Bí kíp phân cấp thông tin hiệu quả trong thiết kế đồ họa
Trong quá trình thiết kế đồ họa (poster, banner, brochure…), phân cấp thông tin là một thao tác cực kỳ quan trọng giúp ấn phẩm truyền đạt được nội dung hiệu quả. Vậy phân cấp thông tin là gì? Làm thế nào để phân cấp thông tin một cách phù hợp và ấn tượng nhất? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
- Design Pattern là gì? Tại sao cần học Design Pattern?
- Phần mềm Adobe Illutrator là gì? Và 5 ứng dụng của Illutrator
- Cách sửa Lỗi photoshop has encountered a problem with the display driver nhanh gọn
- Ngược dòng lịch sử
- Triển vọng nghề nghiệp ngành thiết kế đồ hoạ tại Việt Nam
- Những điều cần biết về Manipulation cho người mới bắt đầu
Trong quá trình thiết kế đồ họa (poster, banner, brochure…), phân cấp thông tin là một thao tác cực kỳ quan trọng giúp ấn phẩm truyền đạt được nội dung hiệu quả. Vậy phân cấp thông tin là gì? Làm thế nào để phân cấp thông tin một cách phù hợp và ấn tượng nhất? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Phân cấp thông tin trong thiết kế đồ họa
Hệ thống phân cấp thị giác bao gồm những yếu tố trong thiết kế như màu sắc, độ tương phản, typography và những quy luật khác để tổ chức và xây dựng nội dung thiết kế hoàn chỉnh.
Phân cấp thị giác bao gồm một phần mục cơ bản được gọi là phân cấp thông tin. Bên cạnh hình ảnh, thông tin trong một ấn phẩm đồ họa cũng cần được chú trọng. Một tác phẩm có phân cấp thông tin tốt, sẽ giúp người xem dễ dàng biết được nội dung của mẫu thiết kế theo thứ tự thông tin ưu tiên, từ đó đạt được tiêu chí truyền tải nội dung hiệu quả.
Ngoài ra, phân cấp thông tin cũng giúp bố cục mẫu thiết kế trông hài hòa, sinh động và thu hút hơn so với việc trình bày thông tin đều đều nhau.
Các cách phân cấp thông tin hiệu quả trong thiết kế đồ họa
1. Điều chỉnh kích thước văn bản
Bước đầu tiên để thực hiện phân cấp là chỉ cần thay đổi kích thước văn bản. Thói quen thị giác của người xem dễ bị thu hút bởi những đối tượng có kích thước lớn. Do đó mà việc điều chỉnh kích thước chữ to theo thứ tự quan trọng giảm dần là cách thức đơn giản và cũng vô cùng hiệu quả để phân cấp thông tin
Một cách làm rất cổ điển là sử dụng phông chữ lớn hoặc đậm cho thông tin quan trọng nhất và sử dụng phông chữ gọn gàng hơn hoặc kích thước phông chữ nhỏ hơn cho thông tin ít quan trọng hơn. Bạn có thể tăng thêm thứ bậc của mình bằng cách sử dụng các tiêu đề phụ bên cạnh tiêu đề và nội dung.
Một văn bản trong thiết kế gồm ba phần quan trọng:
phần thứ nhất (Tiêu đề): Tiêu đề của bài viết cần chọn kiểu chữ phù hợp vì nó là phần quan trọng nhất trong thiết kế và là yếu tố đầu tiên thu hút người xem.
phần thứ hai (Đoạn giới thiệu): Ở phần này, yếu tố chữ cần phải có những nét tương đồng, thống nhất giữa tiêu đề và thân bài của bài viết, điều này khiến cho nội dung được liên kết chặt chẽ và lưu loát.
phần thứ ba (Thân bài): Thân bài là nội dung chính của cả bài viết, bạn nên sử dụng những kiểu chữ nhỏ, đơn giản dễ nhìn để người xem dễ đọc hơn.
2. Sử dụng màu sắc
Ngoài việc điều chỉnh kích cỡ chữ thì thay đổi màu sắc cũng giúp phân cấp thông tin một cách rõ ràng. Những từ được xem là “keyword” của mẫu thiết kế cần được thể hiện với màu sắc nổi bật – đối lập với phông nền để hấp dẫn thị giác của người xem. Màu sắc cũng được điều chỉnh kém nổi bật dần theo kích cỡ chữ
3. Thay đổi khoảng cách
Việc thay đổi khoảng cách ứng dụng trong phân cấp thông tin được thể hiện ở chỗ nhóm các đối tượng có cùng vai trò lại cùng với nhau và tách nó ra bằng một khoảng trống nhất định. Việc tạo những khoảng trống như thế nào không chỉ có tác dụng phân cấp thông tin mà thông qua đó còn góp phần giúp bản thiết kế trông thoãng đãng và dễ nhìn hơn.
4. Kết hợp Typeface
Typeface chính là kiểu chữ trong thiết kế đồ họa. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp các kiểu typeface lại với nhau để phục vụ cho mục đích phân cấp thông tin. Khi kết hợp 2 kiểu chữ, để mẫu thiết kế trông hấp dẫn, bạn nên kết hợp 2 typeface có sự tương phản nhau: 1 kiểu chữ cứng cáp kết hợp với một kiểu chữ mềm mại, một kiểu chữ dày – kết hợp với một kiểu chữ mảnh.
5. Tạo điểm nhấn
Với tiêu đề, bạn có thể đưa vào shape hoặc đặt trên một dài màu đối lập với phông nền để làm nổi bật thông tin. Hay với các cấp thông tin tương đương nhau có thể dùng chung một ký hiệu biểu hiện. Việc tạo điểm nhấn nhỏ này không chỉ góp phần phân cấp thông tin mà còn giúp trang trí cho mẫu thiết kế thêm sinh động.
Lời kết
Trên đây là những cách làm phổ biến nhất giúp các designer biết phân cách thông tin một cách hiệu quả nhất trong thiết kế đồ họa. Và còn chần chờ gì nữa, hãy tham gia ngay khóa học thiết kế của ColorME để học hỏi thêm nhiều tips hữu ích hơn nhé!