Phong trào bauhaus sau 100 năm phát triển

Kiều Anh · 2019-06-06 17:54:06 · 15236 lượt xem
image - Phong trào bauhaus sau 100 năm phát triển

Năm 2019 đánh dấu kỷ niệm một trăm năm của phong trào Bauhaus, đây cũng là tên của ngôi trường nghệ thuật nổi tiếng tại Đức. Bauhaus đã trở thành một biểu tượng của thiết kế hiện đại và có ảnh hưởng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, bao gồm kiến ​​trúc, thiết kế nội thất và thiết kế đồ họa. Sau một thế kỷ, phong trào Bauhaus vẫn còn để lại nhiều dư âm, tuy nhiên nó đã được các nhà thiết kế đương đại cách tân để phù hợp với khán giả ngày nay.

Điểm nổi bật của phong cách Bauhaus trong thiết kế đồ họa là gì?

Học viện thiết kế Bauhaus được thành lập tại Weimar vào năm 1919, do kiến trúc sư người Đức Walter Gropius làm người đứng đầu. Vào thời điểm đó, châu Âu nói chung và nước Đức nói riêng đang trải qua những thay đổi to lớn về mặt xã hội, chính trị và công nghệ.

Trường Bauhaus cũng không ngoại lệ, nhưng thay vì bảo thủ, cố chấp, họ sẵn sàng thay đổi. Bauhaus-Universität mang ý nghĩa về "sự háo hức thử nghiệm, cởi mở, sáng tạo, gần gũi với thực tiễn công nghiệp và quốc tế". Do đó, sinh viên luôn được dạy phải nắm lấy công nghệ tiên tiến để có thể thành công trong thế giới hiện đại. 

“Form follows function”- “Hình thức phải đi liền với chức năng”, là tôn chỉ trong phương pháp giảng dạy ở Bauhaus. Điều này có nghĩa là, mọi bộ phận cấu thành nên tác phẩm không chỉ phải đảm bảo sự thẩm mỹ, mà đều phải có chức năng nhất định, cần gạt bỏ những chi tiết cầu kỳ nhưng chỉ mang tính hình thức.

Quan điểm ấy được áp dụng trong tất cả các ngành thiết kế, đặc biệt là đồ họa và kiến trúc. Có thể phân tích đặc trưng của phong cách Bauhaus dựa trên hai đặc điểm:

  •  Những tác phẩm theo phong cách Bauhaus được tạo thành từ nhiều mảng, khối, mang “cảm giác” hình học

  • Mỗi bộ phận đều có chức năng rõ ràng, các chi tiết cầu kỳ chỉ mang tính trang trí như phù điêu, hoa văn được giảm đến mức tối thiểu. 

Đối với thiết kế đồ họa, Herbert Bayer và Paul Kee luôn nhấn mạnh rằng phương pháp tiếp cận cơ bản đầu tiên trong thiết kế, đó là phải chia nhỏ và phân tích các nguyên tắc cơ bản trong màu sắc, bố cục và loại hình.

Mặc dù phần lớn đóng góp của Bauhaus trong thiết kế đồ họa là lý thuyết, tuy nhiên một số key visual mang dấu ấn của Bauhaus vẫn được các nhà thiết kế sử dụng đến ngày nay, bao gồm:

  • Bảng màu nổi bật với các màu sắc cơ bản: Đỏ, vàng, xanh dương. Hoặc đen, trắng đi cùng với một màu duy nhất, như đỏ hay xanh.

  • Đồ họa “giải phẫu”: Các hình vẽ tách rời và các bộ phận cơ thể người, như tay và mắt, thường được sử dụng trong các thiết kế poster của Bauhaus, mang phong cách siêu thực.

  • Bố cục thử nghiệm (Experimental layouts) và “phá vỡ” lưới. Tưởng như trào lưu sử dụng bố cục không lưới vào thập niên 90 do David Carson khởi xướng, nhưng thật ra từ 70 năm trước các sinh viên ở Bauhaus đã bỏ đi hệ thống lưới cứng nhắc trong các thiết kế của mình rồi.

