Lược sử về phong cách thiết kế Minimalism
Lược sử về phong cách thiết kế minimalism
- Tất tần tật những điều cần biết về bộ nhận diện thương hiệu
- Intro Video là gì? Ý nghĩa của Phần Intro trong sản xuất Video
- Cách ghép 2 ảnh trong Photoshop cực đơn giản
- Cập nhật kích thước ảnh tiêu chuẩn trên các nền tảng (2023)
- Trọn bộ hướng dẫn chỉnh âm thanh trong Premiere Pro CC (Phần 2)
- Quản lý File thiết kế chuyên nghiệp cho Graphic Designer
Minimalism (tối giản) là một xu hướng thiết kế bắt đầu từ thế kỷ 20 và tiếp tục cho đến ngày nay, minh chứng nổi bật nhất là việc sử dụng hình ảnh của các công ty như Apple, qua vô số các tác phẩm đồ họa các nhà thiết kế đồ họa và qua phong cách thiết kế của các nhà thiết kế hình ảnh. Một thiết kế tối giản là một thiết kế lược bỏ hầu hết các chi tiết và chỉ để lại các yếu tố cần thiết.
Một tuyên bố sứ mệnh không chính thức cho thiết kế tối giản đến từ kiến trúc sư Ludwig Mies van der Rohe: “ Less is more.”. Hay một phương châm khác là của nhà thiết kế Buckminster Fuller: “Doing more with less.”.
Tối giản bắt nguồn vào đầu thế kỉ 20, khoảng tầm những năm 1920 trong lĩnh vực điêu khắc. Kiến trúc sư xueets hiện sau chiến trang thế giới thứ I Van der Rohe là một trong những nhà thiết kế đi đầu sử dụng những nguyên tắc của riêng mình và đi đến thiết kế tối giản. Lý do kiến trúc tổi giản khởi nguồn đầu tiên đến từ sự sẵn có của các nguyên vật liệu như thủy tinh, xi măng, thép. Bên cạnh đó, những tiêu chuẩn thiết kế nhà cửa cũng được thành hình, giúp đỡ phần nào việc thiết kế và xây dựng những công trình theo hướng tối giản. Xu hướng này tiếp tục cho đến giữa thế kỷ 20, với sự xuất hiện của nhà thiết kế và kiến trúc sư đáng chú ý Buckminster Fuller với thiết kế mái vòm bằng cách sử dụng các hình dạng hình học đơn giản vẫn còn đậm chất hiện đại cho đến ngày nay.
Sự tập trung vào mặt tối giản ảnh hưởng đến hội họa, nội thất, thời trang và âm nhạc. Họa sĩ Frank Stella đã từng nói :”What you see is what you see.”. Nghệ thuật tối thiểu đặc biệt phát triển vào những năm 1960 ở Mỹ. Tương tự như De Stijl, các họa sĩ đã phản ứng chống lại nghệ thuật trừu tượng và chỉ sử dụng những khối hình học thô sơ trong các tác phẩm của họ và không thêm chi tiết trang trí hoặc bất kỳ yếu tố nào khác.
Dần dần, sự nhấn mạnh vào lối đơn giản hóa đi vào những sản phẩm tiêu dùng với sự xuất hiện của nhà thiết kế Dieter Rams - người sử dụng lối tối giản cho sản phẩm của Braun. Ikea, công ty nội thất Thụy Điển, là một ví dụ khác về các sản phẩm tiêu dùng được thiết kế tối giản. Đồ nội thất đơn giản đến mức nó được thiết kế cho người thường để có thể lắp ráp dễ dàng, thường xuyên mà không cần hướng dẫn bởi sản phẩm tự nó có thể “giải thích” với khách hàng.
Và dĩ nhiên, thiết kế tối giản ảnh hưởng tất yếu đến lĩnh vực kỹ thuật số, với các nhà thiết kế hình ảnh và web áp dụng các nguyên tắc tối giản vào thiết kế của chính mình và thiết kế dành cho khách hàng.
