Hiểu về Gamification trong thiết kế UX. Tầm quan trọng của Gamification trong nâng cấp định vị thương hiệu
"Gamification là gì?" "Tổng quan những kiến thức bạn cần nắm về Gamification dành cho người mới" hay "Những ứng dụng của Gamification trong cuộc sống được áp dụng như thế nào?" Hôm nay hãy cùng colorME tìm lời giải về Gamification cũng như cách mà Gamification được áp dụng trong thiết kế các sản phẩm bạn nhé!
I. Hiểu về Gamification trong thiết kế UX
1. Khái niệm về Gamification trong thiết kế UX
Gamification trong thiết kế UX là một phương pháp thiết kế UX được tạo ra với mục đích nâng cao trải nghiệm người dùng, đơn giản hơn là thu hút tương tác thông qua việc áp dụng các yếu tố giải trí. Điều này đã được chứng minh về độ hiệu quả thông qua những dữ liệu và nghiên cứu thực tế.
2. Lợi ích khi sử dụng Gamification trong thiết kế UX
Theo thống kê, toàn bộ dân số trên thế giới sẽ dành ra khoảng 3 tỷ giờ mỗi tuần để chơi game. Vậy nên sẽ thật lãng phí nếu không tận dụng insight này để đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Cụ thể hơn, việc thêm các yếu tố trò chơi sẽ giúp ứng dụng/sản phẩm của bạn trông hấp dẫn hơn và đem đến rất nhiều lợi ích về mặt thiết kế UX (trải nghiệm người dùng):
Lợi ích khi sử dụng Gamification trong thiết kế UX #01: Tạo ra giao diện gần gũi, thân thiện, kích thích người dùng thực hiện chuyển đổi một cách “tự nguyện” (lượt react, comment, share/mời bạn bè).
Lợi ích khi sử dụng Gamification trong thiết kế UX #02: Giúp thiết kế UX product trở nên sống động, thú vị hơn, từ đó giúp user tiếp cận thông tin dễ dàng và tăng tương tác.
Lợi ích khi sử dụng Gamification trong thiết kế UX #03: Thiết kế ấn tượng, thu hút, từ đó giúp giữ chân người dùng lâu hơn và nâng cao doanh số. Theo HBR, một chiến dịch gamification tốt có thể tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng lên 5% và tăng lợi nhuận từ 25% lên 95%.
Với những ưu điểm nổi trội kể trên, không ngạc nhiên khi Gamification hay “game hóa” đang ngày càng phổ biến trong thiết kế UX
II. Các yếu tố giúp cải thiện Gamification trong thiết kế UX
Yếu tố giúp cải thiện Gamification trong thiết kế UX #01: Tính ràng buộc (Constraints)
Tính ràng buộc có thể được triển khai bằng cách áp dụng thời gian hoặc số lượng cố định cho các hoạt động gamification. Chẳng hạn, đặt giới hạn thời gian cho việc hoàn thành nhiệm vụ hoặc sử dụng hạn chế về số lần tham gia mỗi ngày.
Việc giới hạn thời gian hoàn thành một số tác vụ nhất định sẽ tăng thêm tính hấp dẫn, căng thẳng và khơi dậy cảm giác “sợ bỏ lỡ” (FOMO – Fear of missing out) của người dùng. Bằng cách này, người chơi sẽ có động lực để gắn bó với game và gia tăng hiệu suất ứng dụng/website nhiều hơn.
Yếu tố giúp cải thiện Gamification trong thiết kế UX #02: Huy hiệu (badges) & stickers
Huy hiệu và stickers thường được sử dụng để thưởng cho người dùng khi họ đạt được một mức độ hoặc hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể. Trao huy hiệu và sticker sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ thúc đẩy user sử dụng ứng dụng nhiều hơn. Có thể coi huy hiệu chính là chứng nhận cho sự nỗ lực của người dùng.
Tuy nhiên, bạn hãy chú ý về thiết kế và hiệu ứng của huy hiệu cũng như sticker sao cho độc đáo để tạo nên sự hứng thú cho người dùng, đồng thời các thử thách game cũng cần được tăng tiến mức độ khó để thu hút khách hàng.
