Tầm quan trọng của Prototype trong thiết kế UI/UX và quy trình tạo ra một Prototype hiệu quả.

Cẩm Lê · 2023-12-08 18:09:21 · 3181 lượt xem
image - Tầm quan trọng của Prototype trong thiết kế UI/UX và quy trình tạo ra một Prototype hiệu quả.

Prototype được sử dụng với đầy đủ tính năng sẽ rất tiềm năng trong việc thử nghiệm người dùng. Một mô phỏng như vậy của các tương tác chính thức hình thành chất liệu tuyệt vời để kiểm tra khả năng sử dụng của giao diện, trước khi bắt đầu phát triển sản phẩm chính thức. Vậy làm thế nào để sử dụng và tạo được quy trình chuẩn của Prototype trong thiết kế UI/UX.

I. Định nghĩa về “Prototype” trong thiết kế UI/UX

Trong bài viết lần trước, colorME đã đem đến cho bạn những kiến thức căn bản về khái niệm này cũng như những phân loại về Prototype tại đây. Còn trong bài viết lần này, hãy cùng điểm qua quy trình tổng quan để tạo ra Prototype bạn nhé!

Nhắc lại một chút, nếu như bạn đang quan tâm ngành thiết kế UI/UX đang “hot” nhất tại thời điểm hiện tại, chắc hẳn bạn không thể bỏ qua khái niệm Prototype trong thiết kế UI/UX. Cụ thể hơn, một Prototype trong thiết kế UI/UX có thể hiểu là một giao diện được dùng để thực hiện các thử nghiệm với người dùng trước khi chúng ta chuyển bản thiết kế thành code và tạo ra sản phẩm được sử dụng chính thức. Với Prototype, người dùng hoàn toàn có thể tương tác trực tiếp với nó như: nhấn nút; kéo thả; trượt lên; trượt xuống; mở popup,….


II. Tầm quan trọng của Prototype trong thiết kế UI/UX 

Trong quá trình phát triển một sản phẩm từ việc code đến thành phẩm hoàn chỉnh, chúng ta cần phải có sự sắp xếp phù hợp để đối mặt với thách thức về thời gian và nguồn lực. Tuy nhiên, có một giải pháp mà chúng ta có thể áp dụng để giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa điều này - đó là sử dụng Prototype trong thiết kế UI/UX.

Việc tạo ra một Prototype trong thiết kế UI/UX trước khi bắt đầu quá trình code không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và công sức mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng khác. Thay vì đợi đến khi sản phẩm đã hoàn thành để kiểm tra với người dùng sẽ dẫn đến việc quá muộn để sửa chữa, chúng ta thử nghiệm Prototype trong thiết kế UI/UX với một quy mô nhỏ.

Ngược lại, khi sản phẩm đã được triển khai và người dùng gặp vấn đề, chi phí và rủi ro là rất lớn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu và uy tín thương hiệu mà còn có thể dẫn đến việc người dùng “quay lưng" với sản phẩm.

Vì vậy, có thể thấy rằng, Prototype trong thiết kế UI/UX không chỉ giúp chúng ta kiểm soát chi phí và rủi ro mà còn là công cụ mạnh mẽ để chứng minh tính khả thi của ý tưởng với khách hàng. Đối với các UI/UX Designer, việc trải nghiệm Prototype trong thiết kế UI/UX với các phần mềm như Figma giúp nhận diện các lỗi còn thiếu, đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng sẽ mang tới trải nghiệm đủ tốt cho người dùng.

Tóm lại, việc sử dụng Prototype trong thiết kế UI/UX không chỉ là một phần quan trọng của quá trình thiết kế, mà còn là một chiến lược thông minh để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo thành công của sản phẩm từ giai đoạn đầu. 


III. Cách thiết lập Prototype đúng cách 

Thiết lập Prototype trong thiết kế UI/UX đúng cách đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu. Dưới đây là một số bước quan trọng colorME đã tổng kết để giúp bạn thiết lập Prototype trong thiết kế UI/UX một cách hiệu quả:

Bước 1: Nghiên cứu tệp khách hàng

   - Trước khi bắt đầu bản Prototype, nghiên cứu và hiểu rõ đối tượng sử dụng của bạn. Điều này giúp xác định những yêu cầu và mong muốn của người dùng.

