Viết kịch bản "không gây nhàm chán"?
Viết kịch bản "không gây nhàm chán" ?
- Chọn loại Ipad nào cho phù hợp với người học vẽ Digital Painting?
- Poster Phim - Nguồn cảm hứng vô tận cho Designer nghiệp dư
- Cách chỉnh màu ảnh trong Photoshop cực đơn giản cho người mới bắt đầu
- 4 nỗi sợ khi chụp ảnh Film
- Premiere là gì? Adobe Premiere Pro có ưu điểm gì nổi trội?
- Thiết kế đồ họa có cần vẽ đẹp không?
Ý tưởng và kịch bản luôn là vấn đề then chốt quyết định sản phẩm video của bạn có thực sự thú vị để hấp dẫn người xem hay không ? Tuy nhiên để tạo ra được 1 kịch bản hay, đôi khi không phải dễ dàng, nhất là với một người mới. Không phải lúc nào ý tưởng và sự sáng tạ cũng có sẵn trong đầu bạn. Việc ngồi hàng giờ trước máy tính và đánh những dòng word chưa chắc đã giúp bạn viết được ra một kịch bản độc đáo. Hành động như vậy lặp đi lặp lại càng khiến bạn bí bách hơn, cuối cùng gây cho bạn cảm giác nhàm chán. Vậy hãy thử xem, cách xây dựng kịch bản video “ không gây nhàm chán” có giúp ích gì cho bạn không nhé ?
Đầu tiên, “ không gây nhàm chán” ở đây được cắt làm hai nghĩa. Một là không gây nhàm chán trong việc viết kịch bản trước khi sản xuất. Hai là không gây nhàm chán trong nội dung kịch bản. Giờ chúng ta sẽ đi vào từng lớp nghĩa một nhé ?
Không gây nhàm chán trong việc viết kịch bản
Đối với phương thức này, bạn sẽ không phải kẻ bảng hay sử dụng máy tính để đánh văn bản nữa. Vật dụng cần có của bạn chỉ đơn giản là một vài tờ giấy A4, một chiếc bút chì và một cục tẩy.
Tiếp theo bạn gập đôi tờ giấy liên tiếp 3 lần nha. Sau đó, bạn giở tờ giấy ra và hiện tại bạn đã có một tờ giấy A4 vs 8 ô chư nhật nhỏ. Đến đây thì mọi người có thể đoán được cách xây dựng kịch bản của mình là gì chưa ?
Vâng, đó chính là Storyboard – vẽ phân cảnh theo từng khung hình. Nghe Storyboard có thể các bạn cảm thấy hơi sai sai phải không ?
Storyboard dành cho người làm phim hoạt hình chứ nhỉ ? Làm Story Board phải vẽ đẹp cơ ? Mình chả biết vẽ gì cả, sao mà làm được ? Chắc chắn đây sẽ là những thắc mắc trong suy nghĩ của mọi người hiện giờ. Nhưng yên tâm đi, nó không đến mức khó như vậy đâu.
Xây dựng kịch bản bằng Story Board không đòi hỏi bạn phải vẽ đẹp và chuyên nghiệp như họa sĩ minh họa. Vì việc bạn vẽ ra kịch bản, chỉ để giúp bạn thư giãn trong hành động vẽ và dễ dàng sáng tạo hơn qua hình ảnh thôi. Nghĩ ra nội dung gì, hình ảnh gì bạn chỉ cần việc phác họa ra hình ảnh mà bạn nghĩ đến. Không cần vẽ đẹp, bạn có thể vẽ theo dạng người que cũng có thể thành kịch bản.
Để hình ảnh sinh động, chân thực, đa chiều, thì việc sắp xếp nhiều cỡ cảnh, góc quay là điều cần chú ý. Tuy nhiên, khi thể hiện trên văn bản, những con chữ khó để ta hình dung hình ảnh liền mạch và rõ ràng được. Vậy nên, kịch bản StoryBoard sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc quản lý hình ảnh qua hình vẽ phác họa.
Khung hình đang ở cỡ gì, góc máy quay thế nào, bối cảnh thiết kế mỹ thuật ra sao, tất cả đều rất rõ ràng. Ngoài ra, bạn có thể chú thích nhỏ bên cạnh hình phác họa về thao tác máy, hiệu ứng kỹ xảo để giúp thuận tiện hơn trong khâu sản xuất video.
Không gây nhàm chán trong nội dung kịch bản.
Kịch bản Storyboard với minh họa phân cảnh dưới dạng hình vẽ. Nó sẽ giúp chúng ta quản lý hình ảnh của kịch bản một cách rõ ràng hơn. Nhờ vậy, bạn cũng có thể quản lý được tiết tấu cũng như mạch cảm xúc của nội dung phim, tăng thêm phần logic và mạch lạc cho sản phẩm.
Để giúp kịch bản Storyboard của bạn chi tiết hơn, bạn hãy sử dụng bút highlight nhiều màu để đánh dấu cảm xúc của từng khung hình. Sau đó chú thích ý nghĩa cảm xúc của các màu sắc mà bạn đánh dấu trong khung hình để thuận tiện khi làm việc với ekip nha.
Hoàn thiện, bạn hãy thử nhìn lại biểu đồ cảm xúc một lượt, xem mạch cảm xúc đã cân bằng chưa, có bị nghiêng về bên cảm xúc nào quá nhiều không, đã có cao trào chưa? Nếu cảm thấy mạch cảm xúc chưa ổn, bạn sẽ có thể điều nhận ra và điều chỉnh ngay. Như vậy sẽ giúp khâu sản xuất đạt được hiệu quả tốt hơn.
Tạm kết
Trên đây là cách mà mình thường hay áp dụng vào việc viết kịch bản. Mong rằng qua cách thức này, mọi người có thể mở rộng không gian sáng tạo, quản lý được mạch cảm xúc trong nội dung kịch bản, tạo ra nhiều sản phẩm video độc đáo.