Chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng xấu
- Key Visual là gì? Cách để tạo Key Visual đơn giản cho người mới bắt đầu
- Thiên Địa Nhân Tarot - Bộ Tarot mang đậm nét văn hóa Việt
- Intro Video là gì? Ý nghĩa của Phần Intro trong sản xuất Video
- Bìa album usuk có thiết kế như thế nào
- Công cụ phối màu slide thuyết trình cho tân sinh viên
- Illustration Art là gì?
Nhiếp ảnh gia George Eastman từng nói rằng: "Ánh sáng làm nên nhiếp ảnh. Hãy trân trọng nó, chiêm ngưỡng nó và đặc biệt là yêu nó. Nếu muốn chụp một bức ảnh đẹp, hãy biết giá trị của ánh sáng đó như thế nào, đó chính là chìa khoá."
Hầu hết chúng ta không thực sự thích chụp trong điều kiện ánh nắng gắt như lúc giữa trưa, trời mưa, mặt trời hoàng hôn bị che khuất bởi đám mây giông..., nhưng đôi khi không còn lựa chọn nào khác, đặc biệt là khi thời gian ở một địa điểm bị giới hạn. Bài viết này sẽ chia sẻ kinh nghiệm giúp bạn chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng xấu.
1. TÌM MÀU SẮC
Cảnh hoàng hôn hoặc bình minh đẹp ở chỗ nó nhuộm đẫm cảnh vật bằng những màu sắc bão hòa — nói cách khác, ánh sáng mang lại màu sắc cho cảnh trí. Tuy nhiên, khi bầu trời u ám thì ánh sáng tự nhiên không cung cấp đủ độ sáng để có được bức ảnh phong phú sắc màu. Thay vào đó, để tạo ra một bức ảnh rực rỡ, bạn phải tìm cho ra một chủ thể sinh động.
Với một bầu trời xám xịt, bạn sẽ chỉ có được thứ ánh sáng mờ nhạt. Hãy nhân cơ hội này để tìm kiếm những màu chìm thường không nhìn thấy được trong ánh sáng bão hòa của buổi hoàng hôn — màu tía và xanh nhạt, chẳng hạn. Những màu này có thể rất khó nhận ra trong lúc hoàng hôn hoặc vào buổi rạng đông, nhưng trong một ngày đầy mây thì chúng lại tỏa sáng.
Cũng vậy, sau một cơn mưa giông vẫn có thể chụp được những bức ảnh đẹp rực rỡ. Ngay cả trong cảnh bầu trời u ám nhất, một khu rừng nhiệt đới vẫn cứ xuất hiện sống động và xanh mướt — một công thức tuyệt vời đối với người chụp phong cảnh.
2. CHI TIẾT ĐƠN LẬP
Tuy một cảnh trí hùng vĩ có thể được nhìn thấy tốt nhất vào lúc bình minh, nhưng một số bức ảnh thiên về chi tiết cũng được chụp tốt trong điều kiện trời nhiều mây.
Một phần, là do bầu trời u ám thường xám xịt — các bức ảnh hiếm khi có được dải màu đặc biệt nào chạy qua trên phần đỉnh để tận dụng. Và mặc dầu một số cảnh trí u ám vẫn giữ lại kết cấu bề mặt của nó giữa trời đầy mây, song điều quan trọng là bạn hãy liệu xem chúng có hữu ích cho bố cục của bạn hay không. Nếu đã không hấp dẫn, thì bầu trời cũng chẳng mang lại sự lôi cuốn nào cho bức ảnh của bạn.
3. CHỤP CẬN CẢNH
Một thể loại chi tiết khác cần ghi nhớ trong đầu vào những ngày u ám, đó là thế giới nhiếp ảnh cận cảnh.
Bầu trời xám sẫm mang lại những bóng đổ nhạt màu, làm cho có thể nhìn được các tông màu và sắc thái của chủ thể cận cảnh. Tất nhiên một số người chụp ảnh cận cảnh chuộng cách sử dụng đèn flash hơn, nhưng những đám mây cũng có thể mang lại ánh sáng tuyệt vời.
Màu sắc của các cảnh chụp ở gần thường bão hòa hơn những cảnh ở xa, do có một chút mù sương giữa ống kính và chủ thể của bạn. Hãy tận dụng thực tế ấy bằng cách tìm kiếm các đối tượng sống động để chụp — thế giới cận cảnh thì đầy sắc màu.
Thường sau một cơn mưa giông, bạn cũng có thể tìm thấy những giọt nước để chụp. Các dáng dấp hình học của những giọt nước đều có thể rất đẹp, và chúng là những chủ thể lý tưởng để chụp trong điều kiện thiếu sáng.
