4 bố cục chụp ảnh mọi nhiếp ảnh gia cần biết
Một bức ảnh đẹp hoàn hảo không chỉ cần điều chỉnh thông số ISO, khẩu độ hay hiệu ứng hay ho, điều quan trọng mà bạn cần nắm rõ chính là bố cục chụp ảnh. Vậy bố cục chụp ảnh là gì ? Đâu là bố cục chụp ảnh thích hợp cho bức ảnh của bạn ? Cùng ColorME tìm hiểu nhé !
- Cặp màu của năm 2021: Ultimate gray & Illuminating
- Những thiết kế UX đáng để học tập
- “Thuộc lòng” 5 bước để thêm effect bằng photoshop trong premiere cực dễ dàng
- 10 nguồn miễn phí tạo các mẫu powerpoint chuyên nghiệp
- Vfx compositing là gì và ứng dụng của nó trong lĩnh vực điện ảnh?
- 5 Phần mềm thiết kế Poster cực đỉnh
Bố cục chụp ảnh là gì?
Bố cục chụp ảnh là cách chụp bố trí hợp lí các yếu tố/ đối tượng khác nhau trong một bức ảnh sao cho phù hợp với ý tưởng người chụp.
Nếu với cách chụp ảnh layout, bạn sẽ lựa chọn và sắp xếp các thành phần, đồ vật và chụp theo bố cục chính giữa có sẵn. Tuy nhiên, cách lựa chọn và bố trí bố cục chụp ảnh phụ thuộc vào kĩ năng và tay nghề của nhiếp ảnh gia, bạn phải thay đổi góc chụp, hoặc đợi cho chúng xuất hiện tại vị trí bố cục như ý muốn.
Một bức ảnh với bố cục chụp ảnh tốt sẽ hướng người xem đến vật thể trung tâm bạn muốn làm nổi bật, thậm chí là những vật thể vô tri vô giác cũng trở nên có hồn và hấp dẫn hơn rất nhiều.
Với những bạn mới bắt đầu tập tành chụp ảnh, bạn sẽ thấy việc căn chỉnh bố cục khá phức tạp và tốn thời gian. Đôi khi bạn phải bấm máy ngay lúc khoảnh khắc đẹp diễn ra thì làm sao có thể quan tâm đến bố cục ? Nhưng bạn cần biết mọi nhiếp ảnh gia đều phải thực hành rất nhiều với các bố cục chụp ảnh khác nhau, cho đến khi chúng trở thành phản xạ tự nhiên, và họ có thể đưa máy lên chụp khoảnh khắc thật nhanh mà bức ảnh trông vẫn hoàn hảo về mặt bố cục, mọi thứ trông như “vô tình chụp được” nhưng lại rất hoàn hảo.
4 bố cục chụp ảnh mọi nhiếp ảnh gia cần thuộc nằm lòng
1. Bố cục 1/3
Đây là một trong những kĩ thuật được sử dụng nhiều nhất, còn được biết đến là quy tắc điểm vàng. Bức ảnh của bạn sẽ được chia làm 9 ô hình chữ nhật bằng nhau, 3 phần dọc ngang. Bạn sẽ thấy 4 điểm giao nhau ở chính giữa trong bức ảnh là phần quan trọng nhất.
Với quy tắc này, bạn cần đặt các yếu tố/ đối tượng trọng tâm dọc theo các đường kẻ, hoặc đặt tại 1 trong 4 điểm giao nhau của khung ảnh.
Hiện nay, nhiều dòng máy ảnh và điện thoại thông minh có hiển thị chế độ lưới (live view), giúp bạn thấy rõ các đường kẻ dọc ngang và điểm giao nhau để áp dụng bố cục 1/3.
2. Bố cục trung tâm
Bố cục trung tâm rất đơn giản, bạn chỉ cần đặt đối tượng vào chính giữa khung hình và bấm chụp. Tuy nhiên, để chụp được bức hình đẹp với bố cục này không dễ, vì bạn sẽ không biết di chuyển tầm mắt đến đâu khi chụp, cũng như người xem sẽ bị rối vì không biết nhìn ở đâu tiếp theo.
Ưu điểm của bố cục này là bạn sẽ tập trung sự chú ý của người xem vào chủ thể chính, loại bỏ được sự chú ý vào những yếu tố không cần thiết.
Để hạn chế việc mắt người nhìn mất tập trung, hãy dùng hiệu ứng chụp bokeh ở nền chủ thể phụ bao quanh đối tượng chính, chắc chắn bức ảnh trông sẽ hút mắt và chuyên nghiệp hơn đấy !
3. Bố cục đối xứng
Tương tự như bố cục trung tâm, vật thể bạn chụp sẽ nằm chính giữa bức ảnh, nhưng bạn cần thể hiện rõ sự đối xứng hai bên như thể hình ảnh nhìn qua gương.
Bố cục này tạo nên tổng thể bắt mắt, hài hoà và cân đối. Bạn cũng có thể chụp hình ảnh đối tượng ngả bóng xuống mặt hồ, nhìn qua kính… bởi sự đối xứng có thể diễn đạt nhiều cách, miễn tạo được sự cân bằng, chứ không nhất thiết hai bên phải giống nhau hoàn toàn.
4. Bố cục đường chéo.
Bố cục cơ bản cuối cùng mà những bạn mới bắt đầu học về nhiếp ảnh cần nắm rõ là bố cục đường chéo. Các bố trí này sẽ tạo cảm giác như vật thể trong ảnh đang chuyển động, hoặc tạo chiều sâu với các đối tượng ở góc ảnh.
Bạn có thể thay đổi góc máy, hay nghiêng máy ảnh để tạo bố cục đường chéo như mong muốn thay vì đặt những góc máy thẳng, tĩnh như bố cục trung tâm.
Trên đây chỉ là 4 trong nhiều những kiểu bố cục khác mà những nhiếp ảnh gia thường sử dụng. Với những bạn newbie, thực hành thật nhiều 4 cách chụp bố cục trên đây sẽ nâng cao chất lượng bức ảnh, cũng như dễ dàng hơn trong việc tìm tòi và khám phá ra những bố cục chụp ảnh nâng cao hơn.
Lời kết
Hi vọng bài viết đã giúp bạn nắm rõ được kiến thức cơ bản về bố cục chụp ảnh. Nếu bạn muốn một lộ trình học bài bản, mang tính ứng dụng cao, khoá học nhiếp ảnh cơ bản của colorME sẽ giúp bạn thực hành kĩ năng đó chỉ trong 1 tháng !