Cách viết kịch bản phim quảng cáo đơn giản
Kịch bản là khâu đầu tiên của việc sản xuất phim, video. Dù bạn muốn dựng phim dài, ngắn hay chỉ là video quảng cáo vài chục giây thì kịch bản vẫn rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những tips viết kịch bản phim quảng cáo đơn giản cho bạn.
- Pantone là gì? Màu Pantone là gì? Sự khác biệt giữa RGB, CMYK và Pantone
- Hướng dẫn thiết kế Logo
- 4 mẹo đơn giản rút ngắn thời gian thiết kế trên Illutrator ai
- Các thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ
- Ultra violet và những cách kết hợp màu sắc
- Bitmap là gì? Cách đơn giản phân biệt ảnh bitmap và ảnh vector
Kịch bản là gì?
Kịch bản là một văn bản phác thảo những yếu tố về âm thanh, hành động, hình ảnh, ngôn ngữ cần thiết để kể một câu chuyện. Nhóm làm phim sẽ dựa trên những phác thảo của bạn để chuyển thể câu chuyện theo cách của họ.
Tuy nhiên khi làm phim quảng cáo, kịch bản là bản thiết kế chi tiết có phân cảnh, thời gian của các cảnh, hành động và đối thoại mà bạn muốn xuất hiện trong video của mình.
Tại sao cần kịch bản?
Dù bạn chỉ định làm một video ngắn thôi nhưng kịch bản vẫn rất cần thiết và quan trọng.
Đầu tiên, kịch bản phim cho phép bạn truyền tải đúng thông điệp
Làm phim quảng cáo là một quá trình thú vị và chúng tôi biết bạn có RẤT NHIỀU thứ muốn nói! Viết kịch bản là một điểm khởi đầu tuyệt vời - bước đầu tiên cho phép bạn thu nhỏ hàng ngàn ý tưởng trong đầu thành một cấu trúc mạch lạc. Bạn có thể bắt đầu lên kế hoạch chính xác những gì bạn muốn nói trong video của mình - và cách bạn muốn nói điều đó.
Cho phép bạn ước tính (và quản lý) thời lượng quảng cáo - Một giọng nói chuyên nghiệp có nhịp độ tốt được đọc với tốc độ khoảng 130 từ mỗi phút. 130 từ lồng tiếng nói tương đương với một đoạn thuyết minh dài một phút. Do vậy, viết kịch bản là một cách tuyệt vời để quản lý độ rộng của nội dung bạn muốn đưa vào, đồng thời xem xét độ dài của video và cách video tạo ảnh hưởng với người xem.
Siêu tiết kiệm - Một khía cạnh quan trọng khác của việc viết kịch bản là khả năng thực hiện các thay đổi nhanh chóng và trơn tru. Các vấn đề bạn sẽ gặp phải khi cố gắng thay đổi bất kỳ cảnh quay nào khi video ở giai đoạn hậu kỳ có thể đột ngột và tốn kém. Tuy nhiên, mọi lỗi sai bạn mắc phải hoặc phân cảnh bạn muốn thay đổi trong kịch bản, có thể được xử lý ngay trong tích tắc bằng phím backspace đáng tin cậy.
Tạo điều kiện cho sự hợp tác - Khi tạo video quảng cáo, có thể có sự tham gia của nhiều người khác nhau. Bằng cách viết một kịch bản - và mời mọi người phản hồi về nó thông qua một công cụ cộng tác như Google Docs - mọi người đều có thể tham gia và nói lên những gì họ muốn thêm vào hoặc cắt đi trong kịch bản. Điều này cho phép bạn có tiếng nói riêng trong tổ chức đồng thời khai thác sức mạnh của những tiếng nói và quan điểm khác nhau.
