Bật mí Designers cách ứng dụng Emotional Design để chạm đến trái tim người dùng

Ngọc Anh · 2025-01-11 20:05:41 · 80 lượt xem
image - Bật mí Designers cách ứng dụng Emotional Design để chạm đến trái tim người dùng

Tiêu chuẩn về thiết kế UI/UX hiện nay không chỉ dừng lại ở việc "đẹp" hay "hữu ích". Một UX design thành công không chỉ sở hữu một giao diện đẹp mắt mà còn cần có sự kết nối của thương hiệu với người dùng, gợi lên được những cảm xúc bên trong và từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng. Và để tạo được một thiết kế như vậy, chúng ta cần hiểu rõ về Emotional Design. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng colorME tìm hiểu cách để giúp thiết kế để chạm đến trái tim người dùng nhé!

Emotional Design là gì?

Emotional Design, hay còn gọi là thiết kế cảm xúc, là phương pháp tạo nên thiết kế có thể khơi gợi cảm xúc của người dùng, ví dụ như sự vui vẻ, sự hài lòng, nhằm nâng cao trải nghiệm của người dùng. 

Mục tiêu của thiết kế cảm xúc không chỉ là làm cho sản phẩm trở nên hữu ích hay dễ sử dụng mà còn khiến người dùng cảm thấy vui vẻ, hào hứng, tin tưởng hoặc thậm chí tự hào khi sử dụng. Điều này được thể hiện qua việc designer kết hợp các yếu tố như màu sắc, hình ảnh, font chữ và trải nghiệm tương tác phù hợp trong thiết kế của mình.

Emotional Design là gì?

Emotional Design là gì?

Thiết kế cảm xúc thường được ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực như thiết kế UX/UI, sản phẩm tiêu dùng, thương hiệu, và quảng cáo, nhằm xây dựng sự kết nối với trải nghiệm người dùng một cách sâu sắc nhất. Quan trọng hơn, thiết kế cảm xúc giúp sản phẩm nổi bật trong thị trường cạnh tranh, xây dựng lòng trung thành từ phía người dùng và tạo nên những trải nghiệm đáng nhớ.

3 cấp độ xử lý cảm xúc trong Emotional Design

Donald Norman, Giám đốc The Design Lab tại Đại học California và tác giả của cuốn sách The Design of Everyday Things, đã thực hiện nhiều nghiên cứu chuyên sâu về khái niệm Emotional Design. Trong quá trình nghiên cứu, ông đã xác định rằng người dùng thường có ba loại phản ứng nhận thức chính đối với thiết kế của một sản phẩm: Visceral, Behavioural, và Reflective. 

3 cấp độ xử lý cảm xúc trong Emotional Design #01: Visceral

Visceral là cấp độ phản ứng cảm xúc đầu tiên mà người dùng trải nghiệm khi tiếp xúc với một sản phẩm. Đây là phản ứng mang tính tiềm thức, được hình thành dựa trên ấn tượng ban đầu về các yếu tố thị giác như màu sắc, hình dạng, bố cục và kiểu chữ. Cảm xúc ở cấp độ này thường rất mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định liệu người dùng có tiếp tục tương tác với sản phẩm hay không.

Cấp độ phản ứng cảm xúc Visceral

Cấp độ phản ứng cảm xúc Visceral

Chẳng hạn, một giao diện người dùng được thiết kế đẹp mắt, với màu sắc hài hòa và bố cục cân đối, có thể ngay lập tức thu hút sự chú ý của người dùng và mang lại cảm giác dễ chịu. Ngược lại, một giao diện rối mắt có thể nhanh chóng khiến người dùng cảm thấy khó chịu và rời đi mà không cần tìm hiểu thêm.

3 cấp độ xử lý cảm xúc trong Emotional Design #02: Behavioural

Cấp độ Behavioural tập trung vào cách người dùng đánh giá và phản hồi dựa trên trải nghiệm thực tế khi sử dụng sản phẩm. Đây là giai đoạn mà cảm xúc của người dùng không chỉ bị ảnh hưởng bởi sự chỉn chu của sản phẩm mà chủ yếu dựa trên việc sản phẩm hoạt động như thế nào và mức độ đáp ứng nhu cầu của họ.

Cấp độ Behavioural

Cấp độ Behavioural

Ở cấp độ này, người dùng thường xem xét các yếu tố như độ dễ sử dụng, tính tiện lợi, và khả năng giúp họ hoàn thành mục tiêu một cách hiệu quả. Chẳng hạn, giao diện của ứng dụng đặt đồ ăn nên sở hữu bố cục rõ ràng, các bước đặt hàng dễ hiểu và quy trình thanh toán nhanh gọn sẽ khiến người dùng cảm thấy thoải mái và hài lòng, từ đó tăng khả năng họ quay lại sử dụng.

3 cấp độ xử lý cảm xúc trong thiết kế Emotional Design #03: Reflective

Cấp độ Reflective đại diện cho tầng cảm xúc sâu sắc nhất và bền vững nhất đối với trải nghiệm người dùng. Ở cấp độ này, cảm xúc xoay quanh những yếu tố như sự cá nhân hóa, tính độc đáo, và khả năng giao diện đáp ứng được nhu cầu cũng như khát vọng của người dùng.

