ánh sáng, màu sắc một cách hài hòa và cân đối bên trong khung hình. Đây là quá trình sáng tạo, đòi hỏi người quay phim phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định về bố cục để tạo nên những thước phim ấn tượng. Mỗi khung hình được xây dựng như một bức tranh tĩnh, nhưng lại góp phần kể một câu chuyện động, truyền tải thông điệp và cảm xúc đến người xem.

Vì sao cần quan tâm đến cách sắp xếp bố cục trong video?

Bạn có từng thắc mắc vì sao các bộ phim đạt giải Oscar thường rất đầu tư về các góc máy, cảnh quay? Lý do là bởi trong điện ảnh, những góc máy và bố cục cảnh quay không chỉ đơn thuần là hình ảnh đẹp mắt, chúng còn là một ngôn ngữ đặc biệt có khả năng truyền tải những cảm xúc sâu sắc và những ý nghĩa phức tạp mà lời thoại không thể diễn tả hết. 

Qua cách bố trí khung hình, lựa chọn góc máy, các nhà làm phim có thể xây dựng những không gian sống động, những dòng thời gian đa chiều, đưa người xem vào một thế giới hoàn toàn khác. Mặt khác, những cảnh quay đẹp mắt, sáng tạo không chỉ thu hút thị giác mà còn kích thích trí tò mò, khơi gợi sự suy ngẫm của người xem.

Bởi vậy, nếu bạn đam mê với ngành quay dựng video, bạn chắc chắn nên trang bị cho mình tư duy sắp xếp bố cục dàn cảnh trong các tác phẩm của mình. Từ việc sắp xếp bố cục trong video hợp lý, bạn có thể khéo léo lồng ghép các thông điệp, dụng ý nghệ thuật riêng của bạn, hoặc ít nhất giúp bộ phim của bạn tránh khỏi những sự hiểu lầm từ phía khán giả xem.

>> Tham khảo về khóa học Sáng tạo Video cùng CapCut để nắm chắc tư duy phân tích bố cục trong điện ảnh TẠI ĐÂY

TOP 5 cách sắp xếp bố cục trong video editor phải biết

Cách sắp xếp bố cục trong video #01: Bố cục ⅓

Bố cục 1/3 là quy tắc cơ bản và phổ biến được nhiều người sử dụng khi chụp ảnh. Để có thể có được bức ảnh theo đúng quy tắc này bạn hãy tưởng tượng hình ảnh bạn định chụp được chia thành 9 phần bằng nhau bởi hai đường dọc và hai đường ngang. Sau đó, bạn ngắm sao cho cảnh dọc theo các đường này hoặc tại điểm mà hai đường giao nhau, như vậy là bạn đã có bức ảnh hoàn hảo theo quy tắc 1/3. Quy tắc này làm nổi bật và cân bằng đối tượng trong không gian và thời gian.

Quy tắc 1/3 thường được sử dụng nhiều trong việc sắp xếp bố cục trong các bộ phim điện ảnh

Quy tắc 1/3 thường được sử dụng nhiều trong việc sắp xếp bố cục trong các bộ phim điện ảnh

Quy tắc 1/3  là cách sắp xếp bố cục trong video khá phổ biến và được nhiều nhà làm phim ưa thích sử dụng trong tác phẩm của mình. Bố cục này sẽ chia cả khung cảnh thành 9 phần bằng nhau bởi 2 đường lưới dọc và ngang. Các yếu tố chính theo đó sẽ nằm ở các nút giao giữa các đường lưới, từ đó tạo sự trực quan và sinh động, tránh cảm giác nhàm chán.

Dưới đây là một số khung hình trong các bộ phim điện ảnh nổi tiếng có sử dụng bố cục ⅓ 

Một phân cảnh trích trong bộ phim Harry Potter Một phân cảnh trích trong bộ phim "Harry Potter và lưỡi hái tử thần" sử dụng bố cục 1/3

Một phân cảnh trích trong bộ phim "Harry Potter và lưỡi hái tử thần" sử dụng bố cục 1/3

Một phân cảnh trích trong bộ phim "Gambit Hậu" cũng sử dụng bố cục 1/3

Cảnh tượng kinh điển trong bộ phim "Joker" gây bão cũng sử dụng bố cục 1/3

Cảnh tượng kinh điển trong bộ phim "Joker" gây bão cũng sử dụng bố cục 1/3

>> Tham khảo về khóa học Sáng tạo Video cùng CapCut để nắm chắc tư duy phân tích bố cục trong điện ảnh TẠI ĐÂY

Cách sắp xếp bố cục trong video #02: Bố cục cân bằng

Gần giống với quy tắc 1/3, quy tắc cân bằng mang đến sự hài hòa, cân đối cho bức ảnh. Nếu như quy tắc 1/3 đặt đối tượng chính ở 1/3 khung hình, điều này có thể để lại khoảng trống cho bức ảnh thì quy tắc cân bằng sẽ cân đối lại bức ảnh bằng cách đưa một đối tượng khác có tầm quan trọng thấp hơn để lấp đầy không gian.

