Pyeongchang 2018 · các tác phẩm minh họa và chiến dịch truyền cảm hứng
Nguồn: https://www.digitalartsonline.co.uk/news/illustration/see-six-inspiring-winter-olympics-2018-art-design-projects
- Hướng dẫn sửa lỗi không viết được tiếng Việt trong Photoshop
- Photoshop Bị Lỗi Màu và những cách khắc phục nhanh gọn
- Hướng dẫn cách tắt Windows Defender trên Windows 10
- Chuyện vặt thoát khỏi khủng hoảng sáng tạo
- Giải nghĩa logo của các thương hiệu nổi tiếng thế giới
- Các dạng đầu Brush trong Photoshop
Giới thiệu về Pyeongchang 2018
Là một sự kiện thể thao dành cho các môn thể thao mùa đông được tổ chức từ ngày 9-25 tháng 2 năm 2018 tại Pyeongchang tỉnh Gangwon , Hàn Quốc.
Logo của Olympic winter games Pyeongchang 2018
Được thiết kế bởi Ha Jong-joo designer người Hàn Quốc vì vậy logo của Pyeongchang mang đậm nét Hàn Quốc.
Vẫn là 5 màu sắc chủ đạo đại diện cho 5 châu lục nhưng thay vì giữ nguyên 5 vòng tròn đan vào nhau thì Ha Jong-joo đã thay nó bằng một ký tự trong bảng chữ Hàn ngữ: ký tự hình sao.
Biểu tượng hình trụ và hình sao có trong logo xuất phát từ các phụ âm đầu tiên của mỗi âm tiết trong từ “PyeongChang” khi viết bằng Hàn ngữ - 평창
ㅍ đại diện cho nơi tập hợp 3 yếu tố nhân bản truyền thống của Hàn Quốc được vọi là Cheon-ji-in ( nghĩa đen: Trời-đất-con người , thiên thời địa lợi nhân hòa)
ㅊ tượng trưng cho hình tượng thể thao mùa đông: tuyết và băng, cũng như các màn trình diễn của các Vận động viên,Pyeongchang mong muốn trở thành trung tâm thể thao mùa đông ở châu Á.
Bảng màu sử dụng 5 màu, 5 màu này không chỉ là màu cờ của Olympic mà nó còn là năm màu sắc hồng y truyền thống của Hàn Quốc.
Linh vật của Thế vận hội 2018
Hàn Quốc là đất nước dễ thương ngay từ tiếng nói, vì vậy việc tạo hình được những nhân vật dễ thương là điều không còn xa lạ. Hàn Quốc đã mang đến cho thế vận hội những hình ảnh sống động của một chú hổ trắng và một chú gấu đen châu Á.
Hổ trắng có tên gọi là Soohorang, linh vật của quốc gia Hàn quốc. Tên này xuất phát từ hai từ có nghĩa là “Bảo vệ” và “con hổ”.
Gấu đen được gọi là Bandabi, tương trung cho “sức mạnh ý chí” và “can đảm” trong văn học Hàn Quốc.
Hai linh vật nàu đều có thể sử dụng truyền thông cho thế vận hội mùa đông khi có những môn thể thao mang tính nguy hiểm và độ rủi do cao.
Dự án “Google Doodles”
Trong suốt thời giantoor chức Pyeongchang 2018, Google đã phát hành nhiều clip hoạt hình Doodle dựa trên các môn thể thao khác nhau của thế vận hội, những vận động viên trong clip của Google là những con vật ngộ nghĩnh, dễ thương như chim cánh cụt, rùa và thậm chí là một con voi trượt tuyết với màu sắc chính là những màu sắc lấy từ logo của google.
“The Fearless are here”
Là một dự án bảo quảng cáo đưa tin Thế hội mùa đông 2018 của BBC khởi đầu bằng một video chuyển động 2D do Nexus Studio kết hợp với Smith và Foulkes cùng với hãng quảng cáo Y&R London thực hiện.
Bộ đôi Smith và Foulkes đã tạo nên một đoạn clip chuyển động 2D với nội dung dựa trên những nối sợ hãi, trở ngại về tâm lý và thể chất mà các vận động viên phải dối mắt tại thế vận hội mùa đông. Minh hoa nỗi sợ lẩn khuất như những con sói trắng lẩn khuất trong làn tuyết trắng chờ đợi sự lùi bước của lý trí để nhào lên nuốt trọn những vẫn động viên. Đó là một hình ảnh ẩn dụ đầy thú vị.
Thông điệp mà BBC muốn hướng tới là nổi sợ luôn ở trên đỉnh, là thứ khó vượt qua, nếu đã lên được tới đỉnh là dám tiếp cận nổi sợ của chính mình và điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã thành công.
Bộ đôi đã nghiên cứu những kỹ thuật quay phim live-action cho những hoạt động thể thao để mô tả chính xác về chuyển động của các vận động viên trong không gian 3 chiều và sau đó các họa sĩ của Nexus sẽ tạo ra hình ảnh hoàn toàn 2D bằng phần mềm quay phim VR.