Lộ trình học thiết kế đồ họa cho người mới bắt đầu
Giữa kỷ nguyên công nghệ số 4.0 đã và đang phát triển như vũ bão, mọi người dần có xu hướng rẽ sang những nhóm ngành nghề về nghệ thuật, truyền thông - quảng cáo. Bạn có đang muốn trở thành một designer chuyên nghiệp hay đơn giản là muốn học thêm một lĩnh vực mới sáng tạo hơn để bổ sung cho những kĩ năng sẵn có? Trong bài viết này, colorME sẽ cùng bạn tìm hiểu đâu là một lộ trình học thiết kế đồ họa đúng đắn và hợp lý nhất cho người mới bắt đầu.
- Khắc phục 04 Lỗi Action thường gặp trong Photoshop
- Học thiết kế đồ hoạ - Máy tính thế nào để đáp ứng được?
- Portfolio là gì? Làm thế nào để xây dựng một Portfolio ấn tượng?
- Cách ứng dụng Typography (Phần 2): Ứng dụng trong thiết kế Website
- 5 vấn đề sức khỏe mà Designer dễ mắc phải
- 5 Phần mềm ghép nhạc vào Video trên máy tính tốt nhất
Lộ trình học thiết kế đồ họa #01: Xác định mục tiêu học thiết kế đồ họa
Bước đầu tiên trong lộ trình học thiết kế đồ họa là xác định mục tiêu lập kế hoạch học. Đơn giản bởi, trong bất kỳ lĩnh vực nào, việc đặt mục tiêu và lập kế hoạch là điều vô cùng cần thiết. Điều này giúp cho quá trình học của bạn được tổ chức hơn và giúp bạn có động lực để tiếp tục học tập. Nếu bạn bắt đầu học thiết kế đồ họa mà không có mục tiêu và kế hoạch, bạn sẽ không có động lực để tiếp tục theo đuổi nó.
Lộ trình học thiết kế đồ họa #02: Đầu tư một chiếc máy tính tốt
Lộ trình học thiết kế đồ họa #02: Đầu tư một chiếc máy tính tốt
Trong quá trình học thiết kế đồ họa, việc đầu tư vào trang thiết bị sẽ phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu của bạn. Tuy nhiên, máy tính là công cụ không thể thiếu. Để thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, yêu cầu máy tính cần phải có cấu hình cao và đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, ví dụ như:
CPU: Để thiết kế đồ họa mượt mà và hiệu quả, việc đầu tư vào các trang thiết bị là rất quan trọng. Trong đó, CPU là yếu tố quan trọng nhất, bạn cần một chiếc máy tính Core i5 trở lên để đảm bảo các phần mềm thiết kế đồ họa chạy trơn tru.
RAM: Dung lượng RAM tối thiểu là 8GB, nếu bạn có nhu cầu chỉnh sửa các hình ảnh, video 3D dài, nặng thì nên đầu tư một chiếc máy tính có RAM 16GB. Nên ưu tiên những máy có ổ cứng kép HDD và SSD để vừa tối ưu không gian lưu trữ, vừa đảm bảo tốc độ đọc và xuất file.
Màn hình: Màn hình cũng rất quan trọng, bạn nên lựa chọn máy tính có màn hình full HD với dải màu rộng để hình ảnh được hiển thị rõ nét, chuẩn xác và sinh động nhất.
GPU (card đồ họa): Nếu có điều kiện, bạn nên đầu tư một card đồ họa rời để cải thiện hiệu năng xử lý hình ảnh và đồ họa.
Trong lộ trình học thiết kế đồ họa cho người mới bắt đầu, việc đầu tư vào các trang thiết bị sẽ tốn kha khá chi phí, nhưng đừng vì tiết kiệm mà mua những chiếc máy tính có cấu hình không tốt. Bởi chính điều này sẽ lãng phí tiền của bạn hơn rất nhiều so với việc đầu tư ngay từ ban đầu. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết của colorME về Tiêu chí chọn laptop học thiết kế đồ họa để có cái nhìn sâu hơn về các tiêu chí để lựa chọn một laptop phù hợp cho ngành thiết kế đồ họa.
Lộ trình học thiết kế đồ họa #03: Học nền tảng về thiết kế đồ họa
Có nhiều bạn liên hệ với colorME và bày tỏ nỗi niềm băn khoăn khi các bạn có đam mê học thiết kế đồ họa nhưng lại thiếu những kiến thức cơ bản nhất về nền tảng mỹ thuật đồ họa. Trên thực tế, điều này là hoàn toàn bình thường và không phải là một trở ngại lớn trong lộ trình học thiết kế đồ họa. Lí do là bởi bạn hoàn toàn có thể học được chúng nếu tìm được những trung tâm đào tạo uy tín với lộ trình học thiết kế đồ họa rõ ràng và thực tiễn.
Những kiến thức cơ bản bao gồm phác thảo, màu sắc, bố cục mặt phẳng, bố cục không gian ba chiều, bố cục màu,... đều là những nền tảng vô cùng cần thiết trên lộ trình học thiết kế đồ họa cho một designer mới bắt đầu, và thật may, chúng hoàn toàn sẽ có trong “Chương trình học thiết kế đồ hoạ và đa phương tiện toàn diện” đến từ colorME. Với mục tiêu sau cùng là đào tạo học viên đi từ con số 0 đến số 1 mảng thiết kế và đa phương tiện, khóa học GRAPHIC & MULTIMEDIA DESIGN PROGRAM sẽ trang bị cho các học viên “tất tần tật” những kiến thức chuyên sâu đúc kết từ 8 năm giảng dạy về nguyên lý thiết kế cùng kỹ năng sử dụng các công cụ để tạo ra những sản phẩm ấn tượng..
