Tự thiết kế menu nhà hàng với 8 Tips đơn giản
Bạn sở hữu một quán ăn nhỏ, một tiệm cà phê xinh xắn và muốn tự thiết kế menu theo ý muốn? Bỏ túi ngay những tip đơn giản dưới đây để tự thiết kế menu độc đáo cho quán riêng của mình nhé.
- Top 5 Phần mềm chỉnh sửa Video đơn giản cho người mới bắt đầu
- 3 cách kiểm soát độ sâu trường ảnh
- Làm sao để chụp ảnh đẹp với điện thoại
- 2 bước đơn giản ghép nền trời mây vào ảnh ngoại cảnh trong Photoshop
- Tips để bộ ảnh hoài cổ như MV hongkong1
- Found footage là gì? Những điều căn bản về thể loại phim found footage
1. Vị trí trên menu
Bạn có biết vị trí của mỗi món ăn trên menu có thể ảnh hưởng đến doanh thu của món đó không? Tương tự như khi phân cấp thông tin trên một ấn phẩm, bạn hãy áp dụng nó với phân cấp món ăn. Hãy đặt những món chính hay hấp dẫn nhất của cửa hàng vào những vị trí mà người xem sẽ ưu tiên “ánh nhìn”. Đoán xem, mọi người sẽ nhìn vào đâu trước trong một menu?
Vị trí trung tâm phía trên. Bất kể menu của bạn ở dạng dọc, ngang hay có nhiều trang, thì vị trí chính yếu cho mục menu luôn là hàng thứ ba nằm chính giữa.
Vị trí trên cùng bên phải, đối diện mục 1. Nên nhớ rằng mọi người thường có thói quen lướt từ trái sang phải, do đó sau khi mắt bị thu hút vào trung tâm menu, nó sẽ tiếp tục lướt sang bên phải.
Vị trí trên cùng bên trái thẳng hàng với mục 1 và 2. Sau khi nhìn vào các điểm chính, người đọc sẽ có xu hướng đọc như bình thường, bắt đầu từ phía trên cùng bên trái của menu và đọc từng cột một.
Mặt sau của menu. Một trong những điều đầu tiên mà nhiều người làm khi nhận được một thứ, đó là nhìn vào mặt sau của nó. (Đây có thể là một vị trí quan trọng dành cho các sản phẩm đặc biệt.)
2. Chọn lựa hình ảnh thật cẩn thận
Có hai xu hướng đối lập khi nhắc đến hình ảnh trên menu - Một là thích các hình ảnh lớn, táo bạo và trường hợp còn lại là tránh hình ảnh hoàn toàn. Nếu bạn thiết kế menu cho quán cà phê, trà sữa thì hình ảnh có thể được tối giản, nhưng đối với nhà hàng hay quán ăn thì đây là yếu tố rất quan trọng
Nếu có thể, bạn nên thuê một “food photographer” chụp các món ăn nếu bạn muốn chúng xuất hiện trên menu nhà hàng. Hình ảnh nên có độ sáng tốt và trình bày đẹp mắt để tạo cảm giác ngon miệng. Màu ảnh ngả xám sẽ khiến món ăn trở nên kém hấp dẫn.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh sử dụng ảnh stock khi thiết kế menu. Các mục trên menu cần được thể hiện trực quan và chính xác những gì bạn cung cấp. Một cách khác để bạn thay thế hình ảnh món ăn, đó là lấy hình ảnh nhà hàng của bạn làm minh họa. Không gian bên trong, bên ngoài nhà hàng, những góc decor độc đáo có thể gây ấn tượng với thực khách của bạn.
3. Typography
Kiểu chữ và phong cách bạn chọn cần phải phù hợp với không khí nhà hàng của bạn. Do đó, đây phải là một trong những yếu tố đầu tiên bạn quyết định khi thiết kế menu
Hãy suy nghĩ về bầu không khí của nhà hàng và phong cách phù hợp với nó:
Old English hoặc blackletter: Truyền thống, hoài cổ, cầu kỳ
Serif kiểu cũ: Truyền thống, cổ điển, trang trọng
Serif hiện đại: Quyền lực, tác động
Transitional serif: Hiện đại, đơn giản, tiêu chuẩn
Serif hình vuông hoặc phiến: Táo bạo, mạnh mẽ, có ảnh hưởng
Sans serif: Hiện đại, độ đậm thay đổi theo độ dày của nét
Script: Cổ điển, lạ mắt, quan trọng
Novelty: Tâm trạng thay đổi tùy theo dạng chữ, ngẫu hứng
Bên cạnh đó, typography đậm và dễ đọc cũng cần được lưu ý. Kiểu chữ in đậm có thể đóng vai trò là yếu tố nghệ thuật chính trên menu của bạn. Bạn có thể kết hợp logo vào thiết kế menu hoặc chọn một kiểu chữ ấn tượng để làm điểm nhấn. Hãy nhớ rằng mọi người sẽ không đọc từng từ để đưa ra lựa chọn, vậy nên cân nhắc kỹ càng cho kiểu chữ bạn dùng trên menu nhé.