Yếu tố giúp cải thiện Gamification trong thiết kế UX #03: Thanh tiến độ (Progress bars)
Thanh tiến độ là một yếu tố gamification UX design được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Việc sử dụng Progress bars sẽ giúp user theo dõi được tiến trình của họ theo thời gian thực và biết rõ cần nỗ lực bao lâu nữa để hoàn thành mục tiêu.
Bạn hãy sử dụng thanh tiến độ để hiển thị tiến trình hoàn thành của người dùng, đồng thời kết hợp với phản hồi tích cực khi đạt được mốc quan trọng để kích thích họ tiếp tục tham gia trò chơi.
Yếu tố giúp cải thiện Gamification trong thiết kế UX #04: Bảng xếp hạng (Leaderboards)
Bảng xếp hạng là một cách tuyệt vời để kích thích tính cạnh tranh và tạo sự tham gia. Bạn hãy cung cấp những ưu đãi và đặc quyền cho những người dùng đứng đầu bảng để thúc đẩy sự cạnh tranh, ví dụ như voucher mua hàng, tiền mặt, sản phẩm miễn phí… cho người thuộc top 3, top 5 hoặc top 10. Bên cạnh đó, khi người chơi tham gia cùng với bạn bè sẽ giúp thúc đẩy người dùng tương tác với ứng dụng/trang web nhiều hơn.
Yếu tố giúp cải thiện Gamification trong thiết kế UX #05: Điểm (Points)
Tặng điểm, tiền thưởng vào tài khoản ảo hoặc ví điện tử là một trong những yếu tố gamification UX design đơn giản nhất mà thương hiệu có thể sử dụng để thu hút người dùng.
Đối với bất kỳ hành động nào của user, bạn đều có thể tặng thưởng một số điểm tương ứng (ví dụ như tặng điểm mỗi ngày khi người dùng đăng nhập, điểm danh).
Yếu tố giúp cải thiện Gamification trong thiết kế UX #06: Lộ trình thực hiện (Journey)
Đừng chỉ quá chú trọng vào việc trao thưởng/điều hướng đến trang web mà hãy biến toàn bộ quá trình người dùng tương tác với nền tảng của bạn thành một hành trình thú vị với nhiều giai đoạn khác nhau.
Đơn giản là bạn chỉ cần tạo ra một lộ trình hoàn thiện với các mức độ khác nhau và mỗi khi user vượt qua được một cột mốc, bạn có thể trao thưởng và thay đổi giao diện thiết kế ứng dụng/trang web để tạo sự mới mẻ.
Yếu tố giúp cải thiện Gamification trong thiết kế UX #07: Thử thách (Challenges)
Những thử thách nhỏ với thời gian giới hạn có thể thúc đẩy người dùng tương tác và hoàn thành các tác vụ nhanh chóng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp những nhiệm vụ đơn lẻ này thành một chuỗi thử thách kéo dài trong một ngày, một tuần, hai tuần,… với phần thưởng lớn hơn. Việc này sẽ giúp khách hàng gắn bó lâu hơn với nền tảng của bạn và dần hình thành lượng loyalty user lớn.
Yếu tố giúp cải thiện Gamification trong thiết kế UX #08: Tương tác xã hội (Social interactions)
Có một sự thật không thể phủ nhận, đó chính là mọi người luôn có tâm lý thích được khen ngợi, khích lệ. Do đó, trong giao diện thiết kế gamification UX design, hãy tích hợp thêm nút share để user có thể thoải mái chia sẻ huy hiệu, giải thưởng, thứ hạng,… lên mạng xã hội. Bằng cách đó, bạn sẽ làm cho người dùng cảm thấy thỏa mãn, đồng thời thu hút được nhiều sự chú ý hơn từ những khách hàng tiềm năng.
III. Tổng kết
Hy vọng bài viết Hiểu về Gamification trong thiết kế UX đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về khái niệm này cũng như cách áp dụng để thu hút các khách hàng tiềm năng. Bạn cũng có thể tham khảo 2 khoá học Thiết kế UI/UX cơ bản và Thiết kế UI/UX nâng cao tại colorME để có những kiến thức chuyên sâu nhất về ngành nghề này. Ngoài ra, để có thể nắm bắt những thông tin về thiết kế và sáng tạo nhanh chóng và chính xác nhất, bạn cũng đừng quên theo dõi Blog và Fanpage của colorME nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: Số 2/1160 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 3550 0333
Website: colorME
Fanpage: Color ME