Những mẹo chụp hình đổ bóng trong nhiếp ảnh
- Typography là gì? Những điều cần biết về typography
- “HUE-hidden antique” - Khi Cố đô Huế trở thành cảm hứng thiết kế cho designer
- Vuông · tròn · tam giác basic shapes được dùng thế nào trong đồ họa?
- Lịch sử của Logo mà ai cũng từng nhìn thấy
- 02 cách khắc phục nhanh gọn Lỗi Phím Tắt Trong Photoshop
- Cách chèn chữ trong Adobe Premiere Pro 2020
Chụp theo phong cách light & Shadow hay chụp hình bóng đỏ là một trong những cách thể hiện hình ảnh được nhiều nhiếp ảnh gia ưa thích. Bằng hình dáng và sự tương tác, chụp hình đổ bóng mang lại vẻ đẹp khác hoàn toàn cho chủ thể, thậm chí trở thành đối tượng chính trong những khung hình.
Cũng giống như khi chúng ta chụp ảnh thông thường, chụp ảnh đổ bóng cũng cần đến những kỹ thuật chụp hình để cho ra được những tấm hình sắc nét, độc đáo. Dựa trên những kỹ thuật chụp hình đổ bóng mà chúng tôi giới thiệu dưới đây, và dựa vào khả năng cảm nhận của từng người mà bạn cho ra những tấm hình đổ bóng đẹp, hấp dẫn người xem.
Nguồn Internet
Ảnh: Hoàng Nam Dương
1. Chụp khi có ánh nắng:
Thường thì khi chụp ảnh nên tránh thời điểm nắng quá gay gắt, có cường độ sáng mạnh. Tuy nhiên, chụp ảnh đổ bóng lại “rất ưa” điều kiện ánh sáng như thế. Bạn có thể chụp bóng đổ ở bất cứ đâu mà bạn thấy có bóng đổ in xuống mặt đất, hoặc bóng đen che một phần cảnh vật tương phản với chủ đề còn lại ở vùng sáng.
Quan sát chọn địa điểm thường xuyên có bóng đổ trong các khu phố…
Chọn góc chụp, tính sẵn bố cục khung và chờ một sự xuất hiện nào đó vào điểm mạnh của khung hình.
Dùng ứng dụng sửa ảnh miễn phí trên điện thoại: Snapseed chuyển qua trắng đen nếu thích, gia giảm contrast, vùng tối sáng phù hợp, hoặc một phần mềm mà bạn sử dụng thành thạo.
2. Chụp ảnh vào giờ vàng:
Giờ vàng trong chụp ảnh đổ bóng là khoảng thời gian bình minh và hoàng hôn là thời điểm ánh sáng lớn. Lúc đó bóng đổ có độ tương phản tốt, bóng đổ dài, màu sắc ấm áp… nên chụp bóng đổ hiệu quả.
Đi chụp sáng sớm hoặc buổi chiều trước khi mặt trời chuẩn bị lặn
Chụp ngược sáng (ống kính nhìn về phía mặt trời) để lấy bóng đổ dài làm tiền cảnh, bố cục đường dẫn.
Tận dụng màu sắc ấm áp, màu vàng ấm, để làm nổi bật chủ đề muốn chụp.
3. Sử dụng nguồn sáng nhân tạo hay sắp đặt:
Có hai nguồn sáng chính: tự nhiên (mặt trời, mặt trăng) và nhân tạo (đèn điện, ngọn nến, bếp lửa…) Chụp bóng đổ, bạn cũng có thể dùng nguồn sáng nhân tạo để tạo ra, dĩ nhiên đủ mạnh để có bóng đổ đúng ý muốn. Lợi điểm là bạn có thể chụp bóng đổ vào ban đêm,
hoặc tạo nhiều nguồn sáng ở nhiều hướng cùng lúc.
Có thể dùng hai hoặc nhiều hơn nguồn sáng từ nhiều vị trí khác nhau để làm nổi bật chủ đề.
Sắp đặt chụp bóng đổ ban đêm, với đèn pha, hậu cảnh xung quanh tối: Đại cảnh thì phải dùng đèn pha lớn. Cận cảnh thì có thể dùng đèn bàn học.
4. Phong phú hình dạng đổ bóng:
Từ rất nhiều chủ thế khác nhau và góc chiếu ánh sang mà đổ bóng tạo ra nhiều hình dáng khác nhau, sự tương phản khác nhau trên nhiều địa điểm như bờ tường, mặt đất, hàng rào, cầu thang, cửa sổ,…
Quan sát những gì mà ánh sáng đang tạo nên xung quanh để nhận ra một khung ảnh bóng đổ.
Chọn thời điểm tạo bóng đổ ở một kiến trúc nào đó có bóng đổ đúng ý và đến chờ chụp.
5. Soi bóng:
Trong một điều kiện ánh sáng phù hợp, sự phản xạ của một bề mặt chất liệu nào đó sẽ tạo nên bóng đổ in hình cảnh vật, như mặt gương kính, mặt nước… Khi thấy một chủ đề mà bạn muốn nó đổ bóng để chụp, hãy nhìn xuống mặt đất để xem có bóng đổ hay không thì cũng là lúc xem có một vũng nước không.
Một vài kinh nghiệm chụp ảnh đổ bóng sẽ phần nào giúp những bạn cầm máy có thể vận dụng vào thực tế. Mọi kỹ thuật đều nên được thử trong chụp hình, chụp liên tục để bạn có thể tìm được cho mình những kiến thức cũng như mẹo chụp ảnh phù hợp.