4 nỗi sợ khi chụp ảnh Film

Phương Thảo · 2018-06-18 16:54:28 · 47182 lượt xem
image - 4 nỗi sợ khi chụp ảnh Film

Chụp film là một trải nghiệm rất tuyệt vời, không chỉ ở thành quả mà còn ở những cảm giác khi sử dụng chiếc máy film cổ kính. "Nỗi sợ" cũng là 1 đặc sản cảm xúc trong nhiếp ảnh film. Cùng ColorME điểm qua 4 nỗi sợ dù newbie hay "lão làng" cũng đều gặp phải nhé!

Hiện nay công nghệ máy ảnh số ngày càng tân tiến giúp người chụp dễ dàng có được một bức ảnh đẹp. Với rất nhiều tính năng hỗ trợ, máy ảnh kỹ thuật số đã làm môn nghệ thuật nhiếp ảnh thay đổi rất nhanh. Người chụp chỉ việc quan tâm bắt khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống hay thậm chí công nghiệp hơn như chụp nhiều kiểu dễ dàng lựa hình và xử lý hậu kỳ.

Trong những năm gần đây cộng đồng nhiếp ảnh chứng kiến sự quay lại của máy ảnh film. Điều mà  người chụp ảnh kỹ thuật số không thể có được, đó là giới hạn trong số các bức ảnh có thể chụp trong một lần, đồng thời, bạn cũng không thể xem ngay bức ảnh mà mình vừa chụp. Tưởng chừng như phiền phức nhưng nó giúp cho những nhiếp ảnh gia tập trung toàn bộ tâm trí vào việc căn chỉnh khung hình và chụp chuẩn ngay trong mỗi cú bấm. 

Và lý do quan trọng nhất khiến nhiều người lại mê chơi film đó là "cảm giác chụp film" mang lại. Sự kiên nhẫn, niềm vui sau mỗi cú bấm máy, cảm giác hồi hộp chờ ảnh và ..... NỖI SỢ. Dưới đây là 4 nỗi sợ của người chụp film.

1. Tuột Film

Với người chụp film chắc ai cũng từng một lần bị tuột film và cảm giác đó thật khó tả. "Tuột film" là khái niệm diễn tả cho việc bạn chụp xong cuộn film nhưng khi tráng ảnh ra cuộn film trắng tinh. Mất bao công sức chụp nhưng chẳng nhận được tấm ảnh nào.

Nguyên nhân của việc này là do sơ ý hay không biết cách load film cho đúng. Đây là thứ mà người chụp film luôn cần phải cẩn thận vì để chụp được cuộn film, bao nhiêu tiền bạc, công sức được bỏ ra nhưng thứ cuối cùng nhận lại là số không. Đây là lỗi cơ bản nhưng cực kì đáng sợ đối với người chụp Film

2. Mở nắp máy sau khi chụp xong cuộn film

Đương nhiêm muốn lấy film ra được để tráng thì phải mở nắp máy nhưng mà hãy load film lại vào lõi trước khi mở. Nếu không cái bạn nhận được là những tấm cuối cùng trước khi chụp mất . Hay tệ hơn là cả cuộn film.

Nhất là những bạn mới chụp cuộn film đầu tiên, các bạn nên lưu ý điều này. Việc mở nắp film ra trước khi load film lại vào lõi sẽ làm cháy mất những tấm ảnh cuối cùng do việc phân tử muối bạc tiếp xúc với ánh sáng.

3. Nóng và ẩm ướt

Film rất nhạy cảm ngoài sợ nóng ra nó còn sợ nước nữa. Đừng bao giờ cho film tiếp xúc với nhiệt độ cao, film bạn sẽ bị hiện tượng mà chúng tôi hay gọi là sốc nhiệt. Ảnh của bạn sẽ bị đục mờ, mất contrast… nói chung là ảnh chụp sẽ xấu hẳn đi. Ngoài ra đừng bao giờ chụp film ở môi trường có độ ẩm quá cao. Như lúc trời mưa mà xách máy ra đường kiếm kiểu độc độc hây siêu phẩm mưa thì cẩn thận đấy.

4. Hết Film

Đây là thời đại của máy ảnh số nên nguồn cung film ngày càng hạn hẹp, film ngày càng đắt trong những thời gian gần đây, đôi khi chúng ta không thể chủ động nguồn film. Có những loại film ko phải bạn muốn chụp là có, phải đặt trước cả tháng trời may ra mới có 1-2 cuộn. Thậm chí là phải tích trử film chụp dần. 

Chụp film mệt thế đấy nhưng như mình đã chia sẻ thì cảm giác mà nó đem lại thực sự thú vị. Với những bạn đam mê nhiếp ảnh nên có trải nghiệm với dòng máy hoài cổ này. 


Tham khảo: Học thiết kế đồ họa online.

Phương Thảo · 2018-06-18 16:54:28 · 47182 lượt xem
Đánh giá bài viết

Inspiration of the day

Designers are meant to be loved, not to be understood.
Margaret Oscar, designer
Từ khóa nổi bật
Khoá học Photoshop Hà Nội