Storyboard là gì - tại sao bạn cần storyboard
Khi bạn tạo một video, việc lên kế hoạch sản xuất là vô cùng quan trọng. Một trong những giai đoạn không thể thiếu của việc lên kế hoạch cho video, chính là tạo storyboard (bảng phân cảnh). Vậy storyboard là gì? Cùng ColorME tìm hiểu qua bài viết này nhé
- 3 phần mềm giúp editor tăng chất lượng video dễ dàng
- "Tất tần tật" kiến thức căn bản cho người tự học thiết kế Logo
- 7 Phần mềm thiết kế đồ họa phù hợp cho người mới bắt đầu
- Bí kíp tìm kích thước ảnh đăng Facebook "bao chính xác"
- Collage – từ cắt dán đến nghệ thuật
- Cách thêm Font chữ vào Powerpoint trong tích tắc
Storyboard là gì?
Nói đơn giản Storyboard là những bảng vẽ chứa câu chuyện mà bạn muốn kể. Nó giúp bạn thấy tổng quát câu chuyện sẽ được truyền tải như thế nào trong từng khung hình.
Storyboard được tạo thành từ các khung hình vuông có hình minh họa hoặc hình ảnh đại diện cho mỗi cảnh quay. Đi kèm với nó là các ghi chú về những gì diễn ra và những gì được nói trong cảnh quay đó. Để dễ tưởng tượng thì bạn hãy coi nó như một phiên bản truyện tranh của kịch bản.
Tại sao bạn cần Storyboard?
Tạo Storyboard nghe có vẻ giống như một bước “bôi ra” trong quá trình tạo video, nhưng thực tế nó lại vô cùng quan trọng đấy. Lý do tại sao ư? Hãy xem nhé:
Cách tốt nhất để chia sẻ ý tưởng của bạn
Hình ảnh trực quan sẽ giúp bạn chia sẻ và giải thích ý tưởng của bạn về video với người khác dễ dàng hơn rất nhiều.
Ai trong chúng ta cũng từng trải qua cảm giác cố gắng giải thích một điều gì đó cho người khác, nhưng họ lại chẳng hiểu bạn muốn nói gì phải không? Việc diễn giải sẽ dễ dàng hơn khi bạn có storyboard. Bạn có thể cho mọi người thấy chính xác video của bạn sẽ được thiết lập như thế nào, nó sẽ trông ra sao. Và điều này giúp mọi người hiểu nhau hơn, tránh trường hợp “ông nói gà bà nói vịt” xảy ra.
Sản xuất dễ dàng hơn nhiều
Khi phân cảnh cho video, bạn có thể lập kế hoạch sản xuất, bao gồm tất cả các cảnh bạn cần có, thứ tự của chúng và cách hình ảnh sẽ tương tác với kịch bản.
Bảng phân cảnh là đề xuất chi tiết xoay quanh cảnh quay mà bạn muốn thực hiện (tất cả các góc mà bạn sẽ quay cảnh đó). Điều này thực sự hữu ích khi bạn làm video, nó đảm bảo bạn sẽ không quên bất cứ cảnh quay nào và giúp bạn ghép các video theo đúng ý tưởng của mình.
Tiết kiệm thời gian
Mặc dù có thể bạn sẽ mất một chút thời gian để sắp xếp storyboard lại với nhau, nhưng về lâu dài việc làm này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian trong các phiên bản sau.
Storyboard không chỉ giúp bạn giải thích ý tưởng của mình với team mà còn giúp quá trình sáng tạo diễn ra suôn sẻ hơn.
Làm thế nào để tạo một Storyboard
Bước 1: Tạo một Timeline
Bạn cần xác định video có độ dài bao lâu, có những video quảng cáo dài đến 10 phút, nhưng cũng có những quảng cáo chỉ có 5-6 giây mà thôi. Dù video dài hay ngắn thì bạn vẫn cần lập timeline rõ ràng về thời gian video bắt đầu, vấn đề xảy ra, sản phẩm xuất hiện...