    • Kiểu chữ hình học và phong cách tối giản. Nhiều kiểu chữ được thiết kế bởi các thành viên Bauhaus được lấy cảm hứng trực tiếp từ các phông chữ hiện đại. Kiểu chữ thử nghiệm Universal của Herbert Bayer có lẽ là kiểu chữ nổi tiếng nhất trong các thiết kế Bauhaus. Giờ đây bạn có thể dễ dàng tải bộ font này tại các website chuyên về font chữ.

  • Các nhà thiết kế hiện nay truyền tải phong cách Bauhaus thế nào?

    Nếu bạn đang tìm kiếm cảm hứng để tạo một tác phẩm Bauhaus với diện mạo hiện đại hơn, hãy tham khảo những ví dụ tuyệt vời từ các typographer, họa sĩ minh họa và nhà thiết kế đồ họa dưới đây - những người đã được truyền cảm hứng trực tiếp từ phong trào Bauhaus.

  • 1. Trong Diễn hoạt hình ảnh và Nội dung tương tác với độc giả

    Đưa phong cách Bauhaus đến gần hơn với công chúng thông qua các thiết bị số, không phải rất thú vị sao? Tạo các nội dung và hình hoạt họa mang phong cách Bauhaus phù hợp với các ứng dụng, hay tạo trải nghiệm thực tế tăng cường (AR) có thể sẽ là bước tiếp theo mà các nhà thiết kế muốn hiện đại hóa thẩm mỹ Bauhaus.

    Dưới đây là một phần thành quả của sự hợp tác giữa agency thiết kế Faktor 3 và Adobe để tôn vinh một trăm năm Bauhaus.

  • Bảng màu được sử dụng cho dự án là phiên bản mở rộng của bảng màu Bauhaus truyền thống.

  • 2. Đồ họa 3D

    Nếu bố cục phẳng gợi lên cảm giác cổ điển, hoài niệm, thì bằng cách biến đổi thiết kế hai chiều truyền thống thành đồ họa 3D đa chiều, hình ảnh bỗng chốc sống động như vượt ra khỏi không gian. Các nhà thiết kế đã thành công mang Bauhaus tiến vào thế kỷ 21.

    Những hình minh họa lấy cảm hứng từ infographic, hay có dạng hình học thường được sử dụng trong nghệ thuật áp phích Bauhaus. “Nổ tung”, “bắn tóe” hay “xoay” các yếu tố hình học thành các góc, dựa trên các đường phối cảnh khác nhau sẽ tạo ấn tượng mạnh mẽ cho tác phẩm.

  • 3. Thông qua việc số hóa kiểu chữ

    Mục đích của các Typographer tại Bauhaus là tạo ra các phông chữ có thể sử dụng phổ biến trên các phương tiện in ấn và bảng hiệu. Tuy nhiên, rất nhiều kiểu chữ được thiết kế bởi thầy trò trường Bauhaus mới chỉ là bản thử nghiệm. Không ít trong số đó chưa được hoàn thành hoặc không bao giờ được xuất bản. Giờ đây, các nhà thiết kế hiện đại đang tìm cách hồi sinh hoặc tái hiện lại các kiểu chữ Bauhaus trong thời đại kỹ thuật số

    Để tôn vinh 100 năm Bauhaus, nhà thiết kế Erik Spiekermann đã hợp tác với một nhóm sinh viên quốc tế để hoàn thành và số hóa năm kiểu chữ từ phong trào Bauhaus.

  • Nhà thiết kế đồ họa chữ Pier Frances đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ với sức ảnh hưởng của Bauhaus trong typography, bằng cách tạo ra Haus Sans - một tác phẩm tuyệt đẹp mang phong cách hình học mà các thành viên Bauhaus rất ưa chuộng.

