Tâm lý học gestalt trong thiết kế · Phần 1

Ba Ba · 2019-04-22 20:29:39 · 13152 lượt xem
image - Tâm lý học gestalt trong thiết kế  ·  Phần 1

Cách mà não bộ con người nhận thức hình ảnh thường sẽ tuân theo một vài quy tắc chung nhất định, và tâm lý học Gestalt hay còn gọi là tâm lý học hình thái sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình thú vị này.

Nếu bạn còn nhớ câu chuyện về chiếc váy xanh – đen hay vàng – trắng từng gây ra nhiều cuộc tranh cãi thời gian trước đây, thì hẳn bạn cũng đã từng thắc mắc tại sao cùng một sự vật, mà con người có thể nhìn nhận thành nhiều kết quả khác nhau đến vậy? Hiểu một cách đơn giản, thì khi mắt con người tiếp nhận một hình ảnh nào đó, cho khi não ta nhận thức được hình ảnh đó là cả một quá trình. Và quá trình này có thể bị chi phối từ rất nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như sức khoẻ của người nhìn, điều kiện ánh sáng của môi trường hay thậm chí là chuyển động của đối tượng.  Nhưng dù bị tác động thế nào, cách mà não bộ con người nhận thức hình ảnh thường sẽ tuân theo một vài quy tắc chung nhất định, và tâm lý học Gestalt hay còn gọi là tâm lý học hình thái sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình thú vị này.


  • 1/Nguyên tắc gần bên (Proximity)
  • Khi mắt ta nhìn một loạt các đối tượng thì não bộ sẽ tiếp nhận hình ảnh của  những thành phần ở gần nhau như là 1 nhóm. Ví dụ của nguyên tắc này rất rõ trong việc phân cấp thông tin ở các Poster theo phong cách Swiss Design, khi mà nội dung không viết dàn trải mà được phân nhóm và xếp thành từng khối, mỗi khối chữ lại được phân tách nhau bằng một khoảng cách nhất định. Dù khá nhiều chữ nhưng rõ ràng là cách chia nhóm này khiến phần nội dung cảm giác và ngắn gọn và dễ đọc hơn rất nhiều.

  • 2/Nguyên tắc liên tục (Continuation) 
  • Khi mắt của chúng ta nhìn thấy các đối tượng rời rạc nhau thì não bộ\ sẽ có xu hướng tiếp nhận và liên kết hình ảnh theo 1 chiều hướng hay chuyển động nào đó. Điều này được ứng dụng khi tạo đường dẫn thị giác trong thiết kế, khi bạn muốn điều hướng người xem đi theo một thứ tự nào đó. Nó có thể đơn giản là một dấu mũi tên dẫn dắt điểm nhìn đầu tiên hay là hình ảnh một nhân vật với ánh mắt quay sang trọng tâm của thiết kế chẳng hạn. Như poster ở bên, mắt người xem sẽ có xu hướng nhìn từ hình tròn màu cam trước rồi lần tiếp theo đến hình tròn màu xanh to rồi đến hình tròn màu xanh nhỏ ở dưới cùng. Việc sắp đặt các hình tròn theo thứ tự như vậy sẽ dẫn dắt mắt người xem tìm đọc thông tin dễ dàng và hiệu quả hơn.

  • 3/Nguyên tắc đồng bộ(Similarity)
  • Vẫn là những đối tượng rời rạc nhau, nhưng khi hình ảnh của chúng được truyền đến não, nó sẽ tự động tiếp nhận những đối tượng có điểm giống nhau (về hình dạng, màu sắc, kích thước, chiều hướng…) vào một nhóm. Ứng dụng của nguyên tắc này ví dụ như khi thiết kế slide chẳng hạn, người ta thường dùng một hoặc một nhóm màu chủ đạo để tạo ra tính liền mạch và thống nhất cho các trang slide hơn.

  • (Còn tiếp)
  •  

Ba Ba · 2019-04-22 20:29:39 · 13152 lượt xem
Đánh giá bài viết

Inspiration of the day

Designers are meant to be loved, not to be understood.
Margaret Oscar, designer
Từ khóa nổi bật
Khoá học Photoshop Hà Nội