5 lần thay đổi logo gây nhiều tranh cãi nhất lịch sử

Đăng Đạt · 2022-07-21 15:52:28 · 2622 lượt xem
image - 5 lần thay đổi logo gây nhiều tranh cãi nhất lịch sử

Trong lịch sử, đã không ít lần những thương hiệu lớn tiến hành thay đổi bộ nhận diện của mình. Tuy nhiên, trong số đó, không phải sự thay đổi nào cũng được công chúng đón nhận một cách tích cực. Hãy cùng colorME khám phá 5 lần thay đổi logo gây nhiều tranh cãi nhất lịch sử nhé!

1. Google

Logo của google hiện nay chính là kết quả của sự thay đổi chấn động vào năm 2015. Hôm 1.9, "gã khổng lồ" ngành công nghệ đã tiến hành thay đổi logo chính thức, chuyển từ font chữ kiểu serif (có chân) sang kiểu sans-serif (không chân). Vẫn giữ nguyên 4 màu cơ bản nhưng có phần điều chỉnh cho đỡ chói hơn trước. Các nét vẽ giờ đây đã trở thành các đường nét do các hình tròn và hình chữ nhật tạo thành. Được biết, logo mới thể hiện sự đơn giản, gọn gàng, thanh thoát và thân thiện hơn với người sử dụng.

Tuy nhiên, sự thay đổi đã nhận lại không ít gạch đá khi bị mọi người chế giễu là không khác gì chữ cái được dùng trong trường mẫu giáo cho trẻ nhỏ. Sự đơn giản ở đây bị cho là quá mức và có phần tẻ nhạt, hay thậm chí là ‘’kinh khủng’’.


2. Yahoo 

Ngày 5/9/2013, Yahoo - "gã khổng lồ" Internet 1 thời đã thay đổi bộ nhận diện của mình. Thiết kế mới của Yahoo lại trở thành dạng 3D chứ không phẳng như hầu hết các công ty công nghệ khác. Font chữ mới của Yahoo có phần cứng cáp, sắc mảnh và chắc chắn hơn. Chiều cao các chữ cũng không còn lộn xộn như logo cũ. 

Dù mong muốn thể hiện sự trẻ trung, năng động và gần gũi, phù hợp với tầng lớp trẻ tuổi. Yahoo lại nhận lại những phản ứng ngược lại hoàn toàn. Nhiều người cho rằng logo mới như ai đó đã tạo ra với các phông chữ clipart từ đầu thập niên 90. Công chúng còn cho rằng logo mới này sẽ hợp với những thương hiệu mỹ phẩm hơn là công nghệ.


3. Pepsi

Vào tháng 8 năm 2009, thương hiệu nước giải khát top đầu thế giới - Pepsi cho ra mắt mẫu logo hoàn toàn mới. Tuy vẫn giữ màu sắc xanh-đỏ chủ đạo nhưng đường lượn sóng ở giữa đã bị thay đổi. Font chữ in đậm, nghiêng cũ được thay bằng font mảnh và mềm mại hơn. 

Logo mới của Pepsi nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều khi nhiều người cho rằng đường lượn sóng đã bị “bóp méo thảm hại”. Phần đông cho rằng logo mới đã bị mất phá vỡ sự cân bằng, không có năng lượng, không sinh động và sôi nổi như trước. Có người còn nghi ngờ logo này ăn cắp ý tưởng từ chiến dịch vận động tranh cử của Tổng thống Mỹ Obama.


4. Verizon

Verizon được mệnh danh là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Hoa Kỳ. Verizon đã thay đổi logo của mình chỉ sau Google đúng 1 ngày. Thiết kế mới vẫn chọn font chữ cũ nhưng không in nghiêng. Chữ Z và dấu tick được thay đổi hoàn toàn so với logo cũ (Trước đó riêng chữ ‘Z’ có màu đỏ và kéo dài tạo cảm giác tốc độ cao, dấu tick mở rộng phía trên được bôi màu đỏ, mang ý nghĩa sự hiệu quả và hài lòng.

Tuy vậy, nhiều người cảm thấy thất vọng vì logo mới thật sự kém ‘’chất’’ hơn logo cũ rất nhiều. Nhìn đơn giản “quá mức” so với logo cũ. Logo mới bị coi như 1 bước đi lùi, khiến thương hiệu không còn nổi bật như xưa. 


5. Gap

Ngày 6/10/2010, Gap hãng bán lẻ thời trang lớn nhất nước Mỹ đã quyết định thay đổi hoàn toàn nhận diện thương hiệu của mình. Logo cũ là hình vuông màu xanh bao phủ lấy chữ Gap in hoa màu trắng. Ở logo mới, chữ Gap được đổi thành màu đen thay vì màu trắng như trước đây, đi kèm theo đó là một hình vuông nhỏ màu xanh, nằm rất khiêm nhường bên cạnh chữ ‘p’.

Biểu tượng mới đã nhận một làn sóng phản dối giận giữ từ phía công chúng. Những người đã từng là ‘’fan cứng’’ của Gap cho rằng logo mới đã mất đi dáng vẻ đơn giản, tinh tế mà vẫn thanh lịch. Font chữ kiểu Helvetica đơn điệu đã làm giảm hẳn sự nổi bật của logo, khiến có phần trông công nghiệp và ‘’kém sang’’ hơn rất nhiều. Chỉ sau 6 ngày sau, Gap đã phải đổi lại logo cũ vì không chịu nổi sức ép từ dư luận và người đã phê duyệt cho logo mới đã phải từ chức.


KẾT LUẬN

Thay đổi logo là một trong những quyết định vô cùng hệ trọng. Mỗi sự thay đổi trên đều cần phải có sự cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng của đội ngũ quản trị doanh nghiệp. Dù một số sự đổi mới đó đã phải đối mặt với những phản đối dữ dội từ công chúng, nhiều thương hiệu vẫn vững tâm với quyết định của mình và tồn tại, thậm chí thành công cho đến ngày nay. Mong bài viết trên đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn.

Đừng quên theo dõi BlogFanpage của colorME để cập nhật các tin tức và công cụ, xu hướng thiết kế trong thời gian tới bạn nhé!

Đăng Đạt · 2022-07-21 15:52:28 · 2622 lượt xem
Đánh giá bài viết

Inspiration of the day

Designers are meant to be loved, not to be understood.
Margaret Oscar, designer
Từ khóa nổi bật
Khoá học Photoshop Hà Nội