So tài thiết kế phẳng - Flat vs. Semi Flat Design
“Truy lùng” lí do khiến thiết kế phẳng thu hút và “gây bão” trong cộng đồng designer? Mặc dù xuất hiện trong thời gian dài, Flat Design vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”, luôn đứng đầu trong các lựa chọn thiết kế của designer.
- Khắc phục nhanh chóng lỗi không mở được ảnh trong Photoshop
- Công cụ đổi font chữ Instagram - Những trang web tạo font chữ Insta đẹp và đơn giản nhất
- 5 agency cung cấp dịch vụ thiết kế UI - UX tại Hà Nội
- Những lưu ý để làm Portfolio chuyên nghiệp và nổi bật
- Hướng dẫn chụp ảnh lia máy – panning
- Ý nghĩa của những hình học phổ biến trong thiết kế
Không chỉ mang vẻ hiện đại, tươi mới và tối giản, Flat Design còn giúp truyền tải nội dung khá hiệu quả - chính nhờ sự gọn gàng, chỉn chu đúng “chất riêng” của nó. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu “trọn bộ” về cặp đôi Flat và Semi-Flat Design, cũng như các tips để ứng dụng chúng thật hiệu quả và hợp thẩm mỹ nhé.
“Từ điển” Flat Design
Flat Design là xu hướng thiết kế giúp tạo cảm giác phẳng, không có độ sâu. Thông thường, trong thiết kế phẳng, designer thường không sử dụng các hiệu ứng như: đổ bóng, tia sáng hay chế độ highlight,... Thay vào đó, flat design tập trung vào phong cách tối giản, 2D nhằm truyền tải thông tin nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Một Flat Design thành công khi các yếu tố được kết hợp hài hòa, giúp mang lại sự chân thực khi tương tác thị giác với người nhìn. Nó giúp mắt bạn bắt gặp thông tin nhanh chóng, nhưng không hề tạo sự tương phản quá mạnh, gây cảm giác phô trương. Chính vì lí do này, Flat design rất được ưa chuộng trong thiết kế giao diện, website; giúp điều hướng thị giác người nhìn hiệu quả, mang lại thao tác và trải nghiệm UX tự nhiên.
“Ngược dòng” lịch sử Flat Design
Ngay từ thời kì đầu, một vài đặc điểm nổi bật đã định hình và vẫn giữ “nguyên chất” đến ngày nay, bao gồm: Sự tối giản, sử dụng màu sắc và tính tương phản để tạo độ sâu tự nhiên; Các biểu tượng giúp truyền tải ý tưởng nhanh chóng hơn.
Flat Design hiện đại
Ngày nay, bạn bắt gặp thiết kế phẳng ở khắp - mọi - nơi! Xu hướng này “vượt biên” khỏi các thiết kế giao diện thông thường, “lấn sân” sang lĩnh vực illustration (vẽ minh họa), quảng cáo, thiết kế logo và nhiều hơn thế. Với đặc tính tối giản của mình, chẳng trách chúng thường xuyên được ứng dụng trong graphic design hay branding (nhận diện thương hiệu) - những sản phẩm đòi hỏi tác động thị giác mạnh tới người xem.
Sự “lột xác” sang Semi-flat design
Semi-flat design là loại thiết kế phẳng, “rắc” thêm chút xíu các yếu tố như shadow (đổ bóng) hoặc highlight (tô sáng),.. tạo độ chân thực và chiều sâu. Như một người con lai, bạn ấy là sự kết hợp hài hòa giữa thiết kế phẳng và 3 chiều - một lựa chọn lí tưởng nếu bạn nổi hứng “tham lam” - vừa muốn hình ảnh tối giản, nhưng lại ham bổ sung các hiệu ứng thiết kế, giúp hình ảnh ấn tượng hơn.
Hơn nữa, nếu như với flat design, bạn thường phải lược bỏ thông tin bởi đặc trưng tối giản hết cỡ; thì với semi-flat, bạn không cần lo ngại nữa. Với các “gia vị” được thêm vào như đổ bóng, độ sâu,.. bạn hoàn toàn có thể phân cấp thông tin rõ ràng; do đó, việc đưa vào nhiều nội dung trong semi-flat cũng không làm thiết kế của bạn rối mắt đâu nhé.
Còn đối với hình ảnh ư? Cũng tối ưu hơn đó nha. Thiết kế Semi-flat giúp hình ảnh hấp dẫn thị giác, bạn có thể “thả phanh” thử ứng dụng những yếu tố “cách tân” như color transition (chuyển giao màu sắc), giúp thiết kế cực kỳ hiện đại nhé.
