Chụp Film cho người mới bắt đầu, nên hay không?
Khoảng 3-4 năm trở lại đây, cụm từ "chụp film" dần trở nên phổ biến trong đại bộ phận giới trẻ. Người thì chụp vì "thích cái màu của film", người thì chụp vì "cảm giác hoài cổ", nhưng hơn hết, điều khiến chụp bằng máy film phù hợp cho người mới bắt đầu lạ
Không khó để nhận ra rằng, hiện nay, có rất nhiều công cụ để giúp một bức ảnh số của chúng ta trở nên đủ sáng, mọi thứ đều tự động, không quá phức tạp để cho ra một bức ảnh “đủ xài” mà không cần thực sự chuyên sâu về kiến thức nhiếp ảnh. Nhưng đối với máy film, đây lại là cơ hội để chúng ta chăm chút, cẩn thận, tính toán cân đo đong đếm sao cho lượng ánh sáng vào vừa đủ cho "dụng ý nghệ thuật" mà chúng ta muốn gửi gắm qua một shot hình.
1. Kỹ thuật.
Chắc hẳn, hầu hết chúng ta đều đã quen với khái niệm "máy ảnh film" và có lẽ chúng ta có thể hiểu được một khi đã lên film, bấm nút chụp thì chúng ta sẽ không thể biết được bức hình đó trông như thế nào, sáng tối ra sao, có bị out nét hay rung tay không,... một tỉ câu hỏi sẽ hiện lên trong đầu chúng ta khi vừa nhấn nút chụp và nghe tiếng cuộn film rè rè bên trong thân máy. Nhưng chính vì điều đó, việc chụp film lại trở nên thú vị hơn và thôi thúc chúng ta phải đọc và học về kiến thức nhiếp ảnh cơ bản thật nhiều trước khi xách máy đi thực hành (một vài lần và thật nhiều lần) và dần hoàn hảo những thước film của mình.
Film có những loại nào và kích thước ra sao? Tất tần về phân loại film mà bạn cần biết.
"Lúc có chiếc máy film đầu tiên, mày mò mãi mới biết dùng vì không biết chụp nên mấy cuộn đầu hỏng suốt"
"Nhiếp ảnh là cuộc chơi ánh sáng" do vậy, điều quan trọng nhất trong nhiếp ảnh là làm chủ ánh sáng cho từng khuôn hình của mình và chụp film là một trong những điều khiến chúng ta có thể "thấm" đến tận cùng của "cuộc chơi ánh sáng"này.
2. Mỹ thuật.
"Tớ chụp film vì tớ thích cái màu film lắm"
"Mình chụp film vì mình lười sửa ảnh, đợi lab tráng xíu là có ảnh đẹp màu đẹp luôn à"
"Ừ mà máy film cũng gọn hơn máy số nữa, cầm đi giơ lên sống ảo cũng hay ho này"
...
Vân vân và mây mây,... sẽ có đến n+1 lí do về cái sự"nghệ" của màu film/cuộn film, điều này cũng không quá khó hiểu bởi lẽ mỗi cuộn film, hãng film lại có một lớp màu khác nhau phủ lên trên nó nên khi tráng ra, những tấm ảnh cũng có những màu sắc khác biệt. Ví dụ: film Fuji sẽ thường hơi ám xanh lá trong khi Kodak lại hơi ám vàng cam âm ấm. Điều này thực sự hữu dụng cho những ai muốn có những bộ ảnh "một phát ăn luôn" thay vì tốn thời gian thêm nếm chút gia vị màu sắc cho tấm ảnh hay phải bỏ ra một số tiền cực lớn để theo học những lớp học làm màu ảnh ở các trung tâm cũng như bỏ ra một số tiền lớn không kém để mua những bộ màu "trông như film" trên mạng
Film Outdate thì sao? Có nên chụp film outdate khi mới bắt đầu chụp film? Đọc thêm về film outdate
3. "Thú chơi máy film".
Ngược lại, hà cớ gì những người "chuyên nghiệp" thành thạo máy số nhưng lại muốn chụp film làm gì cho tốn thời gian và công sức?
Câu trả lời của mỗi người có thể khác nhau nhưng về cơ bản những lí do đó là:
- Sự hoài cổ, từ máy ảnh film đến những cuộn film và màu ảnh. Nhiếp ảnh từ thuở sơ khai vốn là chụp bằng film mà.
- Sự cẩn thận, trau chuốt trong từng khuôn hình. Mỗi cuộn film chỉ có 24 hay 36 kiểu, hết là lại phải lên cuộn mới, khác hẳn với máy số, máy film không thể giơ lên và "bắn như súng liên thanh"
- Cảm giác chờ đợi để được xem thành quả của mình. Khác với "mỳ ăn liền" trên máy số, thời gian chờ đợi để tráng/scan film cũng đòi hỏi bạn phải có tính kiên nhẫn vì tâm lý ai cũng muốn ăn nhanh đớp gọn nhưng chính việc đợi lab gửi ảnh về mới là thời gian thử thách sự kiên nhẫn của một người chơi film nọ.
Và hơn hết, đó là cảm giác được sống chậm lại trong cái tiếng rè rè của chiếc máy film cũ kĩ :D
----------
Hãy tham gia khóa học Nhiếp ảnh ở colorME để được biết thêm nhiều điều thú vị nữa nhé: https://colorme.vn/course/photography