Music meets Design · học gì từ bài hát bohemian rhapsody

Ngọc Anh · 2018-11-16 00:07:04 · 7694 lượt xem
image - Music meets Design ·  học gì từ bài hát bohemian rhapsody

Sự giao thoa giữa âm nhạc và thiết kế, hay lời tỏ lòng của một người ái mộ Queen

Chữ bởi: Phạm Ngọc Anh                                                                                                                                                                                              Thiết kế: Phạm Ngọc Anh

Đôi lời về Queen và "Bohemian Rhapsody"

Queen là ban nhạc Rock nước Anh - được thành lập năm 1970. Nhóm nổi tiếng trên toàn thế giới vời nhiều bài hát nổi tiếng, nhưng tiêu biểu nhất là ca khúc "Bohemian Rhapsody" do Freddie Mercury (lead vocals and piano) chấp bút viết.

“Bohemian Rhapsody” trở thành tượng đài của nhạc Rock, được khán giả bình chọn là ca khúc vĩ đại nhất mọi thời đại và rất nhiều danh hiệu cao quý khác. Trong lịch sử âm nhạc thế giới đến lúc này, chưa có một ca khúc nào gây được nhiều tiếng vang, đạt được nhiều chiến thắng hơn “Bohemian Rhapsody”.  Ngày hôm nay, ca khúc vẫn còn ảnh hướng lớn đến nhiều thế hệ trên toàn cầu.

Mối quan hệ giữa âm nhạc và thiết kế từ lâu vốn đã rất gần gũi. Âm nhạc có thể làm nàng thơ cảm hứng để bạn thiết kế, thậm chí chỉ cần bật đúng bàn nhạc, cũng đủ khiến chúng ta "lên mood". Và đối với một tác phẩm ẩm nhạc kinh điển như "Bohemian Rhapsody", thì có rất nhiều thứ bạn có thể học hỏi để phát triển khả năng và sản phẩm thiết kế của mình.


Bộc tả cảm xúc bản thiết kế

"Bohemian Rhapsody" viết về lời xám hối thú nhận của một người con trai với mẹ, khi gã nhận ra rằng mình đã giết người. Tuy nhiên, với nhiều người - bao gồm cả mình, thì cảm nhận ca khúc giống như tâm trạng và suy nghĩ của Freddie, khi ông nhận ra giới tính thật của mình. Và dù ý nghĩa thực sự của nó làm gì, thì điều khiến bài ca đặc biệt chính là quá trình chuyển biến tâm trạng của nhân vật trong bài hát:  Confusion - Nonchalance - Realization - Regret - Trial - Plea - Judgement - Anger - Resignation. Sự chuyển biến cảm xúc của nhân vật được bộc lộ vô cùng rõ ràng và mạnh mẽ qua từng phần của ca khúc, và cũng là điều mình yêu thích nhất ở bài hát này.

Vậy thì, điều này có liên hệ gì tới thiết kế? Chúng ta đều biết, thiết kế không phải nghệ thuật. Design không phải Art. Khi bạn thiết kế, tức là bạn đang truyền tải một thông điệp, một nội dung tới khản giả của mình. Nếu design có nhịp điệu, cảm xúc (mood và tone) rõ ràng, thì thông điệp truyền tải càng hiệu quả, và người xem càng ghi nhớ, ấn tượng về thiết kế. Điều này không phải lúc nào cũng có thể (cũng cần thiết) áp dụng trong mọi trường hợp, nhưng là phương pháp bạn nên làm, nếu muốn tăng sự engage - kết nối với khán giả của mình. 

Mood - tone của thiết kế có thể đạt được qua một số elements như: line, shape, color... Ở thiết kế minh họa trên của Hey, bằng tạo hình những line mood, người xem dễ dàng cảm nhận những cảm xúc khác nhau. Thiết kế cũng vì vậy mà trở nên thù vị hơn.

Ví dụ trên gồm một số poster thiết kế bởi Niklaus Troxler. Dù nội dung của tất cả poster đều là nhạc Jazz, nhưng mỗi cái lại mang trong mình những cảm xúc và giai điệu khác nhau. Mình rất thích phong cách thiết kế của Troxler, tiếng nói cảm xúc luôn rất mạnh mẽ, nhịp nhàng, thông qua việc sử dụng line - shape - color để từ đó tạo ra pattern và rhythm.


Hãy thử nghiệm và phá cáchTrước khi đạt được vô vàn giải thưởng danh giá và trở thành ca khúc bất hủ của mọi thời đại, thì "Bohemian Rhapsody" đã nhận sự phản đối mạnh mẽ, và cái lắc đầu từ hàng loạt nhà đài lúc bầy giờ. Lý do là vi ca khúc này có độ dài 6 phút (gấp đôi những ca khúc phát lúc đó), và có kết cấu có 1-0-2. Không theo cấu trúc của những bài hát thông thường, "Bohemian Rhapsody" là bản hợp ca của 4 thể loại nhạc: Acappella - Ballad - Opera - Hard rock. Khi sáng tác bài hát này, Freddie đã nghĩ rằng "đã làm phải làm cho lớn". Và qua thực, đây chính là cả khúc vang dội cả thế kỉ XX và mãi đến tận ngày hôm nay.

Việc thử nghiệm kể hợp những thể loại nhạc như vậy, tưởng chừng là điều điên rồ. Sau rất nhiều công sức, sáng tác, thử nghiệm, hòa âm phối khí, Freddie đã chứng minh nó thành công!

Đối với việc thiết kế, thử nghiệm không bao giờ là đủ. Thử nghiệm nhiều phong cách, thử nghiệm nhiều kĩ thuật, sẽ là cách nhanh nhất để bạn học hỏi và phát triển. Ngày nay, "sử dụng thành thạo Adobe Photoshop, Adobe Illustrator... biết dựng video là một lợi thế" là những tiêu chí đủ để bạn có một công việc thiết kế. Nhưng để có thể làm việc trong một môi trường phát triển, sáng tạo và cạnh tranh, thì như vậy là không thể đủ. Bên cạnh việc sử dụng phần mềm đồ họa, các công ty, agency muốn tìm những ứng viên có khả năng sử dụng và kết hợp nhiều kĩ thuật: graphic truyền thống (lino-cut; monoprint); craft; nặn đất; ...

"Paperzin" là một dự án mà mình yêu thích. Dự án nhằm truyền tải nội dung, thực trạng về những vấn đề xã hội: nạn đói, vô gia cư,... Tuy nhiên thay vì việc in sách báo, tờ rơi thông thường, Paperzin là sự kết hợp giữa báo giấy và tạp chí. Thiết kế này vừa tạo ra sự mới mẻ, thú ví, khiên người đọc muốn khám phá. Nhưng đồng thời cũng phản ảnh những vấn đề xa hội một cách chân thật, gần gũi, kêu gọi sự đồng cảm của khán giả. 

Lời kết

Hi vọng các bạn có thể vận dụng những điều trên để phát triển khả năng và phong cách thiết kế của bản thân :D - để có thể nổi bật hơn và không trở nên bão hòa trong môi trường thiết kế này. 

Ngọc Anh · 2018-11-16 00:07:04 · 7694 lượt xem
Đánh giá bài viết

Inspiration of the day

Designers are meant to be loved, not to be understood.
Margaret Oscar, designer
Từ khóa nổi bật
Khoá học Photoshop Hà Nội