Chuyển cảnh là gì? 3 Cách thêm hiệu ứng chuyển cảnh trong Adobe Premiere Pro
Chuyển cảnh là hiệu ứng quan trọng để làm nên thành công của mỗi video. Vậy làm hiệu ứng chuyển cảnh trong Adobe Premiere Pro thế nào cho đẹp và chuyên nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu nhanh qua bài viết sau nhé!
- Top các Designer bạn không thể không biết!
- Ánh sáng và đổ bóng trong Ánh sáng và màu sắc (Phần 2)
- [nguyên tắc cơ bản trong thiết kế] Phần 1 sự cân bằng
- “Thuộc lòng” 5 bước để thêm effect bằng photoshop trong premiere cực dễ dàng
- Hướng dẫn 2 bước tô màu trong Photoshop nhanh và đẹp mắt
- "Vùng nào thức nấy" - Triển lãm tranh mang hương, sắc, vị của ẩm thực truyền thống Việt
I. Hiệu ứng chuyển cảnh là gì?
Hiệu ứng chuyển cảnh/ chuyển tiếp (transition effect) được sử dụng để chuyển từ cảnh này sang cảnh khác một cách trơn tru, mạch lạc và thể hiện phong cách cá nhân.
Thực ra thì phần lớn chúng ta dường như đã được tiếp xúc với transition từ sớm qua việc sử dụng phần mềm trình chiếu PowerPoint.
Vì là một hiệu ứng phổ biến nên rất nhiều phần mềm có thể hỗ trợ làm chuyển cảnh, kể cả trên điện thoại ví dụ VivaVideo, Kinemaster, Proshow Producer, Windows Movie Maker,...
Tuy nhiên các phần mềm chủ yếu cung cấp những hiệu ứng có sẵn (và có hạn) nên việc sử dụng phần mềm có thể làm chủ, thậm chí tạo ra hiệu ứng của riêng mình như Premiere Pro là cần thiết.
Các kiểu chuyển cảnh cổ điển thường gặp gồm có: fade (mờ dần), trượt ngang, không gian 3D, vặn xoắn, lật trang, sụp đổ, v.v...Ngày nay thì những kiểu chuyển cảnh hiện đại hơn đã được sử dụng rộng rãi như Light Leak, Glitch, J-Cut, Spin, Zoom....
II. Hướng dẫn làm chuyển cảnh với Premiere
1. Chuyển cảnh với hiệu ứng có sẵn của Premiere
Cũng như đa số phần mềm khác thì Premiere cũng cung cấp cho người dùng một số hiệu ứng sẵn có đủ dùng với những nhu cầu cơ bản: 3D Motion, Slide, Wipe, Dissolve,...
Bước 1: Các bạn nhấn vào tab Effect ở khu vực góc trái của màn hình làm việc (vùng làm việc với Project)
Bước 2: Nhấn vào Video Transition, các effect mặc định sẽ hiện ra để các bạn lựa chọn.
Các hiệu ứng khuyên dùng: Cross Dissolve, Dip to Black, Wipe.Bước 3: Sau khi chọn effect thì bạn kéo thả dòng effect vào timeline đang edit (giữa 2 đoạn video). Nhấn Play để xem preview khi đã thêm chuyển cảnh vào.
Tham khảo: Học Làm Phim
2. Chuyển cảnh với Preset
Để có hiệu ứng chuyển cảnh đẹp và chuyên nghiệp hơn, bạn có thể sử dụng preset đã được các nhà biên tập video chuyên nghiệp trên thế giới dựng sẵn. Hiện các preset này có thể tìm thấy dễ dàng trên Internet và tải về miễn phí.
Bước 1: Tải về và giải nén các Transition Effect Preset
Bước 2: Cũng trong Tab Effect ở vùng làm việc với Project, bạn nhấn chọn Preset (dòng đầu tiên). Nhấn chuột phải chọn Import Preset, tìm Preset (file có đuôi .PRFPSET) đã tải về theo đường dẫn đã lưu trong máy.