Cách viết kịch bản phim quảng cáo
Sau khi đã hiểu giá trị của kịch bản, tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu cách viết kịch bản phim quảng cáo
1. Lên kế hoạch cho kịch bản của bạn
Đầu tiên, bạn cần có một ý tưởng cơ bản cho nội dung quảng cáo bạn muốn tạo ra. Nếu thất bại ngay ở khâu lên kịch bản có thể dẫn đến việc phát sinh chi phí bất ngờ. Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào ở giai đoạn này, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh, thay đổi và thậm chí là bắt đầu lại từ đầu. Tuy nhiên, nếu những thay đổi đó cần được thực hiện sau khi video được ghi lại, như minh họa, hoạt hình hoặc ghi lại bởi nghệ sĩ lồng tiếng, thì bạn có thể phải chịu thêm một số chi phí.
Bạn nên trả lời một số câu hỏi ngắn trước khi bắt tay vào viết kịch bản. Nó là những câu hỏi “đúng và trúng” để bóc tách những điều bạn cần nghĩ đến khi viết kịch bản. Bằng cách xác định đúng thông tin ở giai đoạn ngắn, quy trình viết kịch bản sẽ trở thành một dạng bài tập cấu trúc, trong đó bạn sẽ xác định các điểm có khả năng tác động, gây ấn tượng nhất trong phim quảng cáo của mình.
Các câu hỏi của bạn nên bao gồm:
- Quảng cáo nói về điều gì?
- Khán giả là ai?
- Quảng cáo sẽ được sử dụng ở đâu?
- Các thông điệp chính phải đạt được là gì?
- Kiểu visual style nào bạn muốn áp dụng cho quảng cáo của mình (điều này sẽ giúp bạn hình dung được hành động trên màn hình.)
- Quảng cáo này nên sử dụng phong cách kể chuyện nào?(điều này sẽ giúp xác định âm điệu và ngôn ngữ của giọng nói dùng trong video)
Thử sử dụng công thức này xem
Nếu bạn cảm thấy khó khăn và không biết bắt đầu từ đâu, công thức viết kịch bản đơn giản này có thể sẽ hữu ích đấy. Tất nhiên, không có chuyện quảng cáo nào cũng giống hệt nhau, nhưng công thức kinh điển này có thế tái sử dụng nhiều lần.
- a. Đối tượng / Vấn đề - Bắt đầu bằng cách xác định “pain point” (nhu cầu thực sự của khách hàng với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn) để giới thiệu và tìm cách giải quyết vấn đề. Nó có nghĩa là gì? Vì sao sản phẩm cần có trong cuộc sống của đối tượng mục tiêu? Cách sản phẩm giữ chân họ lại là gì?
- b. Giải pháp - Giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và giải thích ngắn gọn cách giải quyết vấn đề này.
- c. Lợi ích & USP - Trải qua 3-4 lợi ích chính và USPs giúp phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh.
- d. Kêu gọi hành động (CTA) - Bạn cần phải cung cấp cho người xem một 'biển chỉ dẫn' để đưa họ tới điểm tiếp theo bước trong hành trình bán hàng của bạn. Số điện thoại, địa chỉ trang web, địa chỉ email và bất cứ điều gì khác mà bạn nghĩ có thể có liên quan để đảm bảo người xem có hành động tiếp theo.
2. Càng ngắn càng tốt
Chúng ta đều biết rằng, khi đam mê một thứ gì đó, ta nói về nó thật dễ dàng. Và không chỉ có thế - chúng ta sẽ nói về những điều đó rất dài và chi tiết.
Nhưng đó không phải là một điều tốt khi viết một kịch bản quảng cáo! Bạn sẽ phải vật lộn với bản thân để có thể “nhét” hết mọi lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ vào quảng cáo.
Riêng đối với nội dung phim quảng cáo như video giải thích hoặc quảng cáo video, bạn sẽ phải chiến đấu để giành lấy sự chú ý của khán giả.
