3 cách kiểm soát độ sâu trường ảnh
- Đồ hoạ máy tính là gì? Những điều nên biết về đồ hoạ máy tính
- Cách xử lý lỗi File ảnh .PNG khi đưa vào Photoshop
- Lựa chọn ống kính cho nhiếp ảnh du lịch
- Animation là gì? Phân biệt animation và motion Graphics
- Giải mã những thuật ngữ cơ bản trong UI UX (phần 2)
- Standee là gì? Những nét đặc trưng của Standee
Có rất nhiều yếu tố để quyết định đến “ngoại hình” của một bức ảnh. Bố cục là yếu tố hiển nhiên nhất, nhưng góc máy và độ sâu trường ảnh cũng vô cùng quan trọng. Nó có thể thay đổi toàn bộ cảm giác và sự tập trung của người nhìn vào bức ảnh.
Ví dụ, bạn có thể giữ mọi chi tiết trong ảnh sắc nét, giống như bức tường phẳng hoặc bạn có thể hướng sự tập trung vào một chủ thể xác định. Bạn cũng có thể kiểm soát bố cục bằng độ sâu trường ảnh, làm cho các vật thể ở tiền cảnh hoặc hậu cảnh nét hơn hay mờ đi.
Paul Shears
Có 3 cách để kiểm soát độ sâu trường ảnh: Khẩu độ của ống kính, Khoảng cách từ camera đến chủ thể và Độ dài tiêu cự ống kính.
1. Khẩu độ ống kính:
- Các nhiếp ảnh gia thường sử dụng khẩu độ để kiếm soát độ sâu trường ảnh. Bạn có thể làm toàn bộ khung cảnh trở nên sắc nét hơn bằng cách khép khẩu để ánh sáng đi vào ít nhất có thể. Và để tách chủ thể ra, thì làm ngược lại; mở khẩu ra hết mức có thể. Cả hai trường hợp, bạn đều phải điều chỉnh tốc độ màn chập để bù sáng.
- Khẩu độ dải từ f/1.4 đến f/22, với chỉ số ở giữa: f/2, f2.8, f/4, f/5.6, f/8, f/11 và f/16. Mỗi chỉ số f tăng hay giảm đều hiển thị cho một “stop” ánh sáng. Nói cách khác, khi khép khẩu từ f/4 đến f/5.6, ánh sáng đi vào một nửa; mở khẩu từ f/16 đến f/11, ánh sáng đi vào gấp đôi.
Annie Spratt
2. Khoảng cách đến chủ thể:
- Thay đổi khoảng cách giữa máy ảnh và chủ thể là một cách khác để tác động đến độ sâu trường ảnh. Để tăng độ sâu trường ảnh, hãy lùi lại. Ngược lại, để giảm độ sâu trường ảnh, đến gần chủ thể hơn. Máy ảnh hoạt động chính xác như mắt người, sẽ nét và tập trung vào chủ thể hơn khi đến gần.
- Khi thay đổi khoảng cách thì đương nhiên sẽ thay đổi cả bố cục. Để giải quyết vấn đề này, có thể thay đổi tiêu cự ống kính mà không làm thay đổi bố cục ban đầu.
Nina Sinitskaya
3. Độ dài tiêu cự ống kính:
Nếu tiêu cự lens dài, độ sâu trường ảnh sẽ thấp và ngược lại. Độ sâu trường mà bạn nhận được cho một f-stop cụ thể thay đổi theo khoảng cách. Nói cách khác, một f-stop nhỏ (như f / 11) ở độ phóng đại 35-70mm đặt ở 35mm cho độ sâu trường sâu, từ 2m đến 6m khi ống kính tập trung ở 3m. Tuy nhiên, nếu ống kính được phóng to đến 70mm, bạn sẽ có một độ sâu tương đối nông.
Hoàng Nam Dương
Nghe có vẻ dễ dàng, nhưng điều chỉnh độ dài tiêu cự để kiểm soát độ sâu trường ảnh có thể thực sự khó. Giống như việc thay đổi khoảng cách với chủ thế, việc điều chỉnh tiêu cự sẽ thay đổi bố cục của bức ảnh.
Vì lý do này, tốt nhất nên sử dụng f-stop để kiểm soát độ sâu trường ảnh. Sau đó, bạn có thể chụp ở bất kỳ khoảng cách nào với độ dài tiêu cự mà bạn muốn. Chỉ cần nhớ thay đổi tốc độ màn trập (sử dụng tripod) để bù cho f-stop lớn