Bước 3: Mỗi Preset có cách sử dụng khác nhau. Ví dụ cần 5 frame của video trước và 5 frame ở video liền sau. Bạn xử lý như sau:
Đặt con trỏ vào giữa 2 video. Nhấn phím SHIFT và phím mũi tên sang trái 1 lần (để chọn 5 frame). Quay trở lại điểm giao và nhấn SHIFT + phím mũi tên sang phải 1 lần (để chọn 5 frame)
Như vậy bạn đã tách được 5 frame đầu và cuối của 2 video liền nhau thành 2 đoạn riêng, tạm gọi là đoạn A và đoạn B. (nếu chọn 10 frame thì nhấn SHIFT + mũi tên sang 2 lần)
Bước 4: Nhấn Shift và chọn đoạn A và đoạn B. Nhấn chuột phải, bảng chọn hiện ra bạn chọn “Nest” và Enter để hợp nhất A và B thành đoạn mới là C. Đoạn C gồm 5 frame video trước và 5 frame video liền sau nên đã thỏa mãn preset.
Tham khảo: Học Làm Phim
Bước 5: Bạn kéo thả Preset vào đoạn C giống như thao tác với transition effect mặc định. Việc thêm transition preset đã hoàn thành.
3. Tự tạo hiệu ứng chuyển cảnh
Ngoài việc sử dụng hiệu ứng chuyển cảnh mặc định và preset ra thì bạn cũng có thể tạo ra hiệu ứng của riêng mình và sử dụng để khẳng định dấu ấn cá nhân.
Phương án 1: Dựa vào kỹ thuật quay phim (Camera Transition)
Người quay phim sẽ chủ động quay 2 đoạn footage có liên quan với nhau và chỉ việc ghép 2 đoạn lại đã có một cảnh transition độc đáo. Mình sẽ giới thiệu cách đơn giản nhất đó là lia máy quay.
Footage 1: quay bình thường sau đó lia máy quay vào một vùng tối để kết thúc
Ví dụ: lấy tay che ống kính, lia vào sát lưng người, lia vào thân cây/ thân cột, lia xuống đất,...
Footage 2: từ một vùng tối khác bạn lia máy quay ra một vùng sáng sủa và quay bình thường.
Lấy 2 đoạn footage ghép lại với nhau là đã được một đoạn chuyển cảnh khá “nghệ”. Tương tự bạn cũng có thể hất máy quay lên trời (vùng sáng) ở footage 1 và bắt đầu footage 2 với một vùng sáng khác.
Phương án 2: Tự tạo hiệu ứng
Mình sẽ đưa ra một hiệu ứng đơn giản đó là Light Leak, tham khảo từ Vlogger Tùng Phạm.
B1: Chọn 1 phông nền tối, tắt đèn. Đặt 1 cốc nước, bình thủy tinh. Sau đó để máy quay trước bình thủy tinh, hướng vào nền tối.
B2: Nhấn quay và dùng nguồn sáng đèn pin, đèn flash rọi vào cốc, bình thủy tinh theo nhiều hướng, chuyển động liên tục.
Tham khảo: Youtuber Tùng Phạm
B3: Tiếp theo đi vào bước hậu kỳ. Chúng ta thêm đoạn footage Light Leak vừa quay được vào Premiere.
B4: Bạn kéo đoạn Light Leak vào dưới timeline, chính giữa 2 video cần chuyển cảnh.
Vào phần Effect, chọn Blending Mode và nhấp vào chế độ Screen. Vậy là ta đã có 1 đoạn chuyển cảnh Light Leak tự làm rồi đó!
TẠM KẾT
Trên đây mình đã giới thiệu 3 cách để thêm hiệu ứng chuyển cảnh vào video bằng phần mềm chuyên nghiệp Premiere. Để làm chủ phần mềm một cách dễ dàng thì bạn có thể tham khảo khóa học Premiere cơ bản của ColorME nhé. Không chỉ đào tạo biên tập mà còn hướng dẫn cách quay dựng nên bạn sẽ nhanh chóng có được những sản phẩm độc đáo của riêng mình thôi.