Cách thiết kế chữ 3D nổi bật trong Photoshop
Hiệu ứng 3D là một trong những xu hướng thiết kế nổi bật của năm 2020 mà bạn không thể bỏ qua. Vậy thì làm quen ngay với hiệu ứng 3D thông qua cách tạo chữ 3D nổi bật trong Photoshop thôi nào
- “Điểm mặt” TOP 5 sai lầm bạn nên tránh khi tự học edit CapCut tại nhà
- Cách xử lý Lỗi Zoom trong Photoshop chỉ trong nháy mắt
- Cách phối màu trong thiết kế và ứng dụng với các sản phẩm truyền thông
- 6 luật trong thiết kế bạn đừng phạm phải
- Chụp Film cho người mới bắt đầu: Film Outdate
- 5 điều cơ bản cần lưu ý khi thiết kế PowerPoint
Bước 1:
Bạn cần tạo một file mới (Ctrl + N). Trong hộp thoại, điền thông số như hình dưới đây nhé
Bước 2:
Với khung vẽ hiện tại, bạn hãy tô lớp nền (background layer) bằng màu xám đậm (# 333333). Để làm điều này, trước hết đặt Foreground thành màu xám đậm (trong bảng Công cụ). Sau đó chọn Background layer và nhấn Ctrl + A (tạo ra lựa chọn vùng chọn xung quanh toàn bộ khung vẽ - bạn cũng có thể thực hiện việc này thông qua Select > All). Cuối cùng, chọn Edit > Fill (Shift + F5) để mở hộp thoại Fill dialog box. Đặt tùy chọn Use cho Foreground color, sau đó bấm OK để áp dụng tô màu.
Bước 3: Tạo văn bản
Ở bước này chúng ta sẽ viết chữ. Chọn Horizontal Type Tool và nhập văn bản mà bạn muốn. Thay đổi màu của văn bản trong thanh Tùy chọn thành màu vàng (# FFCC00). Bạn nên sử dụng cỡ chữ lớn và thử chọn loại phông chữ đậm vì kỹ thuật này hoạt động tốt nhất theo cách này. Phông chữ được sử dụng ở đây là Myriad Pro Black được đặt ở mức 286pt cho từ ’Six, và 83pt cho từ Revisions.
Bạn có thể tham khảo bài viết 15 font chữ đẹp trong Photoshop để có nhiều lựa chọn hơn nhé
Bước 4: Rasterize văn bản
Điều này giúp chúng ta có thể dễ dàng làm việc với văn bản. Tuy nhiên sau khi rasterize bạn sẽ không thể sửa đổi văn bản được nữa, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đã hài lòng với text trước khi thực hiện thao tác này. Nhấp chuột phải vào text layer và nhấp vào Rasterize Type (hoặc Rasterize Layer tùy thuộc vào phiên bản Photoshop bạn sử dụng).
Bước 5: Sử dụng Free Transform on the text
Bây giờ chúng ta sẽ skew (nghiêng) văn bản để nó nhìn trông có vẻ 3D hơn. Sử dụng tổ hợp Ctrl+T (Edit> Free Transform)
Giữ phím Ctrl, nhấp vào nút điều khiển biến đổi trên cùng bên phải của hộp. Kéo góc sang bên trái. Làm tương tự với nút biến đổi giữa trên cùng. Bạn sẽ có hình ảnh dưới đây
Bước 6: Thêm layer style
Trước hết hãy chắc rằng text layer được chọn trong Layers Panel, sau đó bấm vào biểu tượng Add a layer style ở dưới cùng của Layers Panel. Chọn Bevel and Embossi. Cài đặt như hình dưới đây để làm nổi bật các cạnh chữ. Đừng quên thay đổi màu sắc cho highlights and shadows. Highlight là # FFCC66 và shadow là # DFA125.
Bước 7:
Quay lại hộp thoại Layer Styles và áp dụng kiểu Satin layer style. Hiệu ứng này sẽ mang đến chiều sâu cho màu sắc trên văn bản của thay vì chỉ là một khối màu hoặc gradient. Đổi màu thành #F3881F.
Bước 8:
Điều cuối cùng chúng ta sẽ làm với bề mặt chữ đó là thêm Gradient Overlay layer style. Nhấp vào gradient và thay đổi điểm màu bên trái thành # F7F3A7 và điểm màu bên phải thành # F3881F.
Bước 10:
Đầu tiên, bạn cần duplicate layer bằng cách chọn layer và nhấn Ctrl + J để nhân đôi layer. Chuyển đến layer được sao chép và loại bỏ layer style bằng cách nhấp và kéo chúng vào biểu tượng thùng rác ở dưới cùng bên phải của Bảng điều khiển Layer.
Bước 11:
Bây giờ chúng ta đã có một logo không có layer style, tiếp theo bạn cần điều chỉnh màu sắc. Mở tùy chọn Curves bằng cách chọn Image> Adjustment > Curves (Ctrl + M) và điều chỉnh chúng như dưới đây.
