Điểm khác biệt giữa ảnh vector và ảnh raster
Ảnh Vector và Raster là hai loại hình ảnh được dùng không chỉ trong thiết kế mà còn trong những thứ thường ngày quanh ta. Chúng có sự khác biệt về độ phân giải, số lượng chi tiết ảnh cùng với cách sử dụng. Bất kể dù bạn có là nhà thiết kế mới, một người có kinh nghiệm hay thậm chí là một marketer đang cần thuê người làm sản phẩm, việc hiểu cách sử dụng hình ảnh vẫn rất có ích, mỗi loại đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng.
- 2 cách đơn giản làm trắng da trong Photoshop
- Portfolio truyền cảm hứng cho Designer
- Cách tạo hiệu ứng âm bản trong Photoshop (Siêu nhanh và dễ)
- UI / UX là gì? Học UI/UX đem đến những cơ hội gì? Người mới bắt đầu nên học khoá học UI/UX nào?
- 4 cách sử dụng hình ảnh làm nền trong thiết kế
- Cảm hứng chụp ảnh mỗi ngày
Hình ảnh raster
Hình ảnh raster là bất cứ yếu tố đồ họa kỹ thuật số được tạo thành từ những pixels trên một lưới tĩnh. Một pixel là một ô vuông mang màu sắc từ sự kết hợp đèn màu RGB (Đỏ, xanh lục, xanh lam).
Một tấm ảnh raster tương tự như một bức tranh khảm: nhìn gần chúng ta sẽ thấy tương tự như một loạt các hình vuông bằng nhau được xếp ngay ngắn, nhưng khi nhìn từ xa thì những ô vuông sẽ hòa vào nhau để tạo nên hình ảnh. Mặc dù lưới pixel vô hình, các nhà thiết kế vẫn tạo ra các pixels bằng cách vẽ các yếu tố đồ họa trong các phần mềm như Photoshop. Mỗi khi khi chụp hình hay quay phim, ống kính máy ảnh chuyển ánh sáng phản xạ thành các pixel nhỏ kết hợp lại để tạo thành hình ảnh kỹ thuật số thực tế.
Vì mỗi một pixel đều được ấn định với một khoảng trống trên lưới nên hình ảnh Raster phụ thuộc rất nhiều vào độ phân giải. Có nghĩa rằng hình ảnh Raster không thể nào biến đổi kích thước mà không có sự thay đổi về pixels vì số lượng pixels là cố định. Số lượng pixels càng nhiều, chất lượng (độ phân giải) càng cao. Cũng đồng nghĩa với việc càng ít pixel ảnh sẽ chất lượng thấp hơn và có thể xảy ra trường hợp mà chúng ta thường gọi là “vỡ ảnh” do không có đủ pixels để thể hiện hình ảnh cũng như màu sắc.
Ưu điểm và nhược điểm của hình ảnh Raster
Ưu điểm
Hình ảnh raster thích hợp để dùng khi bạn muốn thể hiện sự tinh tế của độ chuyển màu và đổ bóng — ví dụ: khi bạn đang chỉnh sửa ảnh hoặc vẽ các hình minh họa chân thực — do lượng thông tin màu sắc mà chúng có thể chứa.
Nhiều hiệu ứng nâng cao, các hiệu ứng về chất liệu (texture) làm việc tốt hoặc chỉ có thể làm trên nền tảng hình ảnh raster.
Nhược điểm
Kích thước tệp có xu hướng lớn hơn định dạng vectơ.
Raster hình ảnh có những hạn chế với khả năng mở rộng. Ví dụ, một bản in quy mô lớn như một bảng quảng cáo sẽ yêu cầu một tệp lớn với mật độ điểm ảnh (pixel) cao.
Bạn phải xác định trước kích thước dự định của hình ảnh, điều này khiến bạn khó thích ứng nếu có sự thay đổi bất ngờ trong dự án.
Khi nào sử dụng định dạng raster
Raster là định dạng mặc định cho nhiếp ảnh, video và web. Khi nói đến hình ảnh minh họa, raster là lý tưởng cho hình ảnh bởi lượng màu phong phú mà nó thể hiện được. Nhưng ảnh raster không được dùng để tạo logo do quá phụ thuộc vào độ phân giải.
