Các thuật ngữ cần biết về pantone Phần 2
Chị xin phép update dần phần nội dung nhé :"< bìa cũng sẽ làm mới~~
- Vì sao tân sinh viên nên sở hữu chứng chỉ Photoshop từ sớm
- 10 Font chữ Calligraphy miễn phí Designer không thể bỏ qua
- Khám phá cơ hội việc làm ngành thiết kế. Ngành Thiết kế liệu có tăng trưởng và trở thành xu thế việc làm 2024?
- After effects là gì? học After Effects như thế nào
- 15 Font chữ đẹp trong Photoshop Designer không nên bỏ qua
- 4 bước đơn giản thêm hiệu ứng chuyển cảnh trong Premiere
8. CMYK
CMYK là hệ 4 màu dùng trong in ấn những ấn phẩm có màu sắc phức tạp xen kẽ nhau, ví dụ như in ảnh chụp. Trong in ấn thực tế, người ta có thể cùng lúc sử dụng cả thông số CMYK và thông số Pantone để có thể hoàn thành trọn vẹn bạn in. Chính vì vậy, trong bảng màu đầy đủ (Color bridge) bao gồm cả giá trị CMYK bên cạnh giá trị mã PMS (Pantone solid color).
Các màu theo thông số CMYK được tạo ra từ từng lớp màu mực đi qua các mắt lưới của bản in.
9. RGB
RGB là hệ màu dùng trong hiển thị trên các thiết bị điện tử. Hệ màu của các ảnh định dạng JPG và PNG được tạo ra từ các phần mềm như Photoshop là hệ màu RGB. Vậy nên, giá trị RGB cũng được tổng hợp trong bảng màu đầy đủ (Color bridge) để có thể so sánh mã PMS với các bức ảnh nền tảng kỹ thuật số.
10. Solid (Spot) color
Màu của Pantone còn được gọi là màu đơn (solid/spot color). Bởi vì mực in của Pantone không hoạt động theo cơ chế phủ từng lớp màu mực như CMYK mà thay vào đó là pha sẵn màu sắc rồi in trực tiếp từng màu đó. Chính vì vậy, solid (spot) color thường có tính nhất quán hơn màu CMYK, nghĩa là dù bạn in màu ở bất kỳ đâu cũng có kết quả giống nhau. Điều này cũng đồng nghĩa với việc solid(spot) color đắt đỏ hơn CMYK và CMYK thường được dùng trong in ấn phổ thông.
11. HEX/HTML
Mã Hexadecimal (HEX) là hệ thống các màu dùng trong HTML, CSS, SVG và các ứng dụng điện tử khác có hiển thị màu sắc. Giá trị mã HEX là tổ hợp của 6 chữ số và chữ cái bắt đầu bằng dấu thăng. Ví dụ, #FFFFFF là màu trắng, #000000 là màu đen, hay #3399ff là màu xanh lam nhẹ. Mã màu này cũng có mặt trong bảng màu đầy đủ (Color bridge).
12. Process color
Process color chính là màu CMYK và được pha trộn với 4 lớp màu mực in. Khi in thực tế một artwork người ta tách sản phẩm thành 4 lớp màu, nhờ vào bản kẽm. Mỗi bản kẽm lại bao gồm nhiều mắt lưới khác nhau và 4 bản kẽm là 4 bản in tách ra thành các lớp màu rồi kết hợp lại để được sản phẩm cuối cùng.
13. Gamut
Khi so sánh tương quan giữa solid color của Pantone với màu của CMYK, bạn sẽ có thể nhận ra 2 màu này sẽ hơi khác nhau, điều này là do CMYK có gamut (khoảng giới hạn màu) nhất định. Gamut là khoảng màu có thể in ra được và Khoảng gamut của CMYK ít hơn màu của Pantone.
14. Pantone capsure
Pantone capsure là một thiết bị có Bluetooth giúp chạm để lấy được màu sắc của bất kỳ bề mặt nào và chọn một màu Pantone tương tự. Bạn có thể lấy được màu sắc từ nhiều chất liệu khác nhau như vải, các họa tiết dệt,… nên có ứng dụng nhiều trong ngành thiết kế thời trang.