Kiểm soát Noise trong ảnh số

Nam Dương · 2017-06-19 01:26:19 · 17462 lượt xem
image - Kiểm soát Noise trong ảnh số

Đối với người dùng máy ảnh kỹ thuật số, một trong những điều gây khó chịu nhất đó là chất lượng ảnh bị giảm do noise hay nhiễu hạt gây nên. Đặc biệt đối với những người thường xuyên phải chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng, thì noise sẽ là thứ không thể tránh khỏi. Vậy làm sao để có thể hạn chế tối đa lượng noise có trong hình ảnh? Sau đây là chút chia sẻ, giúp những những người cầm máy có thể hiểu và kiểm soạt lượng noise trong ảnh.

__________________________

Nguồn tham khảo: Digital Photography School

1. Noise là gì?


Có thể hiểu đơn giản, noise (nhiễu) là một hiệu ứng không mong muốn trong thời đại nhiếp ảnh số, đó những điểm ảnh bị lỗi và xuất hiện trọng quá trình máy ảnh thu nhận tín hiệu hình ảnh. Noise dễ xuất hiện khi ta chụp ảnh trông điều kiện thiếu sáng hoặc thiết lập iso cao và chủ yếu tập chung ở vùng tối của tấm ảnh.

Có hai loại nhiễu mà các bạn sẽ gặp khi chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số đó là chroma noise (nhiễu màu) và luminance noise (nhiễu đơn sắc). Luminance noise khá giống với nhiễu trên máy ảnh film (grain), là nhiễu do hạt nhiễu đen, trắng và xám (không có màu) giống như những hạt muối tiêu lấm chấm. chroma noise (nhiễu màu) đó là những điểm ảnh bị sai lệch về màu sắc. Nó xuất hiện dưới dạng các hạt lấm chấm màu xanh, đỏ.


2. Tại sao ảnh lại xuất hiện nhiều noise?


  • + Iso cao

Iso được coi là thủ phạm chính gây ra. Khi bạn tăng ISO là bạn phóng đại sự nhạy sáng của cảm biến và tạo ra nhiều noise hơn. ISO càng cao, nhiễu xuất hiện nhiều trong hình ảnh.

  • + Kích thước cảm biến và độ phân giải máy ảnh

Với người dùng sử dụng máy ảnh có kích cỡ cảm biến nhỏ, khả năng khử noise của hình thường thua các máy ảnh cảm biến lớn như máy full frame, medium format vài stop. Ở cùng một mức ISO thì máy ảnh cảm biến nhỏ xuất hiện noise sớm hơn. Đơn giản vì cảm biến càng lớn sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn,  và noise cũng sẽ ít hơn trên cùng một công nghệ.

Những người mới bước chân vào nhiếp ảnh thường có suy nghĩ độ phân giải càng lớn thì chất lượng ảnh càng cao. Kiểu như máy ảnh 24 megapixel sẽ cho ảnh tốt hơn máy ảnh 16 megapixel. Độ phân giải chỉ quyết định kích thước ảnh bạn có thể sử dụng. Với cùng kích thước cảm biến, thì những máy ảnh có số megapixel cao hơn sẽ khiến cho kích thước pixel sẽ bé hơn, dẫn đến thu được ít ánh sáng hơn, noise dễ xuất hiện hơn.

  • + Noise xuất hiện trong quá trình hậu kỳ.

Những thao tác như nâng sáng cho ảnh, crop nhỏ khung hình, tăng độ sắc nét bằng phần mềm trong quá trình hậu kỳ đều làm noise xuất hiện rõ hơn.

  • + Noise xuất hiện khi cảm biến máy ảnh bị nóng.

Khi cảm biến máy ảnh phải làm việc quá tải, hoặc sử dụng trong điều kiện khắc nghiệt sẽ tạo điểm ảnh lỗi và thành noise. Ví dụ như phơi sáng trong thời gian dài, chụp ảnh ngoài trời nắng, sử dụng chế độ Liveview liên tục.

