Trọn bộ 7 loại Logo Design: đâu là "mảnh ghép" dành cho bạn?

Quỳnh Anh · 2019-05-29 09:24:02 · 14365 lượt xem
image - Trọn bộ 7 loại Logo Design: đâu là "mảnh ghép" dành cho bạn?

Cho dù bạn đang muốn mở shop online, kinh doanh hay làm truyền thông cho sự kiện, CLB,.. một chiếc logo ‘xuất sắc’ chắc chắn sẽ giúp hành trình của bạn suôn sẻ hơn, ‘ghi điểm’ ấn tượng trong tâm trí khách hàng. Cùng ColorME tìm hiểu 6 hướng thiết kế logo phổ biến và nổi bật nhất, được hầu hết các thương hiệu ưu ái sử dụng. Đặc biệt, bài viết sẽ gợi ý những tips Do and Don’t hữu ích đối với từng mẫu thiết kế logo, đừng bỏ qua nhé!

Embles (Biểu tượng)

Dấu hiệu nhận biết dễ nhất của anh bạn này, đó là tên thương hiệu được chèn bên trong 1 biểu tượng, mang tới hơi thở cổ điển, truyền thống. Mẫu logo này thường bao gồm nhiều chi tiết như: đường nét tinh xảo, dàn typography gọn gàng, trang trí nhỏ, chi tiết.

Bạn thử tham khảo logo Harley Davidson này xem, một logo sử dụng sans serif đơn giản được lồng trong biểu tượng chiếc huy hiệu, tưởng đơn giản mà vẫn đậm chất riêng.

Điểm cộng: Thích hợp với hương hiệu muốn tạo hình ảnh truyền thống

Điểm trừ: Không ‘hợp cạ’ nếu logo của bạn theo hướng minimalism. Biểu tượng thường giới han nội dung text hay chi tiết đi kèm, do đó chúng tạo cảm giác thiếu khoảng trắng, khá ‘thử thách’ để đọc từ tầm nhìn xa.


Logotype


Logotype là mẫu logo sử dụng duy nhất tên thương hiệu, không có đường nét hay họa tiết trang trí đi kèm. Chính bởi sự tối giản nên chúng thường tạo cảm giác gần gũi và thân thuộc với người xem, rất thích hợp với các ngành hàng đại chúng như; ngành thời trang nhanh, vận chuyển,...

Với phông chữ cực đơn giản và thanh lịch, không tiểu tiết, logo của Google vô cùng dễ ‘dò ra - đa’ và độ nhận diện phủ sóng khắp - mọi - nơi.

Font chữ là yếu tố quan trọng hàng đầu với loại logo này, vì chúng được thiết kế dựa trên tên thương hiệu. Ví dụ: các mặt hàng thời trang có xu hướng sử dụng font chữ thanh lịch, hiện đại, trong khi các logo của doanh nghiệp, chính phủ thường hướng đến sự truyền thống và rõ ràng.

Nên sử dụng khi: 

Tên thương hiệu đơn giản, ngắn gọn, dễ đọc.

Bạn muốn bộ nhân diện tối giản, để khách hàng tập trung trực tiếp vào tên thương hiệu của bạn.

Không nên sử dụng: 

Khi tên công ty của bạn thực sự dài.

Bạn muốn một hình ảnh logo sáng tạo, cách điệu, tạo cú hích ấn tượng với khách hàng.


Monogram logo


Bạn có nhớ HBO là Home Box Office? Dám chắc là không rồi.  Với monogram logo, bạn có thể thu gọn tên thương hiệu lại bằng cách viết tắt như vậy, vừa ngắn gọn lại dễ nhớ, dễ nhận biết hơn nữa. Nhiều thương hiệu thời trang như (Louis Vuitton, Chanel hoặc Gucci) đều tận dụng kiểu thiết kế logo hiệu quả này.