4. Tạo ký hiệu đặc biệt
Menu của bạn có thể sẽ chứa các ghi chú hoặc thông tin tiêu chuẩn. Nó bao gồm các ký hiệu về mối quan tâm trong chế độ ăn uống - thuần chay, không có gluten... hoặc biểu thị độ cay hoặc hương vị của một món ăn cụ thể.
Ký hiệu này nên có hình dạng quen thuộc, phổ biến và kích thước nhỏ, dễ đọc. Tạo một tập hợp các yếu tố đặc biệt để ghi chú những mục này, sẽ giúp bạn tiết kiệm không gian trên menu cũng như là gợi ý trực quan cho khách hàng của bạn.
5. Sắp xếp giá
Một trong những thủ thuật được quan tâm nhất trong thiết kế menu là sắp xếp giá cả. Hầu hết chủ nhà hàng không ai muốn khách hàng chỉ chăm chăm tìm những món có giá thấp nhất. Dưới đây là năm cách để bạn tránh quét giá:
Không sử dụng các ký hiệu $ trên menu.
Không căn chỉnh giá theo chiều dọc hoặc chiều ngang.
Không xếp hạng món theo giá từ cao đến thấp hoặc thấp đến cao. Hãy trộn chúng với nhau.
Đặt giá tiền cách chữ cái cuối cùng của sản phẩm khoảng 2-3cm mà không có dấu chấm hoặc thanh nối nào cả
Cuối cùng, lựa chọn màu sắc nhạt hơn cho phần giá bán. Ví dụ: Nếu chữ menu có màu đen, hãy để giá màu xám để nó ít gây chú ý hơn.
6. Sử dụng màu sắc
Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng hãy sử dụng màu sắc một cách khôn ngoan nhé. Trước hết bạn hãy lựa màu sắc menu phù hợp với thương hiệu và phong cách tổng thể nhà hàng, sau đó nghiên cứu về ý nghĩa màu sắc. Ví dụ: Màu đỏ được cho là kích thích sự thèm ăn; Màu xanh lá cây thường được kết hợp với các lựa chọn lành mạnh, hơn nữa chúng còn gây ức chế sự thèm ăn. Theo nguyên tắc chung, màu đậm và sáng thường sẽ được ưu tiên hơn, tuy nhiên nó còn tùy thuộc vào phong cách nhà hàng của bạn. Bạn có thể tham khảo bài viết Ý nghĩa màu sắc để khỏi "lăn tăn" khi sử dụng màu nhé.
7. Sắp xếp thông tin với khung và đường
Sự chú ý của khách hàng vào các menu nhà hàng ngày càng giảm xuống nhanh chóng. Thực tế rằng chúng ta cũng ít khi dành trên 1p để nghiên cứu thật kỹ lưỡng về các món ăn xuất hiện trong menu. Do đó đưa thông tin quan trọng và sắp xếp chúng một cách hợp lý là ưu tiên hàng đầu.
Khung và đường nối rất hay được sử dụng để phân tách hoặc nhóm các thông tin chung trong thiết kế menu. Ví dụ như giới thiệu các set ăn, phân nhóm món khai vị, món chính, món tráng miệng và đồ uống,... Các yếu tố thiết kế như khung và đường nét sẽ giúp bản menu có tính hệ thống và rõ ràng hơn rất nhiều.
8. Viết bản mô tả
phần mô tả thú vị cho mỗi món ăn sẽ giúp thực khách hiểu rõ hơn về các món của nhà hàng, thậm chí khơi dậy sự tò mò của họ. Đồng thời phần mô tả tốt cũng sẽ tiết kiệm thời gian cho nhân viên phục vụ khi tư vấn cho khách hàng. phần mô tả nên được viết ngắn gọn, đơn giản và cung cấp thông tin chính xác.
Tạm kết,
Tự thiết kế menu có thể là một thách thức lớn nhưng sẽ mang lại rất nhiều niềm vui cho bạn khi có thể tự tay thiết kế, chỉnh sửa thực đơn theo ý muốn của mình. Chỉ cần một công cụ thiết kế hình ảnh mạnh mẽ như Adobe Illustrator cùng các tip nhỏ thôi, bạn đã có thể dễ dàng tạo ra hàng loạt mẫu thực đơn phong phú, đa dạng phù hợp với nhiều mô hình nhà hàng, cafe khác nhau. Hi vọng những chia sẻ của ColorME sẽ giúp ích trong việc thiết kế của bạn.