5 yếu tố làm chủ độ sâu trường ảnh
- Cách khắc phục Photoshop bị mất thanh công cụ cực kỳ đơn giản
- 8 bước đơn giản giúp bạn ghép ảnh trong Photoshop cs6
- Thiết kế Poster theo phong cách Retro
- 5 lời khuyên cho người tự học thiết kế đồ họa
- Chinh phục cách vẽ đường thẳng, đường cong hoàn hảo trong Photoshop
- Key visual là gì? Cách tạo Key visual thu hút người xem
Khi bắt đầu bước chân vào lĩnh vực nhiếp ảnh, việc nắm rõ và hiểu biết sâu về kỹ thuật nhiếp ảnh luôn được xem là quan trọng hàng đầu. Độ sâu trường ảnh (DOF) là một khái niệm đã quá quen thuộc đối với người chơi nhiếp ảnh, nhưng để kiểm soát nó không đơn thuần chỉ là điều chỉnh khẩu độ ống kính. Bài viết này giúp bạn tổng quát được tất cả các yếu tố sẽ tác động đến độ sâu trường ảnh từ đó giúp người bấm máy sẽ làm chủ và nâng cao chất lượng hình ảnh.
Một chút về Khái niệm
Độ sâu trường ảnh - Depth of Field, viết tắt là DOF, là thuật ngữ để diễn tả những gì rõ nét và những gì ngoài khoảng rõ nét trong ảnh. Muốn cho chủ thể của bạn rõ nét thì nó phải nằm trong khoảng DOF của ảnh. Khi bạn lấy nét, thì ngoài điểm mà bạn cần muốn nét thì những điểm phía trước điểm đó và phía sau điểm đó cũng sẽ nét, đó gọi là khoảng DOF
Mỗi bức ảnh sẽ có vùng lấy nét khác nhau. Với ảnh chụp có vùng lấy nét rất nhỏ gọi là DOF nông, ảnh chụp có vùng lấy nét rất lớn gọi là DOF sâu.
Thường thì khi chụp ảnh chân dung, người bấm máy có xu hướng muốn có DOF nông để có tập trung hơn vào chủ thể. Ngược lại khi chụp ảnh phong cảnh, DOF sâu luôn được sử dụng để tạo chiều sâu cho ảnh.
Độ sâu trường ảnh bị tác động bởi 5 yếu tố: Khẩu độ ống kính, tiêu cự ống kính, kích thước cảm biến, khoảng cách từ máy ảnh đến chủ thể, khoảng cách từ chủ thể đến hậu cảnh.
1. Yếu tố Khẩu độ ống kính, chỉ số f-stop
Khẩu độ (Aperture) đề cập đến độ mở của ống kính để cho phép ánh sáng đi qua và tiếp xúc với cảm biến máy ảnh. Ống kính đã được định sẵn các khẩu độ khác nhau để kiểm soát lượng ánh sáng đi qua ống kính và bạn chỉ có thể điều chỉnh độ mở của ống kính ở các mức định sẵn này, gọi là các f-stop. Sử dụng khẩu độ (f-stop) của ống kính là cách đơn giản nhất để kiểm soát độ sâu trường ảnh khi bạn thiết lập các thông số cho bức ảnh của bạn.
Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến DOF là khẩu độ. Khẩu độ càng lớn thì khoảng DOF sẽ càng ít và ngược lại. Ví dụ bạn chụp ở khẩu độ f/2.8 thì DOF sẽ ít hơn (cạn hơn, mỏng hơn) so với chụp ở khẩu độ f/22 nếu chụp cùng một chủ đề, cùng một khoảng cách chụp và cùng điều kiện ánh sáng. Thông thường để dễ hiểu chúng ta cần ghi nhớ mẹo đơn giản như sau:
Khẩu độ lớn = số F nhỏ = DOF mỏng
Khẩu độ nhỏ = số F lớn = DOF sâu
Vì vậy muốn xoá nhoà hậu cảnh bạn có thể chụp ở khẩu độ chừng f/2.8, f/4 hay f/5.6, còn muốn chổ nào cũng nét hết bạn chụp ở khẩu độ f/16 hay f/22 chẳng hạn. Bạn cũng cần thực hành chụp nhiều khẩu độ khác nhau cho cùng một chủ đề của mình để quan sát sự khác biệt trên hình ảnh đối với ống kính của mình.
2. Yếu tố tiêu cự ống kính
Điều kế tiếp để xác định độ sâu trường là độ dài tiêu cự. Nếu bạn có ống kính zoom hoặc hai ống kính với độ dài tiêu cự khác nhau, bạn có thể tự kiểm tra. Kết quả sau khi thực hiện sẽ là tiêu cự càng dài thì DOF sẽ càng nông. Và tất nhiên, ngược lại, tiêu cự càng rộng thì DOF càng sâu.
Ví dụ nếu bạn chụp một cái gì đó với một ống kính 50mm ở f/2.8 và sau đó chụp cùng một điều với ống kính 200mm ở f/2.8 thì sự khác biệt về độ sâu của trường sẽ rất ấn tượng. Với tiêu cự 200mm DOF sẽ rất nông.
3. Yếu tố kích thước cảm biến
Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc chụp ảnh xóa phông bằng một chiếc máy ảnh du lịch chưa? Điều đó gần như là không thể. Đó là bởi vì cảm biến của các máy ảnh du lịch quá nhỏ. Nhưng nếu chúng ta chụp bằng máy ảnh có bộ cảm biến lớn hơn, ví dụ máy ảnh full-frame hoặc crop-frame 1,5/1,6, bạn sẽ thấy rằng độ sâu trường ảnh sẽ nông hơn. Tóm lại, một cảm biến có kích thước lớn thì cho phép bạn xóa phông một cách dễ dàng hơn.
4. Khoảng cách từ máy ảnh đến chủ thể
Bạn càng đứng gần với chủ đề của mình, thì độ sâu của trường sẽ càng nông. Nếu bạn ở cách chủ thể tầm 2 mét, chụp ở khẩu f/2.8 với ống kính 50mm, thì DOF của bạn sẽ là 10cm. Với cùng một ống kính và khẩu độ nhưng ở khoảng cách 10 mét so với chủ thể, DOF lúc này sẽ là 100cm. Nếu bạn không có ống kính khẩu độ lơn, một chiếc máy ảnh cảm biến lớn tối ưu cho việc xóa phông thì hãy đứng thật gần đối tượng được chụp.
5. Khoảng cách từ chủ thể đến hậu cảnh
Cuối cùng là khoảng cách giữa đối tướng được chụp đến nền. Chủ thể càng xa nền sau thì càng dễ xóa phông, hay dof sẽ càng nông. Ví dụ, nếu chụp thử 2 tấm với cùng một thông số, cùng góc chụp, tấm thứ nhất cho mẫu cách nền 5m, tấm thứ hai cách nền 3m thì tấm thứ 2 sẽ có phông nền sắc nét hơn tấm đầu.