5 lời khuyên cho ảnh du lịch
Cứ mỗi một chuyến đi hãy nghiên cứu về đề tài, đối tượng chụp ảnh của nơi bạn đến và chuẩn bị những thiết bị sao cho phù hợp.
- 15 kênh Youtube khơi nguồn cảm hứng sáng tạo khi học thiết kế đồ hoạ
- Giai thoại li kì về những màu sắc quen thuộc
- 5 agency cung cấp dịch vụ thiết kế UI - UX tại Hà Nội
- 6 Tips chọn Font khi thiết kế Website
- Ứng dụng của Pattern trong nhận diện thương hiệu
- 3 thông số điều chỉnh ánh sáng những “tân binh” chơi ảnh cần biết
- 1. Vật dụng cần thiết để chụp hình trước chuyến đi
Cứ mỗi một chuyến đi hãy nghiên cứu về đề tài, đối tượng chụp ảnh của nơi bạn đến và chuẩn bị những thiết bị sao cho phù hợp. Đương nhiến những thiết bị cơ bản như thân máy, ống kính, thẻ nhớ…thì vẫn phải mang theo rồi nhưng những phụ kiện hỗ trợ như chân máy, kính lọc dây bấm mềm,… hãy cân nhắc có sử dụng không. Nhiều lần mình mang thừa phụ kiện không dùng cảm thấy uổng lắm mà chật túi nữa.
Trong các thiết bị cơ bản mình muốn phân tích riêng phần ống kính vì trong chúng ta khi chơi nhiếp ảnh ai chắc có vài chiếc ông kính và tâm lý bình thường khi đi chụp ảnh là muốn mang hết với tâm lý nhỡ đâu có đối tượng cần dùng ống đấy thì sao. Mang thừa thì nặng cân. Mang thiếu thì lại tiếc nuối khoảnh khắc vì không chụp được. Kinh nghiệm của mình hay sử dụng một chiếc lens zoom tiêu chuẩn khẩu lớn hoặc một cặp ống kính với tiêu cự dễ sử dụng. Có hai giải pháp mình muốn chia sẻ:
Zoom: Sigma 17-50mm f2.8, Canon Nikon 24-70mm f2.8
Prime: Cặp 24-50mm hoặc 35-85mm
2. Luôn mang máy ảnh và trong tư thế sẵn sàng chụp
Những khoảnh khắc hay cảnh đẹp sẽ có mặt ở khắp nơi trên cung đường bạn đi, nên hãy luôn trong tư thế sàng thấy đẹp thấy hay là dừng lại chụp. Tất cả các thiết bị có thể chụp ảnh kể cả smartphone cũng phải luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Đối với máy ảnh hãy thiết lập một thông số vừa đủ chính xác để dơ lên là có thể bấm luôn. Lời khuyên nên dùng Av và cho ảnh tối đi nửa khẩu, vì tối còn dễ cứu chứ cháy sáng là chịu luôn đấy.
3. Bức ảnh mang dấu ấn cá nhân
Thường tì trước mỗi chuyến đi bao gờ tôi cũng google xem những người đi trước họ chụp gì ở đâu và góc chụp như thế nào. Nhưng không phải tôi muốn cố gắng chụp giống như họ. Vì trong nhiếp ảnh điều làm nên sự khác nhau đó là kỹ thuật nhiếp ảnh, trường phải và thể loại theo đuổi. Thế nên việc xem ảnh tìm hiểu trước chỉ mang giá trị tham khảo và kích thích cảm hứng trước mỗi chuyến đi.
4. Mỗi bức ảnh là một câu chuyện
Cái hay của ảnh du lịch là sau khi xem xong chúng ta sẽ nhớ lại toàn bộ kỹ niểm của chuyến đi đó. Và hãy để mỗi bức ảnh là một lát cắt của chuyến đi đó. Đằng sau bức ảnh đó là câu chuyện gì. Ví dụ như lên vùng cao Việt Nam thì hầu như ai cũng sẽ chụp những người dân bản địa ở đó – những đứa trẻ với quần áo nhiều sắc mầu, những người phụ nữ gánh củi đi quanh cách núi,… Nhưng chúng ta chỉ chụp họ và điều chúng ta biết duy nhất đó là họ là người dân bản địa, hay dừng lại hay hỏi và bắt chuyện với họ nếu có thể ít nhất có thể thêm thông tin như tên, tuổi, nơi ở, hoàn cảnh cuộc sống,.. để sau này khi về nhà chúng ta có nhiều thứ để nhớ, để kể hơn khi xem lại ảnh.
5. Chụp vì mình thích
Trên những chặng đường đi qua, mỗi khoảnh khắc chúng ta chụp bằng cả trái tim, chúng ta chụp vì chúng ta thích nó thực sự. Mỗi khi bấm một tấm ảnh phải có cảm giác sướng ở ngón tay, tim phải rung động, và tâm trí phải thả theo khoảnh khắc. Mình tin dù cho không phải người chụp chuyên thì chúng ta vẫn cảm thấy hạnh phúc với những bức ảnh của mình.
Với xu hướng du lịch ngày nay thì nhiều người có tấm lý đi để có ảnh check-in, mọi người đã đến đó, chụp tại đó, mình cũng phải có ảnh để chứng mình, và đương nhiên khi đã check-in thành công thì coi như là xong. Đương nhiên cảm giác đó cũng vui cũng thích nhưng mình tin nó sẽ không kéo dài được lâu. Thực cái này là quan điểm của mỗi chúng ta, nhưng theo mình thì hãy để chuyến đi có thật nhiều cung bậc cảm xúc.
Mùa hè đến rồi lên kế hoạch đi thôi!
_____________
Ảnh và bài viết: Hoàng Nam Dương