Phối hợp chữ và ảnh p2
- 3 cách cực dễ để tạo viền cho ảnh trong Illustrator
- Cách làm Poster dễ dàng cho người mới bắt đầu
- ColorME - trung tâm đào tạo thiết kế đồ hoạ top đầu tại Hà Nội
- Full lộ trình học thiết kế dành cho sinh viên
- Những gợi ý để có một Logo linh hoạt hơn
- Làm thế nào để kết hợp tư duy khoa học và tư duy nghệ thuật trong thiết kế
Chắc hẳn với những gợi ý từ bài viết lần trước, các bạn cũng đã có những định hướng khi thiết kế với ảnh và chữ phải không nào ;) Nếu bạn nào đã áp dụng những kiến thức đã học, thì hãy comment sản phẩm của mình vào bài viết để mọi người cùng tham khảo nhé.
Hôm nay ColorMe xin chia sẻ nốt những lời khuyên khi thiết kế chữ và ảnh, sao cho đem lại hiệu quả thị giác tốt nhất. Nào, hãy cùng tiếp tục theo dõi bộ ảnh từ điển ngay sau đây!
Ảnh: Brandi Redd
Nội dung: Nhật Minh - colorME
Nguồn tham khảo: designmodo.com/design-type-photo
6. Đặt chữ vào nền
Một trong những mẹo hay ho phải kể đến đó là việc đặt cụm chữ của bạn vào phần nền (background) của tấm ảnh đang sử dụng, thay vì cố gắng biến nó thành yếu tố chính. phần nền thường có màu đơn sắc và cũng là nơi không xuất hiện quá nhiều những chi tiết của tấm ảnh. Vì vậy nó rất thích hợp để kết hợp với cụm chữ, giúp cho cụm chữ trở nên dễ đọc và dễ nhận diện trên tấm ảnh. Bằng cách này, bạn đã khiến cho cụm chữ xuất hiện rất tự nhiên mà không cần phải mất nhiều công sức chỉnh sửa.
Ảnh: Jez Timms
7. Phóng to
Khi đang không chắc mình nên làm gì, hãy thử phóng to cả cụm chữ và ảnh, hoặc chỉ mỗi cụm chữ. Điều này sẽ thu hút ánh mắt của người xem bởi sự bất thường về yếu tố kích thước của ảnh hoặc chữ so với bình thường.
Sử dụng chữ được phóng to sẽ tạo sức nặng thị giác cho các ký tự, giúp cho cụm chữ khi đặt trên bất kỳ tấm ảnh/phông nền nào thì vẫn có tính dễ đọc.
Sử dụng ảnh được phóng to hoặc ảnh có vật thể được phóng to, sẽ tạo ra độ tương phản và tính chất làm nền, giúp cho việc kết hợp với các yếu tố thiết kế khác, như chữ, sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Ảnh: Crew Dates
8. Đổi màu chữ
Đổi màu cho chữ là cách khá hiệu quả để tăng sức hút thị giác cho tấm ảnh. Bạn có thể sử dụng một màu tương phản với nền, không xuất hiện trong tấm ảnh đó để nhấn mạnh một vài từ khóa quan trọng. Hoặc bạn có thể sử dụng một màu chủ đạo của tấm ảnh, điều chỉnh sự tương phản với nền để nhấn mạnh từ khóa cần lưu ý.
Ảnh: Sarah Diniz Outeiro
9. Phủ 1 lớp màu
Một cách rất phổ biến khác đó là phủ một lớp màu lên ảnh để có thể dễ dàng đặt cụm chữ lên đó. Mặc dù đây là một mẹo khá khó để đạt hiệu quả, phủ màu lên ảnh sẽ khiến cho thiết kế của bạn trở nên cực kỳ ấn tượng.
Bạn có thể chọn màu đơn sắc hoặc màu gradient để sử dụng, nhưng cần đảm bảo màu đó có sức hút thị giác lớn và có liên quan đến sản phẩm bạn đang làm (ví dụ: màu chủ đạo của thương hiệu) Điều quan trọng cần chú ý đó là phải điều chỉnh độ trong suốt của lớp màu phủ đó. Nó phải đủ trong suốt để người xem có thể nhìn xuyên qua và thấy tấm ảnh đằng sau nó, nhưng không được quá đà khiến cho cụm chữ đặt lên bị hòa vào ảnh trở nên khó đọc.
Ảnh: Samuel Zeller
10. Đơn giản hóa
Sử dụng quá nhiều mẹo hay thủ thuật chỉnh sửa sẽ đem lại những ‘’tác dụng phụ’’ ngoài ý muốn cho thiết kế của bạn. Lúc này, điều bạn cần nghĩ tới đó là đơn giản hóa. Đơn giản hóa sẽ luôn là cách tuyệt vời nhất để áp dụng cho cả ảnh và chữ, mà không bao giờ bị lỗi thời.
Khi thiết kế, sử dụng một typography đơn giản dễ đọc không cần nhiều yếu tố trang trí, đi kèm với một tấm ảnh đơn giản nhiều khoảng trống để đạt được hiệu quả tối ưu. Lưu ý tránh che khuất những vật thể quan trọng trong ảnh và đồng thời vẫn đảm bảo tính dễ đọc cho cụm chữ nhé.
Ảnh: Olu Eletu