Giống như mọi điều trong cuộc sống, thiết kế tối giản bị ảnh hưởng bởi những điều nhất định xuất hiện trước nó. Cụ thể, những gì ảnh hưởng đến thiết kế tối giản là:
1. Phong trào nghệ thuật De Stijl
De Stijl là một phong trào nghệ thuật ở Hà Lan bắt đầu vào năm 1917 và kéo dài đến khoảng đầu những năm 1930. “De Stijl” có nghĩa là “Phong cách” trong tiếng Hà Lan. Phong trào bao gồm các họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư và nhà thiết kế.
De Stijl thúc đẩy sự đơn giản và trừu tượng bằng cách giảm các thiết kế chỉ để lại hình khuôn và màu sắc thiết yếu, chỉ sử dụng:
- Đường ngang và dọc
- Hình chữ nhật
- Sắc độ trắng, đen và xám
- Sắc độ xanh, đỏ và vàng
- Thêm vào đó, nhiều yếu tố hoặc lớp không giao nhau, cho phép mỗi phần tử độc lập và không bị bao phủ hoặc can thiệp bởi các phần tử khác.
Không mất nhiều thời gian để tưởng tượng ra cách De Stijl đã ảnh hưởng đến thiết kế tối giản như thế nào.
2. Những kiến trúc sư như Van Der Rohe
Ludwig Mies van der Rohe là một kiến trúc sư người Đức, người được coi là người tiên phong của kiến trúc hiện đại, và phong cách kiến trúc của ông trong Thế chiến I đã đặt nền móng cho thiết kế tối giản. Ông đã thiết kế nhiều tòa nhà mang tính bước ngoặt, bao gồm Tòa nhà Chicago Chicago Crown và Tòa nhà Seagram New York.
Van der Rohe phấn đấu vì sự đơn giản và rõ ràng trong các thiết kế kiến trúc của mình bằng cách:
- Sử dụng vật liệu hiện đại như thép và tấm kính
- Có khung cấu trúc tối giản
- Bao gồm nhiều không gian mở
Ông là người đã phổ biến thuật ngữ “Less is more”, như đã đề cập trước đó, là một trong những tuyên bố sứ mệnh không chính thức cho thiết kế tối giản.
Giống như với De Stijl, sự kết nối giữa Van Der Rohe và thiết kế tối giản rất rõ ràng.
3. Thiết kế truyền thống của Nhật Bản
Chỉ thêm những gì cần thiết và loại bỏ phần còn lại luôn là trọng tâm trong thiết kế truyền thống của Nhật Bản. Nếu bạn nhìn vào kiến trúc và thiết kế nội thất cũ của Nhật Bản, bạn sẽ thấy rằng có rất ít sự đa sắc, những màu sắc và lựa chọn thiết kế đơn giản, các đường nét và hình thức sạch sẽ, mạch lạc.
Giữa thiết kế Nhật Bản và văn hóa Nhật Bản có mối liên hệ mật thiết. Văn hóa Nhật Bản được truyền vào với phong cách Zen - Thiền và sự đơn giản hóa. Tất cả mọi thứ từ cách chế biến thức ăn, đến cách thức trình bày, đến cách thức ăn, đến những thứ như nghi lễ trà và vườn đá - tất cả đều tập trung vào sự đơn giản và chỉ tập trung chủ yếu vào hành động thực hiện. Bất cứ điều gì không cần thiết đều không được cho vào. Ngay cả quần áo truyền thống của Nhật Bản như kimono cũng toát lên sự đơn giản. Thực tế không có tô điểm và những nét trang trí trang trí. Mỗi yếu tố của quần áo được thiết kế với chức năng thiết yếu: di chuyển thoải mái, không gây bí bách, độ bền và sự dễ dàng khi mặc hay tháo.
Đương nhiên, các nhà thiết kế tối giản sẽ bị ảnh hưởng bởi thiết kế truyền thống của Nhật Bản, thường nhiều hơn so với phần lớn thiết kế truyền thống của phương Tây như Gothic hoặc Victoria.
(Còn nữa)
Nguồn: spyrestudios.com