5 công ty tiết kiệm hàng triệu usd nhờ sở hữu Typeface riêng
- Font chữ ảnh hưởng tới tâm lý thị giác như thế nào? Khám phá ngay
- 5 agency cung cấp dịch vụ thiết kế UI - UX tại Hà Nội
- Comic Sans - Font đẹp nhất hệ Mặt Trời
- Top 8 xu hướng thiết kế UX đầu thập niên 2020
- Các nguồn tài liệu thiết kế đồ hoạ dành cho người mới bắt đầu
- Nguyên tắc sắp xếp bố cục trong thiết kế là gì? Những cách sắp xếp bố cục Designer cần nắm rõ.
Chúng ta đều biết để được phép sử dụng các typeface trong sản phẩm thiết kế của mình, chúng ta phải chi một khoản không hề nhỏ. Điều này thực sự trở thành một vấn đề đối với các công ty lớn. Để giảm thiếu khoản chi phí này, một số công ty đã yêu cầu các nhà thiết kế tạo ra một typeface cho riêng họ. Điều này giúp tiết kiệm chi phí về lâu dài. Đồng thời cũng tăng thêm tính chuyên nghiệp cho thương hiệu.
Netflix
Hàng năm Netflix phải chi trả rất nhiều tiền để được sử dụng typeface Gotham. Điều đó khiến các dự án truyền thông của hãng trở nên đắt đỏ hơn. Đội ngũ thiết kế của Dalton Maag đã tạo ra một typeface dành riêng cho Netflix có tên Netflix Sans. Đây là một typeface hình học bao gồm nhiều style khác nhau như regular, light, thin, medium, bold and black. Typeface được thiêt kế để sử dụng cả với mục đích trang trí và trình bày văn bản. Chữ “t” được thiết kế lấy cảm hứng từ logo Netflix giúp tăng tính đồng nhất và làm cho typeface trở nên đặc biệt hơn.
Nokia
Nokia Pure được ra đời vào năm 2011, thay thế typeface cũ là Nokia Sans được thiết kế bởi Erik Spiekermann đã được dùng từ năm 2002. Nokia Pure được phát triển để sử dụng chủ yếu trên nền tảng số. Điểm nổi bật của Nokia Pure là nó hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ khác nhau như Latin, Cyrillic, Greek, Arabic, Hebrew, Devanagari và mở rộng ra thêm nhiều ngôn ngữ khác vào năm 2013. Nokia Pure đã thắng trong hạng mục Graphics tại Designs of the Year 2012 do Design Museum tổ chức.
Apple
Đã từng có thời điểm Apple sử dụng một trong những typeface được yêu thích nhất trên thế giới - Helvetica cho các sản phẩm của mình. Nhưng thời thế thay đổi, Apple cũng phải thay đổi. Họ nhận ra rằng khi hiển thị trên các thiết bị có màn hình nhỏ như Apple Watch, Helvetica không đủ độ rõ ràng. San Francisco được ra đời để xử lí vấn đề này. Không gian giữa các kí tự được nới rộng giúp San Francisco trở nên dễ đọc hơn trên các màn hình nhỏ.
Youtube
Youtube cho ra mắt typeface Youtube Sans vào tháng 5 năm 2017. Tương tự như Netflix, typeface mới cũng mang những đặc điểm giống như logo. Các góc cắt của chữ tương đồng với hình tam giác trong nút play của Youtube. Nút play này cũng được đưa vào typeface dưới dạng một glyph, điều đó đồng nghĩa với việc họ có thể tạo ra icon này bất kì lúc nào. Youtube Sans đã được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm và chiến dịch truyền thông của Youtube.
BBC
BBC đã sử dụng Gill Sans làm typeface trong các sản phẩm của mình từ năm 1997. Việc thiết kế một bộ chữ mới được bắt đầu từ năm 2015. Khi đó BBC cần một typeface mới dành riêng cho thương hiệu và có thể hoạt động tốt trên màn hình điện thoại bởi các thiết bị thông minh đang trở nên phổ biến. Typeface mới của BBC có tên BBC Reith, được đặt theo tên vị Tổng giám đốc đầu tiên John Reith. BBC Reith được xuất hiện lần đầu tiên trong BBC Sport vào năm 2017.