Hướng dẫn sử dụng Adobe Premiere cho người mới bắt đầu

Thuỳ Dung · 2020-09-11 08:42:36 · 143938 lượt xem
image - Hướng dẫn sử dụng Adobe Premiere cho người mới bắt đầu

Bạn muốn tự mình biên tập video để lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ, nhưng còn đang loay hoay chưa biết bắt đầu thế nào. Làm chủ ngay kỹ năng sử dụng Adobe Premiere cơ bản qua bài viết dưới đây cùng ColorME nhé!

1. Adobe Premiere là gì?

Adobe Premiere là một ứng dụng chỉnh sửa video được phát triển và phát hành bởi Adobe Systems, với các chức năng chính: dựng phim, cắt ghép, biên tập, tinh chỉnh, thêm hiệu ứng đơn giản cho clip. Ngoài ra, phần mềm này còn hỗ trợ nhiều định dạng video, cho phép người sử dụng có thể chia sẻ trên nhiều nền tảng, phương tiện truyền thông. Bạn có thể khám phá thêm nhiều thông tin bổ ích về phần mềm tại đây nhé! 

2. Làm quen với giao diện phần mềm

Adobe Premiere được thiết kế với giao diện đơn giản, thân thiện với người sử dụng với cách bố trí các thanh công cụ gọn gàng, thông minh. Nhờ vậy mà hiệu xuất làm việc được cải thiện, tiết kiệm thời gian với hệ thống công cụ hỗ trợ tối ưu.

Giao diện làm việc của Premiere được thiết kế với 6 phần chính: 

 

- Menu bar: 

- Program bar: hiển thị sản phẩm sau quá trình dựng, phép xem lại video trực tiếp, hình ảnh, âm thanh, effect đã thao tác trong quá trình dựng.

- Soure pan: xem lại các file nguồn.

- Project and media: Cửa sổ dự án – Đây là nơi chứa tất cả các file nguồn đã import, các title tạo trong khi dựng, các hiệu ứng, kỹ xảo của chương trình

- Timeline: Đây là cửa sổ xuất hiện tiến độ làm việc của sequence, bao gồm các đường hình (Video tracks) và các đường tiếng (Audio tracks).

- Toolbar: Bao gồm các công cụ hỗ trợ: cắt ghép, di chuyển, chèn chữ,...


3. Thao tác chính khi làm việc với Premiere

a. Tạo Project

Để có thể bắt đầu chỉnh sửa hay biên tập video trong Premiere, bạn cần tạo ra projects mới để có thể quản lí các file gốc, clip sau khi hoàn thành, giúp chỉnh sửa nhanh chóng và dễ dàng khi cần thiết. 

Các bước thực hiện: 

Bước 1: Khởi động phần mềm, chọn new project, sau đó cửa sổ như phía dưới sẽ ngay lập tức hiện ra. 

Bước 2: Điền các yếu tố cần thiết trong bảng: 

- Name: Đặt tên cho project

- Location: Chọn thư mục chứa project

Bước 3: Nhấn Ok hoặc Enter là hoàn thành. 

b. Tạo Project khi AP đang mở 

Khi đang thực hiện cắt ghép hoặc biên tập video mà muốn tạo một project mới, bạn có thể làm theo những cách sau: 

Cách 1 : Trên thanh Menu, chọn :  File >New > Project. 

Cách 2 : Phím tắt CTRL + ALT + N (máy win)  hoặc COMMAND + ALT + N (máy mac)

c. Tạo sequence

Sequence trong Premiere là nơi diễn ra mọi thao tác chỉnh sửa và biên tập video. 

Khi bắt đầu một project mới, bạn đều cần tạo một sequence mới ngay sau khi bắt đầu, hay có thể thêm vào trong quá trình chỉnh sửa video, tuỳ thuộc vào nhu cầu của bạn khi làm việc với phần mềm. 

Cách tạo sequence: 

Bước 1: Trên thanh công cụ Menu, chọn File >  New > Sequence.

  Hoặc trong Project Panel > Nhấn chuột  vào biểu tượng New Item > Sequence

Bước 2: Chọn một Sequence Preset  được thiết lập trước :

Trong thẻ Sequence Presets, lựa chọn một Sequence preset được thiết lập trước trong danh sách Available Presets.

Bước 3: Đặt tên cho Sequence :

Ở mục Sequence Name, đặt tên cho Sequence rồi chọn OK.


d. Import file

Sau khi đã tạo xong project, bạn cần đưa toàn bộ nguyên liệu cần biên tập vào trong phần mềm hay còn được gọi là import file. Bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 cách dưới đây: 

Cách 1 : Menu > File > Import > Chọn các video > OK

Cách 2 : Kéo footage nguyên liệu từ  bên ngoài thả vào Project Panel.

Cách 3 : Phím tắt: CTRL + I (máy win)

                              COMMAND + I (máy mac)

e. Cắt ghép video

Để có thể thực hiện thao tác cắt video trong Premiere, bạn cần chú ý 1 vài công cụ sau: 

- Move Tool (V):  cho phép kéo dài và rút ngắn lại video khi đưa chuột đến đầu phần audio hoặc video cần cắt. 

- Razor Tool (C)  Dùng để cắt video hoặc audio theo ý muốn trên timeline.

