10 mẹo nhỏ với sm Artphone để có bức ảnh tốt hơn
- 3 phần mềm giúp editor tăng chất lượng video dễ dàng
- Logo các trường đại học đang ẩn chứa những gì? (phần 1)
- 5 tính năng nên biết khi dùng InDesign
- Motion graphis trends for 2018 · xu hướng đồ họa chuyển động năm 2018
- Làm sao để chụp ảnh đẹp với điện thoại
- Cách Edit Video trực tuyến dễ dàng nhất, không cần cài Phần mềm
Có một câu nói nổi tiếng trong giới nhiếp ảnh: " máy ảnh tốt nhất là máy ảnh bạn luôn mang theo bên mình". Điều này thực sự đúng bới vì rốt cục thì khoảnh khắc trong bức ảnh mới là cái mà mọi người hướng đến chứ không phải thiết bị ghi lại hình ảnh. Trong 5 năm qua, điện thoại thông minh đã có sự bứt phá trong công nghệ hình ảnh. Chất lượng máy ảnh và các ứng dụng chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp đã khiến các smartphone vượt trội hơn các máy ảnh compact truyền thống. Vấn đề là, hầu hết mọi người không nhận thức được tiềm năng máy ảnh trên smartphone của mình và kết quả là ảnh chụp không được như mong đợi. Dưới đây là 10 mẹo để giúp bạn có những bức ảnh chuyên nghiệp hơn với smartphone của mình.
1. Cài đặt lấy nét
Đơn giản là chỉ việc chạm vào màn hình để lấy nét, thế nên nếu bạn muốn chủ thể của mình luôn được nét nhất có thể. Hầu hết mọi người sẽ bỏ qua bước này và phó mặc cho điện thoại lấy nét tự động. Lấy nét tự động trên điện thoại không phải lúc nào cũng đủ thông minh để biết bạn muốn nét đối tượng nào.
2. Sử dụng bù trừ phơi sáng
Trong một số điều kiện ánh sáng phức tạp, máy ảnh trên điện thoại khó mà cho ra một bức ảnh với độ phơi sáng chuẩn. Ví dụ như trong tình huống chụp ảnh trong môi trường ánh sáng có độ tương phản cao, máy ảnh sẽ khó mà biết được bạn muốn ưu tiên cho vùng tối hay vùng sáng. Chỉ với thao tác kéo trượt thanh bù trừ phơi sáng (EV) hoặc chạm hai lần vào đối tượng bạn muốn đo sáng. Làm chủ thanh phơi sáng sẽ giúp bạn chụp được nhiều hiệu ứng thú vị như high-key hay chụp bóng (silhouettes).
3. Sử dụng đèn flash đúng
Rất nhiều người tự động bất đèn flash khi chụp ảnh buổi tối, ngay cả khi đối tượng chụp nằm cách xa ống kính. Thực tế cho thấy công xuất đền flash trên điện thoại rất là yếu, độ bao phủ của đèn chỉ tối đa là 2m. Khi bạn sử dụng đèn flash trong những môi trường thiếu sáng như buổi hòa nhạc chẳng hạn, việc sử dụng đèn flash sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường ánh sáng xung quanh.
Trong hâu hết các tình huống thì đèn flahs trên điện thoại sẽ phát huy tốt hơn nếu sẽ sử dụng ban ngày. Có vẻ ngược nhưng thực tế là như vậy. Đèn flash sẽ bổ sung một lượng sáng để đối tượng của bạn đủ sáng hơn, không bị chênh sáng quá nhiều với ảnh sáng môi trường xung quanh.
4. Bật lưới để có bố cục tốt hơn
Hầu hết mọi smartphone đều có chế độ bật tắt lưới. Việc sử dụng lưới sẽ giúp bạn có bố cục chính xác hơn rất nhiều. Đường chân trời sẽ thẳng, đối tượng sẽ nằm chính xác tại các đường mạnh điểm mạnh.
5. Hạn chế việc zoom
Hầu hết các điện thoại đều chỉ cung cấp khả năng zoom kỹ thuật số chứ không phải zoom quang học. Bản chất của việc zoom kỹ thuật số là nó sẽ phóng to các điểm ảnh, điều này làm giảm chất lượng hình ảnh đồng thời độ phân giải. Thế nên việc zoom gần như là giải pháp cuối cùng nếu bạn muốn giữ chất lượng ảnh ở mức tốt nhất.
6. Loại bỏ rung máy
Khi chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng thì máy ảnh sẽ tự động hạ thấp tốc độ màn trập xuống để thu được nhiều ánh sáng hơn. Điều này vô tình khiến bức ảnh bạn xuất hiện những vệt nhòe nếu bạn không giữ vững máy. Gải pháp là bạn cần khiến máy ảnh của bạn cố định như tưa vào tường, lan can hay một thứ gì đó đủ vững chắc. Một chiếc chân máy mini là một giải pháp không tồi, nếu bạn thực sự muốn hình ảnh của mình được tối đa hóa chất lượng.
7. Sử dụng chế độ thủ công
Có khá nhiều hãng điện thoại cung cấp khả năng điều chỉnh thủ công thay vì chỉ có chế độ tự động. Ví dụ như chiếc Samsung S6 có chế độ Pro cung cấp khả năng điều chỉnh tốc độ màn chập, Iso, chế độ đo sáng, cân bằng trắng. Điều này đồng nghĩa bạn sẽ kiểm soát chính xác chất lượng hình ảnh cuối cùng hơn.
8. Chụp file raw
Lời khuyên khá phổ biến từ các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nếu bạn muốn kiểm soát tối đa chất lượng cuối cùng của tấm ảnh hãy chụp file RAW. Có điều khá là thú vị các mẫu smartphone cao cấp ngày nay đã cho phép bạn chụp file RAW, một loại file không nén, sẽ giúp bạn hẫu kỳ tấm ảnh một cách thoải mái hơn rất nhiều. Nhược điểm duy nhất của chụp file RAW có lẽ là dung lượng lớn, nhưng cũng không phải vấn đề quá lớn vì bộ nhớ trong của smartphone bây giờ đều rất là cao.
9. Sử dụng các bộ lọc có sẵn
Mỗi điện thoại đều trang bị những bộ lọc khác nhau, giúp bạn linh hoạt hơn trong các tình huống chụp. Những hiệu ứng phổ biến như đen trắng, giả lập màu film, vintage, họa tiết, hoạt hình, màu nhạt. Thú vị hơn là bạn có thể kết nói với các ứng dụng khác để thêm bộ lọc cho điện thoại, đại diện nổi tiếng nhất có lẽ phải kể đến Instagram.
10. Sử dụng chế độ hẹn giờ
Hầu hết chúng ta đều thích "selfie" đặc biệt khi đi du lịch, nhưng việc selfie sẽ thực sự khó khăn nếu bạn chụp với nhóm lớn. Khi selfie thì chúng ta sẽ sử dụng máy ảnh trước, với độ phân giải và chất lượng hình ảnh thấp hơn rất nhiều so với máy ảnh chính. Giải pháp là hãy sử dụng chế độ hẹn giờ để chụp ảnh nhóm, bạn có thể cài đặt 5-10s rồi chạy ra cùng chụp chung với nhóm.