11 Tips dành cho người mới bắt đầu
Khi mới bắt đầu tập làm quen với thiết kế, chúng ta sẽ rất hay mắc phải những lỗi chung, cùng nhau điểm lại các lỗi thường gặp và tips khác phục nha
- Hướng dẫn chèn ảnh GIF vào Powerpoint trong chớp mắt
- Nắm được những bí thuật này, bạn sẽ học design hiệu quả hơn
- 2018 Design trends
- Những kỹ năng mềm tân sinh viên nên rèn luyện ngay từ năm nhất
- Kỹ thuật chụp ảnh Bokeh (Phần 2): 6 Tips chụp hiệu ứng xoá phông cực ảo diệu
- Tương lai của thiết kế UI/UX: AI & công nghệ sẽ thay đổi thiết kế tương tác như thế nào?
Khi mới bắt đầu tập làm quen với thiết kế, chúng ta sẽ rất hay mắc phải những lỗi chung, cùng nhau điểm lại các lỗi thường gặp và tips khác phục nha <3
1. Ưu tiên sử dụng hình ảnh hơn chữ
Một thói quen chung của người dùng là họ bị là thường hấp dẫn bởi hình ảnh hơn chữ viết. Tuy nhiên, những người mới tập làm quen với thiết kế thường bỏ qua yếu tố này và lạm dụng sử dụng chữ quá nhiều hoặc kích thứơc chữ lớn. Điểu này chính là 1 trong những nguyên nhân chính khiến các tác phẩm trở nên kém thu hút người xem hơn. Vậy nên, khi thiết kế chúng ta nên chú trọng vào hình ảnh hơn.
2. Phối hợp phông “ăn ý”
Một điểm khiến cho thiết kế của người mới bắt đầu trở nên kém bắt mắt và thiếu chuyên nghiệp là sử dụng quá nhiều font chữ. Hãy cố gắng tiết chế chỉ nên sử dụng 1-2 font và chọn những font có sự tương phản cao.
3. Sử dụng khoảng trắng thiếu hiệu quả (White space)
Liên tục cảm thấy thiết kế của mình còn trống và tiếp tục thêm nhiều yếu tố khác vào tác phẩm là điều xảy ra khá phổ biến khi mới bắt đầu làm quen với thiết kế. ĐIều này có thể không những không giúp cho thiết kế của bạn bớt trống mà nó còn khiến ấn phẩm trở nên rối mắt và nặng nề. Hãy tận dụng lại các khoảng trống thay vì cố để lấp đầy chúng nhé ^^
4. Tập trung làm nổi bật đối tượng chính
Có 2 trường hợp thường xảy ra khi bạn không thể xác định và làm nổi bật được đối tượng chính.
- - Không có gì nổi bật, khiến ấn phẩm trở nên sơ sài
- - Quá nhiều thứ nổi bật khiến thiết kế rối mắt và gây khó chịu
Lời khuyên của mình là hãy… “hít thở sâu” J), dừng lại và rà soát để tìm đối tượng mình muốn truyền tải nhất và tập trung khai thác đối tượng đó, đồng thời có thể giản lược đi các đối tượng còn lại.
5. Căn chỉnh lại khoảng cách dòng, chữ
Khá nhiều người thường bỏ qua yếu tố cơ bản này, làm cho thiết kế của bạn thiếu chuyên nghiệp và không đẹp mắt. Dù là tiểu tiết bạn vẫn nên sửa lại, căn chỉnh mọi thứ trở nên gọn gàng và đều hơn nhé.
6. Sắp xếp các đối tượng theo hệ thống cấp bậc
Laị một yếu tố cơ bản nhưng hay bị bỏ quên là nên sắp xếp mọi thứ theo các cấp, điều này có thể giúp người xem hiểu hơn về mối quan hệ của các chủ thể trong thiết kế và chủ thể chính với các chủ thể còn lại. TRÁNH tình TRẠNG các cấp bị sắp xếp không RÕ ràng hoặc không có sự phân cấp thông tin.
7. Đồng bộ hoá, duy trì tính nhất quán
Các ấn phẩm trong 1 dự án rời rạc và thiếu liên kết với nhau cũng rất hay thường gặp phải đối với những người mới bắt đầu, sự xuyên suốt trong hình ảnh, màu sắc, font chữ,… đối với 1 dự án, 1 bộ ấn phẩm rất quan trọng để người xem có thể ấn tượng và nhớ đến bạn hơn.
8. Sử dụng font phù hợp với mục đích
Bỏ qua ý nghĩa và đặc trưng của font chữ bạn có thể sử dụng nhầm các font và không thể truyền tải được hết mục đích của bản thiết kế. Ví dụ: Trang bìa một quyển sách thiếu nhi bạn nên sử dụng những font decorative tươi vui, tránh sử dụng font serif cứng nhắc, cổ điển làm sách kém hấp dẫn hơn với đối tượng mục tiêu.
9. Sử dụng màu sắc hợp với ý nghĩa
Có một sự thật là đôi khi bạn hoàn toàn hiểu được ý nghĩa của màu sắc nhưng vẫn sử dụng sai do thiếu kinh nghiệm trong việc phối kết hợp màu hoặc lỡ bỏ qua ý nghĩa của màu đó. Ví dụ: Poster 1 bộ phim ma rùng rợn không nên sử dụng những gam màu tươi sáng như vàng, cam,…
10. Chọn ảnh chất lượng cao
Một lỗi khá hay gặp, những bạn mới bắt đầu thường không đầu tư chọn các bức ảnh chất lượng cao khiến thiết kế tệ đi rất nhiều. Vậy nên đừng ngại ngần đầu tư hình ảnh để có chất lượng sản phẩm tốt.
11. Dòng chữ không nên quá dài hoặc quá ngắn
Theo nghiên cứu khoa học độ dài lý tưởng của 1 dòng chữ là từ 50-60 từ, nếu quá dài tốc độ đọc hiểu của người xem sẽ bị giảm đi, nếu quá ít chữ, bạn sẽ khiến dòng chữ trở nên vụn vặt và thiếu liên kết.