Các hình ảnh raster thường có các định dạng sau: JPG, GIF, PNG, TIFF, RAW, PSD
Bạn có thể sử dụng ảnh raster trong:
- Nhiếp ảnh
- Vẽ minh họa
- Thiết kế web
- Thiết kế phần mềm
- Banner quảng cáo
- Phương tiện truyền thông
- Thiết kế dành cho nền tảng điện tử
Hình ảnh vector
Hình ảnh vector là yếu tố đồ họa kỹ thuật số có thể mở rộng vô hạn được tạo ra từ các đường dẫn được tính toán toán học. Vector về cơ bản là các hình dạng hình học có thể được kéo dài hoặc uốn cong khi cần thiết.
Hình ảnh vector có 3 yếu tố chính: Điểm, đường và đa giác. Điểm là một yếu tố quan trọng nhất trong đồ họa vector, sau khi hoàn thành việc tạo vector và ra sản phẩm chúng ta sẽ không nhìn thấy điểm nhưng các nhà thiết kế có thể chỉnh sửa chúng trong phần mềm để thay đổi hình dạng của tác phẩm. Đường (path) là đường dẫn giữa các điểm, 2 điểm nối với nhau sẽ tạo nên một đường path. Các nhà thiết kế có thể áp dụng màu sắc, độ đậm nhạt và cấu hình nét stroke cho chúng. Đa giác hình thành khi các đường path đóng (tức là tất cả các điểm được nối với nhau bằng một đường dẫn). Sau khi tạo được một hình đa giác kín, các nhà thiết kế có thể thêm màu sắc (fill) cho đa giác.
Đồ họa vector hoạt động dựa vào toán học và các thuật toán nhưng các công cụ chuyên để thiết kế sẽ đảm nhiệm công việc đấy. Điểm mấu chốt của ảnh vector là do không có pixels, bạn có thể thay đổi kích thước tùy ý mà không phải lo đến việc chất lượng hình ảnh bị thay đổi. Máy tính sẽ thay ta tính toán lại mỗi khi kích thước hoặc vị trí được thay đổi.
Ưu điểm và nhược điểm của hình ảnh Vector
Ưu điểm
Đồ họa vector có thể được thu phóng đến bất kỳ kích thước nào mà không làm giảm chất lượng.
Các xây dựng yếu tố đồ họa bằng toán học sẽ giúp bạn tạo ra những đường thẳng và đường cong tuyệt đối, thích hợp cho những kiểu thiết kế gọn gàng sạch sẽ.
Kích thước file vector thường nhỏ hơn file raster
Nhược điểm
Vector mạnh hơn về khoản thiết kế phẳng cho nên sẽ khó để thể hiện những vùng chuyển màu và đổ bóng phức tạp.
Vector ưu tiên tạo ra những hình có tính chính xác cao, khó có thể minh họa lại những nét tự nhiên và không hoàn hảo như nét vẽ tay.
Khi nào sử dụng định dạng vector
Đồ họa vector rất thích hợp cho thiết kế in ấn vì không phải phụ thuộc vào độ phân giải. Khả năng thu phóng tự do và hình học đơn giản hóa cũng là một lý do mà logo được thiết kế trên nền tảng này vì logo là một đối tượng thiết kế được sử dụng trên đa nền tảng đa kích thước cũng như có thể dễ dàng thay đổi, chỉnh sửa. Vector có thể được sử dụng để minh họa và mặc dù bị hạn chế về mặt phong cách, chúng có khả năng chính xác hình học cao. Vì vector có thể dễ dàng chuyển đổi thành raster
Các hình ảnh ảnh raster thường có các định dạng sau: PDF, EPS,AI, SVG
Bạn có thể sử dụng ảnh raster trong:
- Thiết kế logo
- Minh họa
- Thiết kế bao bì
- Phương tiện truyền thông
- Bất cứ sản phẩm in ấn nào
Lời kết
Hiểu về cách các định dạng hình ảnh hoạt động cũng như cách sử dụng chúng sẽ giúp các bạn rất nhiều không chỉ trong thiết kế mà còn trong nhiều lĩnh vực khá cần sử dụng đến hình ảnh. Qua bài viết này ColorME mong rằng các bạn sẽ hiểu hơn để sử dụng hình ảnh một cách tối ưu nhất. Đừng quên theo dõi colorME cùng các khóa học thiết để biết thêm những thông tin bổ ích nhé!