Lộ trình học thiết kế đồ họa #04: Học phần mềm thiết kế đồ họa
Lộ trình học thiết kế đồ họa #04: Học phần mềm thiết kế đồ họa
Trên lộ trình học thiết kế đồ họa, việc tìm kiếm thông tin là rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu bạn tìm kiếm tất cả các tài liệu về phần mềm thiết kế đồ họa mà không có tính chọn lọc, bạn có thể bị choáng ngợp bởi những danh sách dài dằng dặc. Điều đầu tiên trước khi click vào thanh tìm kiếm đấy là nên tìm hiểu kĩ về đặc điểm, chức năng cũng như điểm mạnh của từng phần mềm thiết kế và xác định rõ định hướng bản thân muốn tập trung vào mảng lĩnh vực nào ( chỉnh sửa ảnh, thiết kế nhận diện thương hiệu, vẽ kỹ thuật, bố cục dàn trang...) và đi tuần tự từ những phần mềm cần thiết cho định hướng của mình nhất. Dưới đây colorME sẽ giúp bạn phân biệt lại những điểm mạnh của các phần mềm thiết kế đồ họa xịn sò nhất hiện nay:
- Adobe Photoshop: Photoshop là phần mềm phổ biến nhất hiện nay và là lựa chọn yêu thích của đại đa số các nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, nhiếp ảnh gia,... trong việc chỉnh sửa hình ảnh, thiết kế web, vẽ texture cho các phần mềm đồ họa 3D. Đã từng có thời gian nhiều người nhầm tưởng biết Photoshop là biết thiết kế. Trên thực tế Photoshop chỉ là một phần mềm trong rất nhiều phần mềm hỗ trợ designer trong 1 lĩnh vực cụ thể là chỉnh sửa ảnh và các vật thể sử dụng đồ họa Pixels.
- Adobe Illustrator: Illustrator sẽ sử dụng các thuật toán (vector) để tạo ra các đối tượng khác nhau giúp cho người dùng có thể thực hiện nét vẽ với chất lượng cao. Vậy nên các sản phẩm tạo ra bởi Adobe Illustrator có thể được lưu trữ và in ấn mà không bị vỡ ảnh.
- InDesign: Đây là ứng dụng giúp người dùng thiết kế bố cục, tạo ra những ấn phẩm chuyên nghiệp như sách, báo, tạp chí, flyer, brochure, catalogue,... với đầy đủ các tính năng và công cụ liên quan đến chỉnh sửa hình ảnh và bố cục. Nếu bạn đam mê thiết kế ra những ấn phẩm sách, tạp chí,... của riêng mình thì hẳn InDesign sẽ là ứng dụng dành cho bạn
- Canva: Canva là một công cụ thiết kế online cho phép người dùng sử dụng trên cả máy tính và điện thoại vô cùng tiện lợi. Người dùng có thể thoải mái cắt ghép hình ảnh, video bằng những công cụ đơn giản giúp quá trình thiết kế trở nên nhanh chóng hơn. Tuy nhiên đổi lại người dùng sẽ không thực sự được tạo ra các vật thể, từ đó bó hẹp sức sáng tạo của người dùng. Đấy là lí do nếu bạn muốn trở thành một designer chuyên nghiệp thì trên lộ trình học thiết kế đồ họa không nên quá tập trung vào ứng dụng này.
Lộ trình học thiết kế đồ họa #05: Không ngừng học hỏi, cải thiện trình độ bản thân
Cuối cùng, trên lộ trình học thiết kế đồ họa, dù bạn mới bắt đầu hay đã có kinh nghiệm, hãy tiến bộ từng chút một và không nên vội vàng, hấp tấp. Với kinh nghiệm 8 năm đồng hành cùng các thế hệ sinh viên và người đi làm trên con đường chinh phục ngành thiết kế đồ họa, colorME tin rằng việc học thiết kế đồ họa là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì. Bạn nên bắt đầu bằng việc xem những tác phẩm thiết kế xuất sắc và học hỏi kinh nghiệm từ người khác. Sau đó, cần thực hành nhiều để tiến bộ và cải thiện tác phẩm của mình. Ngoài việc học các kiến thức cơ bản và kỹ năng lý thuyết, việc đọc thêm các tài liệu, sách báo liên quan đến thiết kế đồ họa cũng rất quan trọng. Nếu muốn tìm kiếm một khóa học về thiết kế toàn diện và chuyên sâu nhất, hãy tham khảo ngay khóa học “Thiết kế đồ hoạ và đa phương tiện toàn diện” đến từ colorME nhé, chắc chắn bạn sẽ trở thành một designer thực thụ với đầy đủ tố chất và năng lực đấy!
KẾT LUẬN
Hy vọng sau khi đọc bài tìm hiểu về lộ trình học thiết kế đồ họa cho người mới bắt đầu này, bạn đã nắm được về cách bắt đầu và những gì cần chuẩn bị trước khi bước vào thế giới sáng tạo đầy màu sắc mang tên thiết kế đồ họa. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn hay muốn kiếm tìm một chương trình học tối ưu nhất biến bạn từ số 0 thành “designer số 1 Việt Nam” thì hãy liên hệ ngay với colorME để chúng mình hỗ trợ tư vấn bạn về khóa học “Thiết kế đồ hoạ và đa phương tiện toàn diện 18 tháng” nhé! Chúc bạn sẽ sớm gặt hái được nhiều quả ngọt trên con đường này.