Các thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ
Bạn mới bắt đầu tìm hiểu về thiết kế đồ hoạ? Và các thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế khiến bạn gặp khó khăn để hiểu và ghi nhớ? Đừng lo. Hôm nay colorME sẽ giúp bạn phân biệt sự khác biệt giữa tông màu, màu sáng, màu tối và nhiều thuật ngữ khác.
- Top các phần mềm vẽ Digital Painting trên máy phổ biến nhất 2024 (Phần 2)
- Hướng dẫn thiết kế bìa sách đơn giản cho người mới bắt đầu
- Leaflet là gì? 2 bước đơn giản thiết kế leaflet nhanh chóng
- Cách copy Slide dễ dàng không gặp lỗi
- Đâu là phiên bản Photoshop dành cho bạn?
- Những điều cần biết về Manipulation cho người mới bắt đầu
Các thuật ngữ màu sắc thường được sử dụng thay thế khi thảo luận về màu sắc trong nghệ thuật và thiết kế. Là một nhà thiết kế đồ hoạ, bạn cần phân biệt, mô tả và ứng dụng được các khía cạnh về lý thuyết màu sắc, đây là một trong những kỹ năng thiết kế cơ bản bạn cần phải có. Việc biết cách sử dụng các yếu tố màu sắc sẽ giúp bạn tạo ra sâu sắc và chiều sâu hơn trong công việc sáng tạo của mình.
Các thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ
Hãy học về các thuật ngữ cơ bản về màu sắc thông qua blog dưới đây và lưu lại bản hướng dẫn này sẵn sàng xem lại bất cứ lúc nào nhé.
I. Màu sắc
Trước khi đến với các thuật ngữ khó nhằn, đầu tiên, hãy thử nghĩ lại một chút nhé, bạn hiểu thế nào là “màu sắc”?
Các thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ
Theo cách cơ bản, màu sắc được nhìn thấy khi ánh sáng phản chiếu từ bề mặt. Tức là khi ánh sáng chiếu vào một vật thể, một phần quang phổ bị hấp thụ và một phần bị phản xạ. Mắt của chúng ta cảm nhận màu sắc theo bước sóng của ánh sáng phản xạ. Trong màu sắc sẽ có ba thành phần: Hue - tông màu, Value - độ sáng và Saturation - độ bão hòa. Hãy tìm hiểu từng thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ dưới đây ngay nhé.
II. Thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ họa
1. Thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ Hue - Tông màu
Hue – thường được biết đến là tông màu hay còn tạm gọi là màu gốc, màu nguyên bản. Đây là màu sắc thuần vốn có mà không được tạo thành hoặc chưa được thêm bớt màu trắng hoặc đen để làm thay đổi sắc độ. Hiểu đơn giản thì Hue là tổ hợp 12 màu khác nhau trên vòng tuần hoàn màu sắc (color wheel).
Thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ Hue - Tông màu
Hue là thuộc tính của một màu mà nhờ đó ta có thể nhận biết được đó là màu gì như là đỏ, xanh lá cây, tím…. Nó phụ thuộc vào bước sóng chủ đạo của màu đó và không phụ thuộc vào cường độ hoặc độ đậm nhạt.
Màu đen, trắng và xám không được coi là các tông màu và không thuộc phạm vi của bánh xe màu. Chúng được xác định là “màu trung tính”. Một tông màu không chứa thêm màu đen, trắng hoặc xám.
Hue có thể được chuyển hoá thành ba dạng khác nhau: Tint (Sắc thái màu), Shade (Đổ bóng), Tone (Tông màu)
Tint được tạo ra bằng cách hoà trộn Hue với màu trắng, Shade là hỗn hợp giữa Hue và màu đen. Quá trình hình thành Tone là sự kết hợp giữa Hue và màu xám (được tạo nên bởi đen và trắng).
2. Thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ Saturation – Độ bão hoà màu
Thuật ngữ bão hoà trong màu sắc được hiểu là cường độ và độ tinh khiết của màu khi hiển thị trong hình ảnh. Màu sắc có độ bão hòa càng cao thì màu đó càng sống động và có cường độ cao. Độ bão hòa của màu càng thấp, nó càng gần với màu xám thuần túy trên thang độ xám.
Thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ Saturation – Độ bão hoà màu
Đặc tính này khá giống với Value và Chroma, vì vậy thỉnh thoảng chúng thường hay bị nhầm lẫn với nhau. Tuy vậy, saturation không áp dụng khi trộn lẫn Hue với các màu sắc khác nhau. Nó đơn giản chỉ là cách màu sắc được hiển thị dưới các điều kiện ánh sáng khác nhau. Saturation giúp miêu tả màu sắc đậm hay nhạt theo các cường độ ánh sáng mạnh – nhẹ khác nhau.
3. Thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ Chromaticity – Độ kết tủa màu
Chromaticity hay còn gọi là Chroma, cho chúng ta biết được độ “tinh khiết” của một tông màu. Chroma tương tự như Saturation, nhưng không hoàn toàn giống nhau. Chroma có thể được xem là độ sáng của một màu so với màu trắng.
Thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ Chromaticity – Độ kết tủa màu
Trong thiết kế, nên ưu tiên chọn các màu có Chroma hoàn toàn giống nhau hoặc khác nhau chỉ một ít. Các tông màu (Hue) tinh khiết - 12 tông màu cơ bản mà chúng ta vẫn biết có mức Chroma - độ tương phản màu cao nhất vì chúng chỉ chứa các hạt màu mà không có lẫn thêm màu nào khác (không có màu trung tính - trắng, đen, xám).
Thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ Chromaticity – Độ kết tủa màu
4. Thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ Value – Giá trị màu
Value là một chỉ số về độ chói, phản ánh mức độ sáng - tối của một màu, nó chỉ ra hàm lượng thành phần ánh sáng mà màu đó phản chiếu tới mắt người nhìn. Value giúp chúng ta biết mức độ sáng – tối của một màu bởi sự thêm vào của màu trắng (tạo nên tint - một tông màu sáng) hoặc màu đen (tạo nên shade - một tông màu tối).
Thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ Value – Giá trị màu
Một màu sáng có thể xuất hiện nhạt nhòa, trong khi một màu tối có thể giống như màu đen. Sự tương phản cao trong Value thường làm tăng độ thẩm mỹ cho thiết kế. Bằng cách điều chỉnh giá trị một cách khéo léo, các nghệ sĩ và nhà thiết kế có thể mô phỏng sự ba chiều, hình dáng và ánh sáng, góp phần vào sự thực tế và sức hấp dẫn hình ảnh hoặc thiết kế.
Hue, Saturation và Value là 3 thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ hoàn toàn khác nhau
5. Thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ Color Wheel – Vòng tuần hoàn màu sắc
Vòng tuần hoàn màu sắc hay còn được gọi là bánh xe màu sắc là một biểu đồ tròn được sử dụng để hiển thị mối quan hệ giữa các màu sắc cơ bản. Trên bánh xe màu sắc, các màu sắc được sắp xếp thành các loại nhất định, bao gồm màu chính (sơ cấp), màu phụ (thứ cấp) và các biến thể của chúng (tam cấp).
Thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ Color Wheel – Vòng tuần hoàn màu sắc
Các bánh xe màu sắc thường bao gồm các màu chính như đỏ, vàng, xanh lá cây, cũng như các màu phụ như cam, tím và xanh dương. Các bánh xe màu sắc cũng thường bao gồm các vùng màu hỗ trợ, như màu trắng và đen, để thể hiện mối quan hệ giữa các màu sắc và giúp người dùng lựa chọn màu sắc phù hợp trong thiết kế hoặc nghệ thuật.
6. Thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ Color Palette
Color Palette là một tập hợp các màu sắc được sử dụng trong một dự án thiết kế hoặc nghệ thuật để tạo ra sự đồng nhất và hài hòa trong artwork, ấn phẩm thiết kế. Color Palette được lựa chọn kỹ càng để phản ánh ý tưởng hoặc tạo ra một cảm xúc nhất định cho tác phẩm.
Thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ Color Palette
7. Thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ Pantone
Hệ thống Pantone Matching System (PMS) là hệ thống được sử dụng để xác định mỗi màu sắc cho mục đích in ấn. Đây là một không gian màu có đăng ký bản quyền được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, phần lớn là in ấn và các ngành sản xuất sơn màu, nhựa và dệt may. Mỗi màu có các tông màu khác nhau và tất cả đều có một số duy nhất để giúp mọi người dễ dàng nhận diện tông màu chính xác của màu sắc.
Thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ Pantone
Mục đích của PMS là hỗ trợ các designer “đối chiếu màu sao cho chuẩn” với những màu nhất định khi bản thiết kế được đưa vào công đoạn sản xuất. Với PMS, designer có thể bảo đảm rằng màu khi in ra sẽ giống và sát nhất với màu trên bản thiết kế mà không bị tác động bởi bất kỳ loại máy sản xuất màu nào.
8. Thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ RGB
RGB là viết tắt của Red, Green và Blue, là một hệ màu sử dụng kết hợp các màu sắc sáng phát ra từ đèn để tạo ra các màu sắc trên màn hình. Trong hệ màu RGB, mỗi màu có thể được tạo ra bằng cách kết hợp các mức độ của ba màu sắc cơ bản: đỏ, xanh lá cây và lam.
Thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ RGB
Nếu bạn kết hợp các màu cơ bản này với tỉ lệ cân bằng sẽ tạo ra được các màu cyan (xanh da trời), magenta (hồng cánh sen) và yellow (vàng) – thêm vào đó, độ sáng càng cao thì màu của bạn sẽ sáng hơn và hơi nhạt đi. Nếu bạn trộn lẫn với mô hình màu bổ sung (additive), kết quả thu được sẽ tạo cảm giác phản trực quan với những người đã quen với mô hình màu bù trừ (subtractive) trong các màu sơn, màu nhuộm và các vật thể hữu hình khác.
Hệ màu RGB thường được sử dụng trong các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động, TV và màn hình máy tính.
9. Thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ CMYK
CMYK là viết tắt của Cyan, Magenta, Yellow và Key (Black), là một hệ màu được sử dụng trong in ấn. Trong hệ màu CMYK, mỗi màu được tạo ra bằng cách kết hợp các mức độ của ba màu sắc cơ bản: cyan, magenta và yellow, cùng với màu đen (key) để tạo ra sự độ tương phản và chi tiết. Hệ màu CMYK thường được sử dụng trong in ấn cho các tài liệu, sách, tờ rơi và các vật liệu quảng cáo.
Thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ CMYK
10. Thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ RYB
RYB là viết tắt của Red, Yellow và Blue, là một hệ màu cổ điển được sử dụng trong nghệ thuật và hội họa truyền thống. Trong hệ màu RYB, các màu cơ bản là đỏ, vàng và xanh lam, và chúng được sử dụng để tạo ra các màu sắc khác thông qua việc kết hợp và pha trộn. Hệ màu RYB thường được sử dụng trong nghệ thuật vẽ và hội họa, cũng như trong các ngữ cảnh giáo dục và sáng tạo.
Thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ RYB
Bạn có thể tìm hiểu thêm về
Các thuật ngữ khác và các phương pháp phối màu trong thiết kế
Kết luận,
Bạn không nhất thiết phải học thuộc hay nhớ hết tất cả các thuật ngữ về màu sắc. Tuy nhiên bạn có thể làm quen dần, thử thay đổi, điều chỉnh các đặc tính màu sắc để sử dụng màu sắc trong thiết kế một cách tốt nhất. Nếu bạn đam mê học thiết kế đồ hoạ thì khoá thiết kế chuyên sâu 6 tháng của colorME sẽ giúp bạn trở thành designer từ con số 0.
ColorME sẽ luôn hỗ trợ và đồng hành cùng bạn trên con đường thiết kế sáng tạo. Đừng quên thường xuyên theo dõi Blog và Fanpage của chúng mình để cập nhật những kiến thức thiết kế sáng tạo độc đáo và mới lạ nhất nhé!