Bước 2: Viết kịch bản và xác định các cảnh quay quan trọng
Bạn cần lên những cảnh là điểm nhấn trong video của mình. Đó có thể là tính năng nổi bật của sản phẩm, một vấn đề nhức nhối mà người xem có thể đồng cảm….
Bước 3: Chọn công cụ Storyboarding
Hiện nay có rất nhiều công cụ tạo Storyboarding để bạn lựa chọn. Bạn có thể in các mẫu có sẵn trên Google hay sử dụng phần mềm để làm. Ví dụ như: Adobe Illustrator, Adobe InDesign, Adobe Photoshop Sketch
Đừng quên thiết lập storyboard có hình thu nhỏ cùng kích thước với video của bạn (Tỉ lệ 4:3 hay 16:9)
Bước 4: Phác thảo hình ảnh
Tùy thuộc vào khả năng vẽ của bản thân mà bạn có thể tạo ra các ký tự và hình nền hoàn chỉnh để minh họa. Bạn cũng có thể cắt dán hình ảnh sao cho mỗi hoạt cảnh trông trực quan nhất.
Tuy nhiên bạn không cần vẽ tất cả các đạo cụ hay thậm chí là tô màu cho chúng đâu. Chỉ cần cung cấp đủ chi tiết hình ảnh để mọi người thấy những gì đang xảy ra, nhân vật nào trong cảnh và khung hình chung sẽ trông như thế nào là được. Kịch bản và ghi chú sẽ giúp bạn điền vào phần còn lại của các chi tiết.
Bước 5: Thêm tập lệnh
Bên dưới mỗi bức tranh, hãy viết phần kịch bản xuất hiện trong cảnh đó và ghi chú những gì đang xảy ra.
Bảng phân cảnh của bạn nên giống một cuốn truyện tranh, để độc giả (đồng nghiệp, khách hàng, v.v.) có thể hiểu được chính xác những gì sẽ xảy ra trong video của bạn.
Bạn cũng có thể ghi chú về góc quay và chuyển động của máy ảnh, chuyển tiếp giữa các bức ảnh và các chi tiết khác có ích trong quá trình sản xuất hay hậu kỳ.
Lời khuyên khi tạo Storyboard
Dưới đây là một số mẹo có thể giúp bạn khi phân cảnh video của mình:
Khoe ra, đừng nói gì cả: Hãy dùng storyboard như giấy quỳ tím, để thử xem câu chuyện bạn kể có thật sự dễ hình dung với người xem không
Đảm bảo logic và mạch lạc: Bạn đang tạo một câu chuyện, vì vậy không chỉ nội dung mà hình ảnh video cũng phải nhất quán từ đầu đến cuối
Chọn một chủ đề: Nếu bạn muốn tạo một infographic video, hãy thêm các biểu đồ và đồ thị liên quan. Nếu muốn đánh mạnh vào “chỗ ngứa” của khách hàng, hãy mang đến một nhân vật và dẫn dắt người đó vào một cuộc hành trình, khách hàng sẽ dễ cảm thông với câu chuyện của bạn
Chia kịch bản thành các phần nhỏ và note lại các thông tin quan trọng:
Cảnh này cần dựng thế nào và background cho nó là gì?
Nhân vật có xuất hiện trên màn hình không? Nếu có, nhân vật đó hành động như thế nào
Những đạo cụ nào sẽ dùng trong bối cảnh? Chúng có phù hợp với bối cảnh phông nền và phần dựng bạn sử dụng không
Chữ có xuất hiện trên màn hình không? Kích cỡ, màu sắc, vị trí của chúng như thế nào?
Thông điệp bạn muốn truyền tải là gì
Tạm kết,
Storyboard tưởng như một thứ “phiền phức”, nhưng nó lại là một phần không thể thiếu của quá trình sản xuất video, nó giúp hình ảnh hóa ý tưởng của bạn và đẩy nhanh tiến trình sản xuất video hơn rất nhiều đấy. Nếu bạn yêu thích việc chỉnh sửa video, hay có hứng thú với quay dựng phim thì đừng bỏ lỡ khóa học Premiere cho người mới bắt đầu tại ColorME nhé.