4 quyển sách dành cho tân binh thiết kế đồ họa
4 quyển sách dành cho tân binh thiết kế đồ họa
- Cách gộp layer trong Photoshop chỉ trong 1 nốt nhạc
- Art Director là gì? Phân biệt Art Director và Creative Director? Tất cả về Art Director
- 9 bước cơ bản giúp làm da mịn bằng Photoshop cs6
- 5 cách sáng tạo cùng ống kính Fisheye
- Cách tạo hiệu ứng âm bản trong Photoshop (Siêu nhanh và dễ)
- Geometric Pattern · họa tiết hình khối
Thuở đầu bước chân vào ngành thiết kế, chắc hẳn các tân binh sẽ luôn ngỡ ngàng với nhiều điều mới mẻ thú vị, nào là thuật ngữ chuyên ngành, nào là những kỹ thuật căn bản cần biết... Nếu muốn “giải ngố” thì hãy cùng ColorME tìm hiểu 4 quyển sách cần đọc dành cho các tân binh trong ngành thiết kế đồ họa nhé.
Đây sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy dành cho những tân binh hay những ai muốn cải thiện kỹ năng Photoshop của mình. Sách sẽ giúp bạn bổ sung kinh nghiệm trong việc tạo ra những hình ảnh kỹ thuật số tuyệt đẹp. Qua những lời khuyên của hai tác giả, bạn sẽ dễ dàng cải thiện và hoàn thiện những kỹ năng cần có trong cách tạo ra những hình ảnh tuyệt vời mang đậm dấu ấn riêng của mình.
Tác giả sẽ từng bước chỉ dẫn tường tận cho bạn đọc về những thao tác cơ bản trong cách sử dụng phần mềm Photoshop để có thể tạo ra những tác phẩm ưng ý. Từ cách điều chỉnh kích cỡ, hay Grayscale, cho đến bước chỉnh sửa ở khâu cuối cùng trong Photoshop.
Có lẽ,đây là một trong những quyển sách sẽ gây ấn tượng mạnh với bạn đọc vì phần Introduction “dài ngoằng” nhưng thật sự rất bổ ích. Bởi vì đó là phần David Sherwin chia sẻ những kinh nghiệm đã đúc kết được trong nhiều năm làm việc ở lĩnh vực Graphic Design cho những ai mới bước chân vào ngành này. Chẳng hạn như, ông chia sẻ với những tân binh về các bước sử dụng Word List thay vì Mind Map như những nhà thiết kế khác vẫn làm.
Ngoài ra, tác giả cũng chia sẻ với chúng ta cách giải quyết những thử thách trongviệc thiết kế ý tưởng cho đến việc hiện thực hoá chúng. Qua đó, bạn sẽ tìm thấy nguồn cảm hứng trong việc định hình “chất” riêng trong kỹ năng thiết kế của chính mình. Trái với sự rắc rối phức tạp từ thiết kế của bìa sách, bên trong sách chứa đầy những hình ảnh minh hoạ và câu danh ngôn giúp bạn đọc dễ dàng hình dung và ghi nhớ những nội dung mà David Sherwin muốn truyền tải. Chính vì lý do đó, quyển sách được mệnh danh là “kim chỉ nam” dành cho những ai muốn bước chân vào ngành Thiết kế.
Sở dĩ, đây được xem là quyển sách đáng giá dành cho “tân binh” vì nó bao gồm những giải đáp về các câu hỏi thường gặp bởi các designer thường xuyên theo dõi 3 trang blog cá nhân của David. Các câu hỏi thường gặp nhất trong việc bắt đầu và điều hành thành công một doanh nghiệp đó chính là nên làm việc độc lập hay cộng tác với các công ty thiết kế, hay làm cách nào để có thể “đánh bóng” tên tuổi bản thân,… Trong quyển “Work For Money, Design For Love”, David Airey cũng chia sẻ với bạn đọc về những mẹo nhỏ và những bài học mà anh sưu tầm được từ kinh nghiệm cá nhân hay từ những Designer trên thế giới, như Ivan Chermayeff, Jerry Kuyper, Maggie Macnab, Eric Karjaluoto và Von Glitschka.
Tác giả chọn cách tiếp cận với bạn đọc bằng cách chia nội dung của sách thành những chương nhỏ với những câu hỏi khá quen thuộc và thực tế, như Chúng ta nên bắt đầu từ đâu, Chúng ta cần làm những gì,… Từ những nội dung đó, độc giả sẽ tìm thấy được những vấn đề mà bản thân mắc phải trong quá trình thiết kế.
Bằng tính hài hước của mình, tác giả chắc chắn sẽ “đốn tim” bạn bằng cách truyền đạt những nội dung phức tạp qua ngôn ngữ hóm hỉnh và đơn giản. Chẳng hạn như để diễn đạt các phân đoạn thực hiện dự án, tác giả đã đặt câu hỏi “How to eat an elephant” - “Làm thế nào để xơi môt con voi” để kích thích trí tưởng tượng của bạn đọc. Từ đó, chúng ta sẽ dễ dàng “thẩm thấu” những chia sẻ về cách làm việc nhóm, hay cách xây dựng những mối quan hệ,… mà tác giả muốn truyền đạt tới.
“Burn your Portfolio” dạy bạn cách thực hành trong thực tế, những điều bản thân nên và không nên làm, những quy tắc “ngầm” trong kinh doanh mà tác giả và các nhà thiết kế danh tiếng khác tích luỹ được qua quá trình làm việc. Bằng cách đưa ra những từ khoá ngắn gọn hay những lời khuyên được lồng ghép ở mỗi phần, tác giả đã nhẹ nhàng chỉ ra cho bạn đọc những thành công và thất bại mà ông gặp phải “chạm trán” khi vận hành một doanh nghiệp thiết kế.
Tác giả cũng gợi ý cho bạn đọc một số cách trao đổi hiệu quả với cộng sự hay với khách hàng. Từ những điều nói trên, cũng dễ hiểu rằng, tại sao quyển sách này lại có thể chạm vào trái tim của những ai đang có mong muốn thành lập một công ty thiết kế cho chính mình.