Cách lựa chọn máy ảnh cho người mới bắt đầu

Thanh Tâm · 2021-07-07 16:54:57 · 9923 lượt xem
image - Cách lựa chọn máy ảnh cho người mới bắt đầu

Có nhiều lý do để dẫn bạn đi đến quyết định mua máy ảnh. Nhưng là một người mới bắt đầu, chắc hẳn sẽ không thể tránh khỏi những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình chọn máy. Vậy thì để tìm ra 1 cái tên thích hợp nhất với nhu cầu cá nhân của bạn, hãy cũng colorME trả lời những câu hỏi sau đây nhé!

I. Xác định rõ mục đích

Đầu tiên, ngồi lại và xác định rõ mục đích khi mua máy ảnh của bạn là gì? Bạn mua chỉ bởi vì bạn thích, để thỏa mãn đam mê, niềm vui, nhu cầu giải trí hay để lăn xả vào con đường chụp ảnh chuyên nghiệp.

- Nếu nhu cầu của bạn là giải trí, vậy thì sẽ có một vài điều cần cân nhắc sau đây:
Nguồn ngân sách bạn có thể bỏ ra cho việc mua máy là bao nhiêu, bạn có ý định sẽ lên đời máy sau này hay không? Từ đó sẽ thu hẹp được việc lựa chọn máy mới hay mua lại máy cũ sẽ phù hợp hơn
Tiếp theo là xét về mục đích sử dụng. Hãy nghĩ về lý do hoặc câu chuyện dẫn đến quyết định mua máy ảnh của bạn. Bạn muốn chụp ảnh chân dung hay phong cảnh, chụp ảnh đời thường hay thời trang, chụp ảnh đường phố hay thể thao,...? Việc này sẽ giúp bạn thu hẹp loại máy và lens cần phải lựa chọn
Cảm giác sử dụng cũng là 1 yếu tố cần xem xét. Nói dễ hiểu thì có nghĩa là bạn thích máy ảnh phải cầm đằm tay, chắc tay hay 1 chiếc máy ảnh gọn nhẹ
Cuối cùng là khả năng hậu kì. Bởi có những loại máy chụp 1 phát ăn ngay, chụp xong có thể sử dụng luôn, không cần hậu kỳ mà ảnh vẫn đẹp. Cũng có những máy ảnh nếu không hậu kỳ thì màu ảnh không được đẹp và khó để có thể sử dụng được.

- Còn nếu nhu cầu của bạn là chụp ảnh chuyên nghiệp, chụp dịch vụ thì bạn sẽ cần suy nghĩ về các vấn đề này:
Đầu tiên là thể loại mà bạn chụp để theo nghề (chụp chân dùng, phong cảnh, sự kiện,...) Cũng như việc chụp theo nhu cầu giải trí, việc xác định hướng thể loại mà bạn theo đuổi sẽ giúp bạn đầu tư đúng hướng. Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể theo đuổi 1 lúc nhiều thể loại chụp, nhưng vẫn cần xác định cái nào là chính.
Tiếp theo, 1 điều vô cùng quan trọng chính là ước lượng giá trị sản phẩm của bạn. Nói một cách dễ hiểu là sản phẩm của bạn nằm ở phân khúc nào và khách hàng sẽ đồng ý trả bao nhiêu tiền cho sản phẩm của bạn. Bạn không thể đầu tư 1 con máy hàng trăm triệu chỉ để chụp sản phẩm có giá vài ba triệu và ngược lại. Hiểu mình hiểu ta để có được sự đầu tư xứng đáng.
Với những điều trên, bạn sẽ không còn hoang mang khi bắt tay chọn lựa máy ảnh nữa

II. Gợi ý một số hãng máy phổ biến

Sẽ có rất nhiều hãng máy ảnh, tuy nhiên ở bài viết này chúng mình sẽ cùng tìm hiểu về 4 hãng máy ảnh phổ biến nhất hiện nay nha. Bao gồm Canon, Nikon, Sony và Fujifilm. 4 cái tên rất quen thuộc đúng không nào ^^