Biểu đồ dưới đây từ Wistia minh họa mức độ bỏ ngang của khán giả khi xem một video quảng cáo. Có sự sụt giảm đặc biệt chỉ sau 2 phút, do đó chúng tôi chắc chắn không bao giờ khuyên bạn nên tạo một quảng cáo dài hơn thế, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như tại một sự kiện mà khán giả sẽ phải xem hết toàn bộ video của bạn.
3. Tạo các phân cảnh bắt mắt
Có rất nhiều cách khác nhau để tạo ra một video tuyệt vời. Nhưng cho dù đó là hành động trực tiếp hay hoạt hình, một điều luôn luôn đúng đó là nó cần phải bắt mắt. Ngày nay, mọi thứ đều phải đẹp. Và bạn có thể chắc chắn, nếu nó không bắt mắt, thì người xem sẽ có nhận thức không đúng về thương hiệu của bạn.
4. Đưa các yếu tố vui nhộn
Việc đưa một chút sự vui nhộn, thú vị vào kịch bản của bạn có thể tạo ra sự khác biệt. Về cơ bản, bạn phải nhớ rằng người xem không cần phải xem quảng cáo của bạn. Một video nhàm chán, nhạt nhẽo có thể đẩy những khách hàng tiềm năng của bạn đi xa vạn dặm. Có hàng ngàn những thứ khác hấp dẫn sự chú ý và để họ đầu tư thời gian của mình vào. Vậy nên hãy nghiêm túc suy nghĩ về vấn đề này - một quảng cáo hài hước, thú vị sẽ khiến họ tua đi tua lại nhiều lần
Bạn có thể tham khảo cách Viết kịch bản "không gây nhàm chán" để có những kịch bản phim thú vị nhé
5. Đọc kịch bản thành tiếng
Bạn không muốn quảng cáo của mình phát ra những giọng đọc đều đều như đang đọc một bản danh sách hay những gạch đầu dòng phải không. Vậy thì hãy đọc kịch bản của mình to, rõ ràng và chú ý ngữ điệu để đảm bảo điều này không xảy ra. Đồng thời, quá trình này sẽ cho phép bạn xác định những phân cảnh nào cần phải cải thiện.
Bạn có thể sẽ thấy ngại ngùng khi đọc to kịch bản của mình lên, nhưng đây là cách tốt nhất để đảm bảo thời lượng cho mỗi phân cảnh chính xác, có ý nghĩa và chạy thật trơn tru.
6. Kêu gọi hành động
Những người theo dõi đến cuối quảng cáo của bạn vô cùng quý giá. Rõ ràng họ là những người quan tâm đến những gì bạn nói - và điều đó cực kỳ quan trọng để bạn lái họ đi đến đúng địa chỉ cung cấp sản phẩm/dịch vụ.
Đó là lý do tại sao chúng tôi luôn khuyên bạn nên kết thúc quảng cáo của mình bằng lời kêu gọi hành động rõ ràng. Bạn nên để nó xuất hiện ở cuối video và duy trì trên màn hình trong vài giây để đạt hiệu quả tối đa.
Hay bạn cũng có thể kết thúc video của mình với CTA bằng giọng nói kèm theo hình ảnh mô tả ưu điểm sản phẩm mà bạn muốn nhấn mạnh.
Một số CTA phổ biến bao gồm:
- Ghé thăm trang web của chúng tôi để tìm hiểu thêm
- Liên hệ ngay hôm nay để biết thêm thông tin
- Hãy liên lạc để tìm hiểu thêm
- Mua ngay tại www. [Trang web] .com
Tạm kết,
Trên đây là những tips đơn giản để bạn có thể tự viết kịch bản phim quảng cáo với những ý tưởng của bản thân. Đây là quy trình đơn giản và dễ nhất dành cho các bạn mới tập tành viết kịch bản phim. Bên cạnh đó, nếu bạn mới bắt đầu học làm video tham khảo khóa học Premiere cơ bản tại ColorME nhé.