4. PHƠI SÁNG LÂU
Với một bầu trời u ám, thì vấn đề chủ yếu chính là các bức ảnh của bạn sẽ mất đi ý nghĩa độc đáo. Tuy nhiên, hiện tượng này không khó điều chỉnh — hãy dùng kính lọc ND (neutral-density). Kính lọc ND là một tấm kính tối màu cho phép bạn sử dụng một tốc độ màn trập rất chậm, thậm chí có thể kéo dài.
Dĩ nhiên một kính lọc như vậy không phải lúc nào cũng hữu ích đối với mọi cảnh chụp; Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, nó hầu như chẳng mang lại hiệu quả gì. Nhưng khi bạn có cái gì đó đang chuyển động — mây trôi, nước chảy, người đi — thì một phơi sáng lâu có thể cho ra một bức ảnh khác thường mà chẳng cần phải bận tâm đến ánh sáng.
Phơi sáng lâu cũng nhằm làm nổi bật những màu sắc khó nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu bạn cài đặt máy ảnh ở chế độ phơi sáng lâu trước khi trời sáng (pre-dawn), ngay cả trong những ngày u ám, bạn có thể ngạc nhiên một cách thú vị trước lượng màu sắc trong các bức ảnh của mình.
5. TRẮNG ĐEN
Với một bầu trời đầy mây, những bức ảnh đơn sắc có độ tương phản cao vẫn có thể mang lại một cảm giác hấp dẫn và tuyệt đẹp trong khi các bức ảnh màu được chụp trong điều kiện thiếu sáng không thể làm được. Một phần là do nhiếp ảnh trắng đen vốn siêu thực.
Người ta có khuynh hướng thích những bức chụp phong cảnh giúp cho nhìn thấy thế giới theo một cách khác thường — đẹp hơn thế giới mà ngày ngày họ chạm trán. Những buổi hoàng hôn, dĩ nhiên, đáp ứng được đòi hỏi ấy bằng cách bày ra cho thấy các cảnh trí đầy những màu sắc hiếm khi được nhìn thấy. Nhiếp ảnh trắng đen không có được sự sống động như vậy, nhưng những bức ảnh trắng đen có độ tương phản cao có thể vượt trội hơn những bức ảnh màu cùng chụp chung một cảnh trí.
Có thể đó là lý do tại sao nhiếp ảnh trắng đen với độ tương phản cao vẫn rất phổ biến trong thế giới mỹ thuật. Những bức ảnh như thế thực sự đơn giản, nhưng cũng bắt mắt chẳng kém gì ảnh màu.
6. GIỮA TRƯA NẮNG GẮT
Từ nãy đến giờ, tất cả các kỹ thuật đều là những gợi ý cho việc chụp ảnh vào những hôm trời u ám. Tuy nhiên, một người chụp phong cảnh cũng sợ điều ngược lại : ánh sáng chói chang giữa ban trưa
Một độ sáng như vậy không đáng chán cho bằng khi phải đứng dưới trời đầy mây, nhưng có thể khiến cho phải thất vọng. Một đằng, thật khó mà tránh khỏi những bóng đổ gay gắt và những điểm sáng chói chang, ngấm ngầm làm cho bức ảnh của bạn trở nên giống như một thứ hỗn độn tương phản lẫn nhau. Đằng khác, ánh sáng ban trưa không thể độc đáo cách đặc biệt được — một số người sẽ sợ hãi khi đứng trước một cảnh trí ở vào trạng thái điển hình nhất của nó.
Tuy nhiên, như vậy không phải để nói bạn nên tránh chụp ảnh vào lúc mặt trời chói chang. Bạn chỉ cần tận dụng những điểm mạnh của ánh nắng gay gắt làm lợi thế cho mình là được.
Bản năng đầu tiên khi đứng trước ánh sáng ban trưa là tìm ra những bóng đổ có thể dẫn đến một bố cục hấp dẫn. Kỹ thuật này có thể khó đối với phong cảnh hùng vĩ, nhưng lại hiệu quả đối với những bức chụp chi tiết hoặc cảnh quan đô thị — các bóng đổ có thể mang lại cho cảnh trí một phong cách riêng.
Hãy nhớ là bạn luôn muốn giữ lại chi tiết nổi bật càng nhiều càng hay, ngay cả khi phải chịu giảm bớt độ tối của các bóng đổ. Cứ thoải mái chấp nhận một số bù sáng cần thiết — nhiều bức ảnh đường phố nổi tiếng được chụp vào giữ trưa, với phần lớn bức chụp gần như màu đen.
______________________
Nguồn: photographylife, tinhte,...
Ảnh: Hoàng Nam Dương