1. Về Canon:

 Liệt kê vào đầu danh sách không thể không kể đến hãng Canon. Đây là hãng máy được nhiều người sử dụng nhất trên thị trường hiện nay và giá của các máy Canon cũng thuộc vào loại rẻ nhất trên thị trường.
Chính bởi vậy ưu điểm là dễ dàng mua bán, tìm kiếm và lựa chọn mẫu mã, phụ kiện.
Ngoài ra, một lợi thế của các dòng máy thuộc hãng Canon đó là màu ảnh gốc đẹp, thường nghiêng về tone da hơi hồng.
Về nhược điểm thì so với 3 loại, Canon có độ rõ về chi tiết kém hơn (ý ở đây không phải ảnh Canon không nét, chỉ là giữa 4 loại thì Canon có độ nét kém nhất). Nhưng cũng chính bởi vậy mà Canon rất thích hợp để chụp chân dung, chụp người. Các khuyết điểm không bị lộ rõ trên khuôn mặt và cho ra những bức ảnh khá nịnh mắt.

2. Về Nikon: Nikon cũng là một hãng máy có thị trường tiêu dùng lớn, bởi vậy việc mua bán, trao đổi máy, phụ kiện cũng dễ dàng và tiện lợi. Bên cạnh đó thì độ chi tiết của Nikon hơn hẳn Canon nên ảnh sẽ cho độ nét tốt.
Tuy nhiên, màu ảnh của Nikon có hơi hướng ám vàng nên sẽ khá khó nếu bạn muốn chụp 1 phát ăn liền. Ảnh Nikon nếu muốn dùng được thì bắt buộc sẽ phải qua bước hậu kỳ. Nhưng nếu bạn muốn độ nét của bức ảnh tốt và tự tin về khoản hậu kì thì các dòng máy hãng Nikon là 1 sự lựa chọn thích hợp.

3. Về Sony: Nhắc đến hãng máy Sony thì điểm nổi bật nhất chắc chắn là công nghệ. Ngoài chụp thì tính năng quay phim rất tốt, mượt và nét. Độ nét của hãng này cũng rất cao. Tuy nhiên giá thành của các dòng máy hãng Sony vô cùng đắt (kể cả body lẫn lens). Màu ảnh của hãng này cũng hơi ám vàng bởi vậy bước hậu kỳ cũng là một điều cần thiết. Nếu bạn có đủ tài chính, yêu thích công nghệ và muốn chất lượng cao nhất thì Sony là 1 hãng bạn có thể xem xét.

4. Cuối cùng là Fujifilm: Ưu điểm dễ thấy nhất ở hãng này chính là màu ảnh đẹp. Màu ảnh gốc chụp ra rất “đời”. Ngoài ra thì thân máy rất nhỏ gọn, thiết kế đẹp mắt. Kể cả bạn cầm để chụp ảnh hay decor thì vẫn vô cùng xinh xắn. Bởi vì màu gốc đẹp nên rất thuận tiện cho các bạn ko biết hậu kỳ hoặc lười hậu kỳ.
Tuy nhiên điểm yếu là so với 3 hãng máy trên thì Fujifilm có ít phụ kiện và đồ đi kèm hơn. Bên cạnh đó nếu có muốn chỉnh sửa màu, hậu kỳ ảnh thì có vẻ như chất lượng ảnh không được tốt lắm.

Biết được điểm mạnh, điểm yếu của từng hãng rồi thì chọn lựa ngay thôi nhé! 

III. Tạm kết

Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn các kiến thức hay ho về nhiếp ảnh, đừng ngần ngại đăng ký khóa học Photography hoặc nhắn tin cho chúng mình để được tư vấn nhé!

Thanh Tâm · 2021-07-07 16:54:57 · 9923 lượt xem
Đánh giá bài viết

Inspiration of the day

Designers are meant to be loved, not to be understood.
Margaret Oscar, designer
Từ khóa nổi bật
Khoá học Photoshop Hà Nội