Cụ thể hơn, bạn có thể xây dựng các persona bao gồm các đặc điểm như độ tuổi, giới tính, nhu cầu… cụ thể.

Bước 2: Xác định mục tiêu Prototype trong thiết kế UI/UX

   - Đặt ra mục tiêu cụ thể cho prototype của bạn bằng cách xác định những câu hỏi cụ thể mà bạn muốn prototype giải quyết. Ví dụ: "Làm thế nào người dùng sẽ tương tác với chức năng A?" hoặc "Prototype có giải quyết được vấn đề B không?

Bạn cũng có thể thiết lập tiêu chuẩn đánh giá dựa trên thời gian sử dụng, độ chính xác, hay sự hài lòng của người dùng.

Bước 3: Sử dụng công cụ tạo Prototype chuyên nghiệp

   - Chọn công cụ Prototype chuyên nghiệp như Figma, Sketch, Adobe XD, hay InVision. Công cụ này cung cấp các tính năng giúp tạo ra một bản Prototype như bạn mong muốn.

Bước 4: Bắt đầu từ Lo-Fi Prototype

   - Hãy bắt đầu với lo-fi (low-fidelity) prototype để nhanh chóng thể hiện ý tưởng và cấu trúc chung mà không mất quá nhiều thời gian vào chi tiết để có những nhận định khách quan trước.

Bước 5: Tập trung vào trải nghiệm người dùng (UX)

   - Bạn cần tập trung vào trải nghiệm người dùng. Gợi ý cho bạn những yếu tố tương tác như hover effects, transitions và animations để làm cho Prototype trở nên sống động. 

Bước 6: Thiết kế giao diện (UI)

   - Bắt đầu từ lo-fi và chuyển sang hi-fi (high-fidelity), bạn cần thể hiện chi tiết về giao diện, màu sắc, hình ảnh và các yếu tố thiết kế khác để tạo ra giao diện cuối cùng. Bạn cũng cần lưu ý về sự đồng nhất giao diện giữa các thiết bị khác nhau.

Bước 7: Chú trọng vào cả các tương tác nhỏ hơn

   - Thêm các tương tác nhỏ như microinteractions để làm cho prototype trở nên sống động và thú vị. 

Bước 8: Kiểm tra thực tế

  - Kiểm thử prototype với người dùng thực tế để nhận phản hồi trực tiếp từ họ. Lắng nghe ý kiến và quan sát cách họ tương tác với giao diện.

Bước 9: Lặp lại quy trình và cải thiện hiệu quả

   - Dựa trên phản hồi và dữ liệu từ việc kiểm thử, hãy lặp lại quy trình để cải thiện Prototype. Thiết lập prototype là một công việc liên tục, đòi hỏi sự linh hoạt và sẵn sàng điều chỉnh để đáp ứng được mong muốn và yêu cầu của người dùng, vì vậy bạn cũng cần cải thiện liên tục để đạt được sản phẩm như ý.

IV. Tổng kết

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích nhất về cách làm một bản Prototype trong thiết kế UI/UX sao cho hiệu quả và giúp khách hàng hài lòng. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn và trở thành UI/UX Designer, bạn có thể tìm hiểu về khoá học UI/UX Cơ Bản và khoá học UI/UX Nâng Cao của colorME nha!

ColorME sẽ luôn hỗ trợ và đồng hành cùng bạn trên con đường thiết kế sáng tạo. Đừng quên thường xuyên theo dõi BlogFanpage của chúng mình để cập nhật những kiến thức thiết kế sáng tạo độc đáo và mới lạ nhất nhé! 

Cẩm Lê · 2023-12-08 18:09:21 · 3181 lượt xem
Đánh giá bài viết

Inspiration of the day

Designers are meant to be loved, not to be understood.
Margaret Oscar, designer
Từ khóa nổi bật
Khoá học Photoshop Hà Nội