3. Cách hạn chế noise trong tiền kỳ


  • + Chụp ảnh với ISO thấp

Vì Iso cao sẽ khiến ảnh nhiễu hơn, nên chọn Iso thấp nhất bạn có thể trong khi vẫn tạo ra một mức độ phơi sáng hợp lý. Một kinh nghiệm bạn có thể áp dụng đó là mức Iso an toàn của máy ảnh. Iso an toàn của máy sẽ bằng Iso lớn nhất của máy chia 4. Ví dụ như máy ảnh Canon 60D, Iso cao nhất là 6400 thì Iso an toàn của máy là 1600. Có nghĩa nếu bạn sử dụng máy Canon 60D hãy chụp với Iso từ 1600 trở xuống sẽ hạn chế noise trong ảnh.

Vậy làm thể nào để chụp ở Iso thấp mà vẫn làm cho bức ảnh đủ sáng? Đầu tiên bạn hãy mở khẩu. Nếu bạn đang chụp ảnh ở môi trường thiếu ánh sáng, bạn có thể sử dụng chân máy, hoặc sử dụng đèn flash. Nếu không thực hiện được cách nào trong các cách trên ta mới nghĩ đến việc tăng Iso.

  • + Chụp với định dạng ảnh RAW

File RAW một định dạng của máy ảnh kỹ thuật số, khi chụp thì tất cả các thông tin mà cảm biến của máy thu được đều lưu hết vào file này. Việc xử lý file RAW thường được xử lý tỉ mỉ ngay trên máy tính như chỉnh tông màu, độ bão hòa màu, độ phơi sáng. Đặc biệt khả năng khử noise sẽ trở nên dễ dàng hơn, bạn sẽ không phải lo sợ việc khử noise sẽ mất nhiều chi tiết như dùng file JPEG. Nếu bạn đang sử dụng một ISO cao với các tập tin JPEG, nhiễu sẽ khiến bức ảnh trở nên rất tồi tệ.

  • + Kiểm soát độ phơi sáng

Với sự tiện lợi của việc hậu kỳ với file trong thời kỳ nhiếp ảnh số, nhưng bạn sẽ có chút lơ là trong việc điều tiết quá trình phơi sáng của máy ảnh. Trong nhiều trường hợp, những bạn mới chơi hay có xu hướng chụp thiếu sáng và hy vọng việc hậy kỳ sẽ cải thiện lại ánh sáng và chi tiết cho bức ảnh. Việc chụp một tấm ảnh thiếu sáng sẽ khiến mật độ nhiễu sẽ nhiều hơn, và những hạt nhiễu đó sẽ được phơi bày một cách rõ ràng khi bạn tăng sáng trong hậu kỳ.

4. Khử bớt noise trong hậu kỳ


Chỉ với một số thao tác kéo thanh trượt đơn giản trong Lightroom và Photoshop Camera Raw, ảnh của bạn trở nên "sạch" hơn trông thấy. Trong Lightroom, bạn sẽ tìm thấy công giảm nhiễu trong mục chỉnh sửa ảnh (Module Devolop) và trong Camera Raw. Dưới đây là một số giải thích cơ bản cho những thanh kéo trong phần khử noise (Noise Reduction).

  • Luminance: Giảm nhiễu đơn sắc được sinh ra trong quá trình phơi sáng.
  • Luminance Detail: Công cụ này giúp bảo vệ các chi tiết trong khi giảm nhiễu
  • Luminance Contrast: Công cụ bảo toàn độ tương phản khi giảm nhiễu mạnh.
  • Colour: Giảm nhiễu màu. Thường xuất hiện nhiều trong vùng tối của bức ảnh.
  • Colour Detail: Khi khử nhiễu màu mạnh tay sẽ khiến một số chi tiết màu sắc của ảnh bị mất. Công cụ giúp bảo toàn những thông tin màu sắc quan trọng.
  • Colour Smoothness: Thanh này để điều chỉnh độ chuyển giữa các màu sắc, tạo độ tự nhiên cho ảnh sau khi đã hoàn thành tất cả quá trình giảm nhiễu.
Nam Dương · 2017-06-19 01:26:19 · 17462 lượt xem
Đánh giá bài viết

Inspiration of the day

Designers are meant to be loved, not to be understood.
Margaret Oscar, designer
Từ khóa nổi bật
Khoá học Photoshop Hà Nội