Bố cục cân bằng trong điện ảnh

Bố cục cân bằng trong điện ảnh

Mặc dù bố cục cân bằng mang đến sự hài hòa và ổn định cho bức ảnh. Ttuy nhiên,sự cân đối hoàn hảo có thể vô tình khiến khung hình trong video của bạn thiếu đi sự tự nhiên và bất ngờ, từ đó gây ra cảm giác cứng nhắc, nhàm chán. Chính vì vậy, nhiều nhà làm phim thường kết hợp 2 cách sắp xếp bố cục trong video là cân bằng và bất đối xứng để vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa tạo ra sự hứng thú cho người xem.

Bố cục cân bằng trong điện ảnh

Bố cục cân bằng trong điện ảnh

>> Tham khảo về khóa học Sáng tạo Video cùng CapCut để nắm chắc tư duy phân tích bố cục trong điện ảnh TẠI ĐÂY

Cách sắp xếp bố cục trong video #03: Bố cục điểm tụ

Một cách sắp xếp bố cục trong video cũng khá phổ biến khác chính là bố cục 1 điểm tụ hay còn gọi là bố cục đường dẫn. Khi sử dụng loại bố cục này, chủ thể của khung ảnh sẽ đứng chính giữa khung hình, nơi mà các đường chéo hội tụ. Sự vật trong khung hình cũng sẽ có xu hướng càng ngày càng nhỏ dần khi nằm càng xa điểm nhìn và thu về hướng một điểm tụ nằm trên đường chân trời. 

Bố cục điểm tụ thường được sử dụng trong các cảnh phim kinh dị, chẳng hạn như trong phim "The Shining"

Bố cục điểm tụ thường được sử dụng trong các cảnh phim kinh dị, chẳng hạn như trong phim "The Shining"

Cách sắp xếp bố cục trong video này không chỉ được dùng nhiều trong điện ảnh mà còn trong hội họa để giúp người xem tập trung được vào chủ thể chính, qua đó tạo cho người xem một sự tập trung nhất định vào vật thể nằm ở trung tâm.

Bố cục hội tụ cũng được sử dụng nhiều để tạo những khoảng lặng cho người xem

Bố cục hội tụ cũng được sử dụng nhiều để tạo những khoảng lặng cho người xem

Nếu bạn đang sản xuất một video nội tâm hoặc thuộc thể loại kinh dị, việc áp dụng cách sắp xếp bố cục trong video này chắc chắn sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc thu hút người xem, tạo khoảng lặng để chiêm nghiệm hoặc tạo ra những cú Jump Scare “bất thình lình”.

Một ví dụ khác về bố cục đối xứng trong điện ảnh

Một ví dụ khác về bố cục đối xứng trong điện ảnh

>> Tham khảo về khóa học Sáng tạo Video cùng CapCut để nắm chắc tư duy phân tích bố cục trong điện ảnh TẠI ĐÂY

Cách sắp xếp bố cục trong video #04: Bố cục đối xứng

Bố cục đối xứng là một công cụ tạo hình mạnh mẽ trong điện ảnh, giúp các nhà làm phim truyền tải ý nghĩa và tạo nên những khung hình ấn tượng. Trong kiểu bố cục này, chủ thể chính sẽ được đặt ở đường trung trực của khung hình, không gian còn lại được chia làm hai phần đối xứng với nhau. 

Bố cục đối xứng là một trong những cách sắp xếp bố cục trong video tương đối phổ biến

Bố cục đối xứng là một trong những cách sắp xếp bố cục trong video tương đối phổ biến

Cách sắp xếp bố cục trong video theo dạng đối xứng không chỉ giúp chủ thể nhân vật nổi bật ở vị trí trung tâm mà còn tạo nên một cảm giác cân bằng, hài hòa và ổn định cho toàn bộ khung hình. Sự đối xứng mang đến một trật tự thị giác nhất định, giúp người xem dễ dàng tập trung vào thông điệp mà nhà làm phim muốn truyền tải.

