Cách tạo điểm nhấn trong thiết kế

Văn Quân · 2017-07-15 11:20:34 · 23430 lượt xem
image - Cách tạo điểm nhấn trong thiết kế

Cách tạo điểm nhấn trong thiết kế

Khi bạn bắt tay vào việc thiết kề bất kì tác phẩm nào, điều đầu tiên bạn cần quan tâm là làm sao để nhưng thông điệp chính mà bạn muốn truyền tải sẽ được tiếp cận tới người xem một cách trực quan nhất. Và giải pháp tốt nhất là hãy tạo ra điểm nhấn cho những nội dung chính.



Tạo sự khác biệt

Một trong những cách phổ biến nhất để tạo ra điểm nhấn cho một đối tượng nào đó là khiến chúng trở nên khác biệt so với những phần còn lại. Và phương pháp tạo sự khác biệt tốt nhất là tạo ra sự tương phản. Tương phản ở đây có thể là về màu sắc( màu nóng- màu lạnh), kích thước( to- nhỏ), sắc độ( sáng- tối) hay chất liệu( mềm- cứng)... Một người da đen với hàm răng trắng tinh sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ hơn là một người da trắng( quảng cáo kem đánh răng lacalut). Bằng việc tạo ra sự khác biệt thì những nội dung hay những thông điệp sẽ được thể hiện một cách rõ ràng hơn rất nhiều.



Như ở quảng cáo này của hãng BMW đang nói về khả năng đỗ xe chính xác tuyệt đối với hệ thống hỗ trợ đỗ xe của Volkswagen, sự khác biệt mạnh mẽ giữa những cái gai nhọn hoắt của chú nhím và những túi bóng mỏng manh dễ vỡ đã giúp thông điệp mà hãng muốn truyền tải trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.



Đường dẫn dắt thị giác

Cũng giống như khi bạn muốn người khác chú ý vào thứ gì đó, bạn thường có xu hướng chỉ tay hay hướng mắt nhìn về phía vào đối tượng đó hay hướng mắt nhìn về phía chúng. Từ thói quen này, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng để làm nổi bật đối tượng trong thiết kế. Đường dẫn dắt thị giác ở đây có thể là những đường thẳng, đường cong, đường zig zag hay thậm chí là những đường mà chúng ta chỉ có thể cảm nhận được như hướng mắt, hướng chỉ tay của của các người mẫu trong tác phẩm…



  • Ở poster này, bằng cách sử dụng đường dẫn dắt thị giác là con đường đang dần điều hướng vào chiếc xe ô tô mà chiếc xe đã được nhấn mạnh một cách rõ rệt, tất cả ánh nhìn sẽ được hướng thẳng vào chiếc xe ô tô.



Còn ở quảng cáo bánh orion này, thể thể hiện sự “hấp dẫn” của loại bánh này, tác giả đã cho những giọt sữa đang có xu hướng bị hút về phía cái bánh, điều này vừa làm nổi bật tinh thần( sự hấp dẫn của bánh) vừa tạo ra một đường dẫn thị giác hướng thẳng vào chủ thể chính là cái bánh.



Thói quen thị giác

Việc nắm bắt được thói quen thị giác của người xem sẽ giúp cho chúng ta thuận tiện hơn trong việc sắp xếp các đối tượng sao cho người xem có thể tiếp cận thông tin theo một trình tự đúng như chúng ta mong muốn. Ví dụ như thói quen đọc chữ của các quốc gia sử dụng bản chữ cái alphabet là từ trái sang phải và từ trên xuống dưới, và thói quen đó cũng đi theo những người này trong cách họ nhìn nhận các sự việc xung quanh và việc sắp xếp các thành phần thiết kế theo thứ tự đường zig zag từ trái sang phải và từ trên xuống dưới sẽ giúp họ tiếp cận thông tin một cách lần lượt.

Ngoài ra còn có một số những thói quen cơ bản khác của con người như chúng ta có xu hướng nhìn hình ảnh trước chữ sau, to trước nhỏ sau, động trước tĩnh sau…



Bằng cách sắp xếp các nội dung theo trình tự to trước, nhỏ sau và dựa theo một đường zig zag giống thói quen đọc mà các đối tượng trong tấm bìa này được tiếp cận lần lượt theo đúng trình tự mà tác giả muốn truyền tải.



Tỉ lệ 1/3, tỉ lệ vàng

Theo một nghiên cứu từ thời những họa sĩ thời kì phục hưng thì trong một khuôn hình luôn có những điểm mà mắt người có xu hướng lướt qua lướt lại nhiều lần, và những điểm đó được gọi là điểm mạnh, có nghĩa là nếu đặt những yếu tố chính ở những điểm đó thì chúng sẽ được gây chú ý hơn. Và để tìm ra được những điểm mạnh đó thì những người họa sĩ thời kì phục hưng đã áp dụng một hệ thống lưới tuân theo tỉ lệ vàng, chúng cắt nhau tại 4 điểm và 4 điểm đó là những điểm mạnh. Tuy nhiên do tỉ lệ này khá phức tạp nên họ cũng đã tìm ra một tỉ lệ khác đơn giản hơn đó là tỉ lệ 1/3, bằng việc chia khung hình ra thành 9 phần bằng nhau thì họ cũng tìm ra được 4 điểm mạnh và đến ngày nay thì tỉ lệ này cũng được áp dụng rất phổ biển từ hội họa, thiết kế đồ họa hay nhiếp ảnh, điện ảnh…



Để làm nổi bật chủ thể chính là hai chú chim cánh cụt và cụ thể hơn là hành động của chúng, tác giả đã đặt chúng vào một trong bốn điểm mạnh của khung hình. Ngoài ra thì bạn cũng thử phân tích xem đường tác giả ở đây cũng đang sử dụng đường dẫn dắt thị giác đó :D



Sử dụng khoảng trắng

Một cách nữa giúp làm nổi bật một đối tượng nào đó là loại bỏ triệt để các đối tượng khác. Việc đặt đối tượng vào một không gian mà xung quanh nó là những khoảng trắng nghiễm nhiên sẽ làm nó nổi bật vì không có bất kì một đối tượng nào khác để tranh giàng điểm nhìn với nó.



 Chiếc khiên tròn màu cờ Mĩ với ngôi sao nằm giữa đã trở thành một biểu tượng quá đỗi quen thuộc với những người hâm mộ Marvel, và chỉ cần nhìn vào nó là người ta có thể nhận ra ngày nhân vật được nói tới là Captain America. Vì vậy Marko Manev- tác giả của poster này khi muốn thể hiện nhân vật Captain America đã chỉ cho chiếc khiên vào trong poster và lược bỏ hết nhưng yếu tốt khác. Việc này giúp cho người xem không bị xao nhãng mà chỉ tập trung vào chủ thể chính là chiếc khiên và từ đó họ sẽ liên tượng ra nhân vật Captain America.

Văn Quân · 2017-07-15 11:20:34 · 23430 lượt xem
Đánh giá bài viết

Inspiration of the day

Designers are meant to be loved, not to be understood.
Margaret Oscar, designer
Từ khóa nổi bật
Khoá học Photoshop Hà Nội