Nên sử dụng khi: Tên thương hiệu khá phức tạp và khó nhớ

Không nên sử dụng khi: Tên viết tắt thường gây tác dụng phụ đối với công ty mới thành lập, độ nhận diện thấp, nên hãy cân nhắc nhé.


Brand mark


Brand mark là kiểu logo sử dụng một hình ảnh/ biểu tượng đặc trưng để làm “đại sứ” cho thương hiệu. Ví dụ “Apple” bạn sẽ nghĩ ngay đến trái táo, “Twitter” là hình chú chim. 

Nhưng bạn nhớ phân biệt với anh bạn Emble (biểu tượng) ở đầu nhé. Brand mark chỉ có duy nhất hình ảnh, còn Emble là sự kết hợp biểu tượng và chữ (tên thương hiệu). Starbucks bắt đầu như 1 biểu tượng, nhưng giờ chỉ ‘co lại’ bằng hình ảnh nàng tiên cá.

Điểm cộng: Tạo cảm giác gần gũi, vui vẻ, dễ hình dung hơn nhiều so với cái tên nhàm chán.

Điểm trừ: Không phù hợp với hình ảnh chỉn chu, chuyên nghiệp, đứng đắn.


Mascots – Logo linh vật


Mascots chính là 1 nhân vật minh họa đại diện cho thương hiệu (đại sứ thương hiệu). Những ví dụ nổi tiếng là chú ong dễ thương của thương hiệu Jollibee, Đại tá Harland Sanders của KFC và Mr.Peanut của Planter.

Mascots là một ý tưởng tuyệt vời cho các sản phẩm, dịch vụ muốn tạo sự gần gũi, thân thiện, vui vẻ cho khách hàng. Chúng thường được sử dụng cho các đội thể thao, công ty dịch vụ và thương hiệu thực phẩm, vì họ luôn cố gắng để trở nên gần gũi với khách hàng.

Điểm cộng:

Thu hút trẻ em hoặc đối tượng là gia đình, khuyến khích tương tác với khách hàng.

Thương hiệu của bạn vui vẻ, thân thiện và lạc quan.

Bạn muốn một hình ảnh linh hoạt để có thể sử dụng nhiều cách khác nhau.

Điểm trừ: Không phù hợp với những thương hiệu chuyên nghiệp, đứng đắn.


Combination mark - Logo kết hợp


Đây là kiểu logo phối hợp giữa 2 trong các yếu tố nói trên (như logo, linh vật mascot, biểu tượng…) - Một lựa chọn lý tưởng để bạn sáng tạo linh hoạt cho thương hiệu của mình. 

Sử dụng ngay khi: Nếu bạn muốn một logo linh hoạt, điều chỉnh cho các tình huống khác nhau. Bạn có thể giữ nguyên logo và tách bỏ tên, hoặc chỉ sử dụng biểu tượng chẳng hạn!

Không nên sử dụng khi: Bạn ưa chuộng sự tối giản. Việc kết hợp nhiều yếu tố đôi khi tạo cảm giác hơi rối mắt đó.


Tạm kết

Hi vọng qua bài viết này, bạn đã tìm được nguồn cảm hứng thiết kế cho logo sản phẩm, thương hiệu hay một dự án online nho nhỏ đầu tay của mình. Tuy nhiên, để thiết kế đa dạng và hợp thẩm mỹ các mẫu logo khác nhau, chúng mình cần nắm vững nền tảng và tư duy thẩm mỹ đó. Khóa học Illustrator tại ColorME sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức, cách sử dụng công cụ và tư duy cần thiết trong thẩm mỹ, giúp bạn thành thạo thiết kế chỉ sau 1 khóa duy nhất.

Cùng tìm hiểu thêm tại đây nhé: https://colorme.vn/classes/2/18439/8 

Quỳnh Anh · 2019-05-29 09:24:02 · 14365 lượt xem
Đánh giá bài viết

Inspiration of the day

Designers are meant to be loved, not to be understood.
Margaret Oscar, designer
Từ khóa nổi bật
Khoá học Photoshop Hà Nội