Những cảnh phim sử dụng bố cục đối xứng trong video

Cũng giống như bố cục điểm tụ, bố cục đối xứng thường được sử dụng trong các cảnh phim mang tính nghi lễ, trang trọng hoặc khi muốn nhấn mạnh sự cân bằng, ổn định. Tuy nhiên, nó cũng có thể được ứng dụng trong các thể loại phim khác như kinh dị, hài hước để tạo ra những hiệu ứng bất ngờ và thú vị. Điều quan trọng là bạn phải biết cách cân nhắc và sắp xếp bố cục trong video phù hợp với từng cảnh quay cụ thể.

>> Tham khảo về khóa học Sáng tạo Video cùng CapCut để nắm chắc tư duy phân tích bố cục trong điện ảnh TẠI ĐÂY

Cách sắp xếp bố cục trong video #05: Bố cục tam giác

Bố cục tam giác được xem là một trong cách sắp xếp bố cục trong video ấn tượng và hiệu quả nhất trong nghệ thuật điện ảnh. Hình tam giác, với cấu trúc vững chắc và tính cân bằng độc đáo, tạo ra một điểm tựa thị giác mạnh mẽ. Mỗi cạnh của hình tam giác đóng vai trò như một đường dẫn, thu hút ánh nhìn của người xem về phía đỉnh hoặc các góc của hình. Điều này giúp nhà làm phim tập trung sự chú ý của khán giả vào đối tượng chính, tạo nên những điểm nhấn ấn tượng. 

>> Tham khảo về khóa học Sáng tạo Video cùng CapCut để nắm chắc tư duy phân tích bố cục trong điện ảnh TẠI ĐÂY

Ví dụ về bố cục tam giác trong điện ảnh

Ví dụ về bố cục tam giác trong điện ảnh #01

Tuy nhiên, để bố cục tam giác phát huy tối đa hiệu quả, chúng ta cần lưu ý đến sự cân bằng giữa các yếu tố trong hình. Việc sắp xếp các đối tượng một cách hợp lý, tạo ra những mối liên hệ chặt chẽ giữa các cạnh của tam giác sẽ giúp tăng cường tính thẩm mỹ và sức hút của khung hình. 

Ví dụ về bố cục tam giác trong điện ảnh #02

Bên cạnh đó, việc sử dụng các đường nét, màu sắc và ánh sáng để nhấn mạnh hình tam giác cũng là một cách hiệu quả để tạo ra những hiệu ứng thị giác độc đáo. Tuy nhiên, cần tránh việc lạm dụng bố cục tam giác, vì nó có thể khiến hình ảnh trở nên quá cứng nhắc và thiếu tự nhiên. Việc kết hợp linh hoạt bố cục tam giác với các cách sắp xếp bố cục trong video khác sẽ giúp tạo ra những thước phim đa dạng và hấp dẫn hơn.

>> Tham khảo về khóa học Sáng tạo Video cùng CapCut để nắm chắc tư duy phân tích bố cục trong điện ảnh TẠI ĐÂY

Lời kết

Hy vọng bài viết về “TOP 5 cách sắp xếp bố cục trong video” đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc xây dựng tư duy bố cục hình ảnh trong dựng phim điện ảnh. Ngoài ra, nếu bạn thực sự đang tìm kiếm những khóa học dạy về tư duy phân cấp bố cục trong điện ảnh để sản xuất ra những thước phim chuyên nghiệp, hãy tham khảo ngay khóa “Sáng tạo Video cùng CapCut của colorME!! Không chỉ là một khóa học về công cụ, khóa Sáng tạo Video cùng CapCut cũng sẽ giúp bạn xây dựng những tư duy lên ý tưởng, cách sắp xếp bố cục, căn góc máy cùng nhiều phương pháp quay chụp hấp dẫn!! Bạn có thể tìm thấy sự khởi đầu về hành trình học thiết kế của mình hoặc phát triển chuyên sâu về thiết kế cùng colorME tại ĐÂY


Linh Chi · 2024-10-17 18:44:59 · 935 lượt xem
Đánh giá bài viết

Inspiration of the day

Designers are meant to be loved, not to be understood.
Margaret Oscar, designer
Từ khóa nổi bật
Khoá học Photoshop Hà Nội