  • Các phông chữ hoặc thiết kế vector có kiểu dáng hình học tối giản thường sẽ tạo ra một vẻ ngoài rất “Bauhaus”. Ví dụ như bảng chữ cái trừu tượng của Viktoryia Makouskaya dưới đây, bộ font không thể phù hợp hơn cho dịp kỷ niệm 100 năm phong trào Bauhaus.

  • 4. Chất liệu trong Vector minh họa

    Chất liệu sần và màu gradient lấy cảm hứng từ những năm 1930 góp phần bổ sung cho phong cách minh họa của Bauhaus. Trong những bức tranh minh họa của nhà thiết kế người Macedonia Zoki Cardula, sơn airbrush thô kết hợp với gradients tương phản, tạo cho hình ảnh một phong cách 3D đầy mê đắm.

  • Trong ví dụ này, typographer Anna Fahrmaier và họa sĩ minh họa Birgit Palma đã hợp tác để tạo ra loạt các tác phẩm chữ lấy cảm hứng trực tiếp từ phong cách Bauhaus. Bằng cách đổ bóng và gradient bên trong vùng tối của chữ cái, tác phẩm tạo ấn tượng với thiết kế ba chiều như được cắt rời.

  • 5. Trong Thiết kế Logo và Biểu tượng

  • Để tác phẩm vector của mình thêm phần độc đáo, bạn hãy tăng mức độ noise, thử nghiệm độ bóng và gradients màu để tạo chiều sâu hơn nhé.

  • Mang phong cách tối giản và tông trang nhã xuất hiện trong các phim nghệ thuật, phong trào Bauhaus thực sự đã tạo ra một điểm khởi đầu tuyệt vời, để các nhà thiết kế tạo ra sự khác biệt hấp dẫn cho logo và thiết kế thương hiệu. Những tác phẩm này có thể là nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận cho các thiết kế nhận diện thương hiệu và logo.

  • Loạt ảnh minh họa ‘Whale Food’ của studio California TRÜF Creative, khám phá thế giới sinh vật phù du thông qua một lăng kính thiết kế tối giản. Mỗi biểu tượng sẽ giống như một loài sinh vật phù du siêu tối giản và được hiển thị trong bảng màu đen và đỏ thuần của Bauhaus.

  • 6. Với lưới thử nghiệm

    Hãy bỏ qua các quy tắc về lưới mà bạn vẫn luôn tuân thủ nghiêm ngặt khi thiết kế.Tôn vinh phong cách Bauhaus có nghĩa là dám thử nghiệm sự táo bạo và nổi loạn của đồ họa.

    Đặt chữ theo trục chéo so với văn bản sắp xếp theo chiều ngang thông thường như trong bố cục tài liệu của Mikhail Grachikov

    Hoặc lấy cảm hứng bố cục hình học trong các áp phích Bauhaus, tích hợp thêm các vòng tròn hay hình lục giác (hình tổ ong), để thiết kế trông thật khác biệt. 

  • Tạm kết,

    Bài viết trên đã đưa ra sáu cách mà các nhà thiết kế đồ họa đương đại, các typographer và họa sĩ minh họa đang làm để tái hiện lại phong cách Bauhaus, đồng thời, mang tới sự mới mẻ, phù hợp cho khán giả trong thế kỷ 21. Dù bạn thử nghiệm phong cách Bauhaus cho minh họa hoạt hình, thiết kế 3D phối cảnh hay sử dụng kiểu chữ kỹ thuật số, thì hy vọng bài viết đã giúp khơi dậy sự sáng tạo trong bạn.


Kiều Anh · 2019-06-06 17:54:06 · 15236 lượt xem
Đánh giá bài viết

Inspiration of the day

Designers are meant to be loved, not to be understood.
Margaret Oscar, designer
Từ khóa nổi bật
Khoá học Photoshop Hà Nội