Nên sử dụng khi nào? - Những điểm cộng của Flat Design
Thiết kế phẳng sẽ phù hợp khi bạn có một thông điệp muốn truyền tải thật nhanh chóng và trực tiếp. Ví dụ nhé, những lời kêu gọi như “tap here” (click vô đây nè) hay “swipe this way” (“quẹt” ngang đi nha) đều là CTA cần tiếp cận “chính diện” với người dùng. Bạn chẳng hề muốn đi đường vòng, thì Flat Design là cứu cánh trong việc giao tiếp hiệu quả với họ. Ngó nghiêng qua list lợi thế “dài như tờ sớ” nè:
- Trang làm việc, tutorial (hướng dẫn sử dụng) - Các giao diện mà người dùng cần biết phải làm gì ngay lập tức
- Thiết kế logo và thương hiệu - nơi “tấn công” trực tiếp vào cảm tình khách hàng, giúp họ dễ dàng ghi nhớ và nhận thức về thương hiệu
- Quảng cáo, nơi người xem tìm tới để “giãn não”, giải trí, không muốn vướng nhiều nội dung phức tạp
- Biểu tượng ứng dụng, giao diện game hoặc các thiết kế quá nhỏ để đưa nhiều chi tiết
- Nếu trang web của bạn dày đặc tính năng, Flat Design có thể không thích hợp. Nhưng nếu chúng chỉ mang 1 mục đích cốt lõi, như Uber (đặt xe) hay Medium (tạo content), thì đây là lựa chọn lí tưởng cho bạn.
Những thiết kế “kén” Flat Design:
- Bìa sách - thường ưa chuộng hình ảnh thực tế để minh họa
- Bao bì sản phẩm - thường sử dụng các hình ảnh phức tạp và bắt mắt để cạnh tranh trên kệ hàng
- Linh vật và thiết kế nhân vật - các chi tiết, độ sâu giúp tạo cá tính, sắc thái và giúp nhân vật trông chân thực hơn
Bí quyết thiết kế phẳng ấn tượng hơn:
“Kết thân” cùng khoảng trắng
Đừng nhầm lẫn Flat Design là nhàm chán nhé! Chúng là sự tối giản “có chủ đích” đó. Thay vì đi đường vòng, loại thiết kế này sẽ đưa bạn thẳng tới vạch đích, Bởi vậy, nhàm chán hay tối ưu? Tất cả phụ thuộc vào người thiết kế.
Chìa khóa thành công chính từ việc tận dụng khoảng trắng, phối hợp cùng các yếu tố thiết kế khác như phông chữ, icon,.. một cách vừa phải, tránh lấp đầy toàn bộ không gian. Cũng giống như con người, thiết kế cũng cần không gian để “thở” đó. Khoảng trắng không chỉ giúp người đọc dễ dàng scan thông tin, mà còn mang lại cảm giác tự nhiên, mượt mà và khá hiện đại nữa.
Màu sắc, bối cảnh và độ tương phản
Khi chọn yếu tố phẳng, đồng nghĩa bạn sẽ “hi sinh” một số yếu tố thiết kế khác như đổ bóng hay highlight. Vậy bài toán khó, làm sao để nổi bật một số phần quan trọng, như nút CTA chẳng hạn? Bạn phải sáng tạo với các công cụ bạn có sẵn, bao gồm màu sắc, độ tương phản, bối cảnh và các tỷ lệ.
Bạn có thể sử dụng các gam màu bão hòa để nhấn mạnh một đoạn text hoặc nút bấm nhất định, cung cấp gợi ý để người dùng hiểu cách sử dụng thiết kế. Bạn cũng có thể đặt một mũi tên ở 2 bên phải, trái của trang giao diện; hoặc sắp xếp nội dung theo chiều ngang giống thanh công cụ. Các lựa chọn có chủ ý như vậy giúp định hướng người xem hiệu quả hơn, mà không cần quá nổi bật hay nhiều hiệu ứng chiều sâu 3D.
Font chữ thân thiện với flatlay
Điểm cốt lõi khi chọn lựa font chữ: Hãy bắt nguồn từ thiết kế phẳng. Bạn nên chọn loại phông chữ đơn giản, tránh font có nhiều yếu tố trang trí, họa tiết như serifs. Mặc dù có một số loại khá phá cách và phối hợp hiệu quả với flat design, số còn lại hầu hết là những loại font với tracking khá hẹp, tạo ấn tượng chật hẹp, rối mắt với người xem. Đối với san serif, một số lựa chọn font như Telegrafico hay Junction sẽ là “nửa kia” tuyệt vời cho các thiết kế phẳng đấy.
Bạn xem lại xu hướng Typography năm 2019 tại đây nhé.
Tạm kết
Với sự hiện đại, thanh lịch và tối giản của mình, Flat Design đã “góp mặt” và ghi điểm trong đa dạng sản phẩm, giúp truyền tải thông tin nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, bạn ấy cũng khá “kén” thiết kế đó nha, ColorME mong rằng những tips trên phần nào hữu ích cho quá trình sáng tạo của bạn.
Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, bạn tham khảo khóa học Photoshop hoặc Illustrator dành cho người mới bắt đầu nhé. Khóa học cung cấp chi tiết kiến thức thiết kế, công cụ và tư duy thẩm mỹ, giúp bạn nắm chắc nền tảng để thỏa sức sáng tạo những mẫu Flat Design ấn tượng nhất, hay các thiết kế Slide, CV, ấn phẩm truyền thông hút mắt,...
Tìm hiểu thêm tại đây.
Nguồn: 99designs