Tuỳ vào mục đích, bạn chỉ cần lựa chọn 1 trong 2 công cụ thể và thực hiện thao tác với video trên timeline là hoàn thành

Để ghép các video trong Premiere, cần phải sử dụng đến các hiệu ứng chuyển cảnh - video transition, để tạo sự chuyển tiếp mượt mà giữa các phân cảnh. Bạn có thể tham khảo bài viết: “3 Cách thêm hiệu ứng chuyển cảnh trong Adobe Premiere Pro” để có thể thực hành với phần mềm ngay nhé! 

f. Chỉnh âm thanh

Khi làm việc với các file âm thanh trong phần mềm Premiere, ngoài 2 công cụ là: Move Tool và Razor Tool, bạn cần nắm thêm 1 vài công cụ sau: 

- Tắt tiếng 1 thanh audio :  Ấn icon M ở đầu thanh audio trên timeline.

- Chỉ cho 1 kênh  âm thanh phát tiếng : Bấm chọn icon S ở đầu thanh âm trong timeline.

Để có thể tuỳ chỉnh âm thanh tạo sự liên kết với video, ngoài các công cụ trên, bạn cần thêm 1 vài hiệu ứng khác để tạo sự chuyển động mượt mà giữa các file. Thao tác cần nhớ như sau: 

Bước 1: Chọn clip chứa đoạn âm thanh cần tinh chỉnh. 

Bước 2: Mở Effect => Audio transitions => Chọn lựa hiệu ứng phù hợp

Bước 3: Kéo thả hiệu ứng vào vị trí âm thanh đang cần chỉnh.

Bước 4: Điều chỉnh độ ngắn dài của transitions trực tiếp trên timeline hoặc effect controls.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách chèn nhạc cho video để thêm phần hấp dẫn nhé!


g. Tạo chuyển động

Để tạo chuyển động trong Premiere, chúng ta cần phải làm việc với “keyframe”. Keyframe là vị trí trên một đường thời gian đánh dấu sự bắt đầu hoặc kết thúc của quá trình chuyển đổi, tạo hiệu ứng di chuyển của một đối tượng đi từ điểm A đến điểm B trong dòng thời gian.

Ngoài ra, bạn còn phải làm việc với Video Effects áp dụng hiệu ứng chuyển động có sẵn trong phần mềm cho video, tuỳ vào từng yêu cầu. Hầu hết các trường hợp thì chúng  ta sẽ chỉ sử dụng Motion và Opacity trong Video effect.


Tạo keyframe trong Premiere: 

Bước 1: Chọn điểm bắt đầu:

Đây là vị trí mà bạn mong muốn đoạn clip sẽ được phóng to, thu nhỏ hay xoay tròn,... Trên timeline, công cụ điều khiển thời gian sẽ ở điểm đầu của  đoạn clip đó. 

Bước 2: Keyframe.

- Click vào đoạn clip đó trên timeline. 

- Vào mục Effect control => chọn đúng hiệu ứng (effect) cần để sử dụng. 

- Click vào biểu tượng có hình đồng hồ bên cạnh hiệu ứng vừa chọn trong effect control.

Bước 3: Chọn điểm kết thúc:  Là vị trí mà tại đó, hiệu ứng sẽ kết thúc. 

Bước 4: Thay đổi thông số hiệu ứng.

Thay đổi thông số của hiệu ứng đã kích  hoạt keyframe cho phù hợp với yêu cầu. Bạn có thể thay đổi tính chất của hiệu ứng: kích thước, thời gian, số lần chuyển động,... đến khi được như mong muốn. 

h. Thêm text

Sau khi đã chỉnh sửa xong hiệu ứng, âm thanh, tuỳ vào yêu cầu đặt ra, bạn cũng có chèn chữ vào trong video của minh để mô tả rõ ràng hơn cho video của mình. Để có thể nhanh chóng chèn chữ vào phần mềm Premiere, bạn có thể tham khảo tại đây nhé! 

j. Chỉnh màu video 

Mỗi một màu sắc lại mang một sắc thái khác nhau, khơi dậy nên cảm xúc trong tâm trí của người xem. Do vậy đây được coi là thao tác vô cùng quan trọng, sẽ giúp bạn tạo nên sự độc đáo và khác biệt cho video của bạn, tăng tính cảm xúc cho video và kể câu chuyện một cách trực quan nhất. 

Để chỉnh màu trong Premiere, bạn có 2 cách lựa chọn: 

Cách 1: Chỉnh video dựa trên preset màu có sẵn - LUT. Bạn có thể tham khảo cách làm tại đây nhé! 

Cách 2: Tuỳ chỉnh màu sắc bằng công cụ Lumetri Color. 

Lumetri Color là một công cụ chỉnh màu của adobe và được tích hợp vào Premiere từ phiên bản 2015, gồm gồm 5 nhóm tính năng chỉnh màu: Basic Correction, Creative, Curves, Color Wheels và Vignette. Bạn có thể xem thêm chi tiết thực hành trong bài viết này nhé! 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm quy trình chỉnh sửa video chuyên nghiệp cho người bắt đầu để làm ra những sản phẩm ấn tượng mang đậm tính thương hiệu cá nhân của riêng mình nhé! 

Tạm kết 

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thể tự tin sử dụng thành thạo phần mềm Adobe Premiere. Nếu bạn yêu thích lĩnh vực dựng video và đang tìm kiếm một lộ trình học bài bản để có thể tự mình sáng tạo ra những sản phẩm ấn tượng, bạn có thể tham khảo các khóa học Premiere tại colorME ngay nhé! 



Thuỳ Dung · 2020-09-11 08:42:36 · 143938 lượt xem
Đánh giá bài viết

Inspiration of the day

Designers are meant to be loved, not to be understood.
Margaret Oscar, designer
Từ khóa nổi bật
Khoá học Photoshop Hà Nội