Cấp độ Reflective

Cấp độ Reflective

Nó tạo ra một mối quan hệ tích cực giữa người dùng và sản phẩm, góp phần hình thành hình ảnh tích cực về sản phẩm trong tâm trí họ. Ví dụ, một ứng dụng cho phép người dùng tùy chỉnh giao diện theo sở thích cá nhân hoặc ghi nhớ thói quen sử dụng sẽ tạo nên cảm giác đặc biệt, khiến họ cảm thấy được thấu hiểu và đánh giá cao. 

Cách ứng dụng Emotional Design vào trải nghiệm người dùng

Cách ứng dụng Emotional Design vào trải nghiệm người dùng

Cách ứng dụng Emotional Design vào trải nghiệm người dùng #01: Thiết kế cá tính đặc trưng

Một trong những cách hiệu quả nhất để áp dụng cảm xúc trong thiết kế UX là thiết kế tính cách cho sản phẩm. Điều này có thể bao gồm việc tạo ra các linh vật, sử dụng các biểu tượng hoặc hình ảnh đại diện mang tính cách riêng biệt, giúp người dùng cảm thấy gắn kết và nhớ đến sản phẩm. Thiết kế tính cách không chỉ tạo ra một dấu ấn độc đáo cho sản phẩm mà còn giúp xây dựng mối quan hệ cảm xúc với người dùng, khiến họ cảm thấy sản phẩm gần gũi và thân thiện hơn.

Thiết kế cá tính đặc trưng

Ảnh minh hoạ cho thiết kế cá tính đặc trưng

Một ví dụ tiêu biểu là Duolingo - một ứng dụng học ngoại ngữ phổ biến đặc biệt là với Gen Z, sở hữu giao diện thân thiện và ngôn ngữ giao tiếp gần gũi, giúp người dùng cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn khi học tập. Nó không đơn thuần chỉ là một ứng dụng mà còn trở thành một người bạn luôn sẵn sàng hỗ trợ, đôn đốc liên tục.

Cách ứng dụng Emotional Design vào trải nghiệm người dùng #02: Xây dựng thương hiệu mạnh

Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ là một yếu tố không thể thiếu trong việc tạo ra trải nghiệm cảm xúc tích cực. Một thương hiệu có định vị rõ ràng và nhất quán sẽ giúp người dùng dễ dàng nhận diện và ghi nhớ, từ đó tạo ra cảm giác an tâm và tin tưởng. Bằng cách duy trì một phong cách thiết kế và giọng điệu nhất quán trên mọi nền tảng, thương hiệu có thể tạo ra những cảm xúc tích cực ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên của người dùng với sản phẩm.

Ảnh minh hoạ cho xây dựng thương hiệu mạnh

Ảnh minh hoạ cho xây dựng thương hiệu mạnh

Ví dụ, không chỉ dừng lại ở thiết kế sản phẩm, Apple còn duy trì sự nhất quán về giọng điệu truyền thông trên tất cả các nền tảng. Dù là qua quảng cáo, website, hay các bài viết hỗ trợ người dùng, Apple luôn giữ một phong cách tối giản nhưng trực tiếp, tập trung vào lợi ích của người dùng. 

Cách ứng dụng Emotional Design vào trải nghiệm người dùng #03: Kể chuyện trong thiết kế

Kể chuyện là một trong những kỹ thuật mạnh mẽ nhất để tạo cảm xúc trong thiết kế UX, nhờ khả năng gợi lên sự kết nối sâu sắc giữa sản phẩm và người dùng. Thay vì chỉ cung cấp thông tin khô khan hoặc tính năng kỹ thuật, câu chuyện cho phép bạn trình bày những trải nghiệm có ý nghĩa, dễ nhớ và gắn bó với người dùng. Bằng cách đưa người dùng vào một hành trình kể chuyện, các nhà thiết kế có thể gợi lên những cảm xúc tích cực như sự đồng cảm, niềm vui, sự tò mò, hoặc thậm chí cảm giác truyền cảm hứng.

Ảnh minh hoạ cho kể chuyện trong thiết kế

Ảnh minh hoạ cho kể chuyện trong thiết kế

Ví dụ, thay vì đơn thuần giới thiệu một sản phẩm hoặc tính năng, bạn có thể xây dựng một câu chuyện xoay quanh việc sản phẩm đó đã thay đổi cuộc sống của ai đó như thế nào. Những chi tiết cụ thể và cảm xúc trong câu chuyện này sẽ khiến người dùng cảm thấy gần gũi, đồng thời khuyến khích họ tưởng tượng về hành trình cá nhân của mình với sản phẩm.

Tổng kết

Nói tóm lại, cảm xúc đóng vai trò then chốt trong việc tạo nên một trải nghiệm người dùng ấn tượng. Khi nắm bắt và áp dụng các nguyên tắc của Emotional Design - thiết kế cảm xúc, chúng ta không chỉ đáp ứng được các nhu cầu chức năng của sản phẩm mà còn mang đến sự hứng khởi và gắn kết lâu dài cho người dùng. 

Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi để học hỏi và phát triển kỹ năng thiết kế UI-UX, khoá UI/UX Toàn Diện của colorME chính là cơ hội tuyệt vời để bạn trang bị cho mình một nền tảng vững chắc, giúp bạn khám phá và nắm bắt xu hướng mới trong ngành thiết kế.


 

Ngọc Anh · 2025-01-11 20:05:41 · 80 lượt xem
Đánh giá bài viết

Inspiration of the day

Designers are meant to be loved, not to be understood.
Margaret Oscar, designer
Từ khóa nổi bật
Khoá học Photoshop Hà Nội