Chúng ta cần giảm độ bão hòa vì màu sắc quá rực để làm shadow. Vào Hue / Saturation bằng Ctrl + U (hoặc Image > Adjustments > Hue/Saturation) và điều chỉnh các cài đặt như bên dưới.
Bước 12:
Bây giờ, chúng ta sẽ tạo các cạnh của text để tạo giao diện ba chiều. Đầu tiên, nhấp và kéo layer bên dưới text layer màu vàng ban đầu và di chuyển nó sang bên trái một chút bằng phím mũi tên. Giữ phím Alt, đẩy mũi tên xuống và trái liên tục. Bằng cách này, bạn sẽ nhân đôi layer màu nâu mỗi lần nhấn nút mũi tên. Tiếp tục cho đến khi bạn có được kích thước và độ sâu mà bạn thích.
Bước 13:
Hãy kết hợp các duplicated layer này thành một. Để thực hiện, nhấp vào layer text màu nâu trên cùng, nhấn giữ Shift và sau đó nhấp vào layer text màu nâu cuối cùng để chọn tất cả chúng. Sau đó, với tất cả các layer được chọn, nhấp vào biểu tượng Lớp liên kết ở cuối Bảng điều khiển Lớp. Biểu tượng liên kết chuỗi sẽ xuất hiện trên tất cả các text layer màu nâu khi bạn nhấp vào nó. Khi bạn liên kết tất cả các text layer màu nâu lại với nhau, chọn text layer và nhấn Ctrl + E để hợp nhất tất cả các layer lại với nhau.
Thêm Gradient Overlay layer style vào cạnh chữ màu vàng. Các màu là đen (# 000000) và trắng (#FFFFFF) (nhấp đúp vào lớp đã hợp nhất để mở hộp thoại Layer Style
Bước 14: Tạo bóng
Duplicate layer cạnh chữ màu nâu bằng Ctrl + J. Chúng ta sẽ sử dụng nó để tạo ra một bóng trên văn bản của chúng tôi. Chọn Filter> Blur> Gaussian Blur và điều chỉnh tùy chọn Radius ở mức 8px. Chọn Curves bằng tổ hợp Ctrl + M để tạo bóng đen.
Bước 15:
Nếu bạn phóng to các cạnh của các chữ cái bằng Zoom Tool (Z), bạn sẽ nhận thấy các cạnh màu nâu xuất hiện ở các góc bị lởm chởm. Chúng ta cần sửa chữa chúng. Sử dụng Polygonal Lasso Tool, nhấp vào hình dạng xung quanh khu vực cần xóa và nhấn phím Delete. Lặp lại thao tác này cho từng khu vực cho đến khi bạn có được các cạnh mượt mà trên tất cả các chữ cái của bạn.
Bước 16:
Đến bước này , nếu bạn đã hài lòng với chữ 3D của mình thì có thể dừng lại, vì cơ bản nó đã hoàn thành.
Tuy nhiên nếu bạn muốn làm đẹp hơn nữa, hãy thêm vào một chút shadow. Ánh sáng đến từ phía trên bên trái, vì vậy chúng ta nên để bóng của chúng ở nơi tối nhất từ phía dưới bên phải. Để đổ bóng đúng, chúng ta sẽ sử dụng Burn Tool trên layer cạnh text màu nâu để làm tối nó. Trước khi thêm vào bóng, chúng ta cần sử dụng Polygonal Lasso Tool để tạo một số góc cạnh của text. Giữ phím Shift và kéo chuột để thêm vào vùng chọn.
Bước 17: Burn Tool
Bây giờ chúng ta có thể bắt đầu burn các khu vực đã chọn. Thay đổi cài đặt Burn trong thanh Tùy chọn để Ranges option với Highlights và Exposure ở mức 50%. Chúng ta sẽ dùng brush với đường kính chính được đặt ở mức 125px với Hardness là 0%.
Bước 18:
Làm tương tự với các khu vực cần đổ bóng. Vì bạn vẫn cần chọn các khu vực, chúng tôi có thể thực hiện lựa chọn nghịch đảo, Select > Inverse (Ctrl + Shift + I), sau đó chúng ta có thể burn các khu vực chưa làm xong mà không cần burn hết toàn bộ.
Bước 19:
Bạn cũng có thể làm một số highlight với Công cụ Dodge. Sử dụng cùng một cọ brush, cùng một cài đặt và cùng một phương thức mà chúng ta đã làm với Công cụ Burn.
Xong! Trông khá giống logo 'xịn' của một chương trình truyền hình phải không nào?
Tạm kết,
Hi vọng với hướng dẫn đơn giản trên đây, bạn có thể dễ dàng sáng tạo những tác phẩm chữ 3D thật đa dạng và đẹp mắt. Nếu bạn muốn thiết kế những ấn phẩm truyền thông chuyên nghiệp, tham khảo khóa Thiết kế đồ họa chuyên sâu tại colorME ngay nhé