Làm gì khi bí ý tưởng?
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng trải qua cảm giác bế tắc, thiếu cảm hứng trong công việc. Cùng tham khảo một vài bí quyết đơn giản nhưng cực hiệu quả sau, giúp bạn vặn dây cót cho bản thân và khơi nguồn ý tưởng mới.
- Let Minimalism tell you a story
- Minimalism là gì? Các xu hướng thiết kế theo phong cách Minimalism
- 5 website giúp bạn phối màu đẹp mê ly
- Vẽ mũi tên trong Photoshop với 3 công cụ đơn giản
- Những tuyệt chiêu bảo quản máy ảnh khi đi du lịch
- Adobe Creative Cloud là gì? Những lý do mà Designer không nên bỏ qua Adobe Creative cloud?
1. Đổi mới không gian làm việc
Thay vì tự giới hạn bản thân trong một không gian bàn giấy nhàm chán, bạn hãy thử tìm đến những địa điểm khác để tạo cảm hứng cho riêng mình.
Một số gợi ý nhỏ như những quán cà phê, thư viện, hoặc những nơi có không gian thoáng đãng và yên tĩnh để bạn có thể tập trung cao độ nhất. Hoặc đơn giản hơn, bạn chỉ cần đứng dậy đi lại quanh phòng làm việc, đi ra ngoài một lúc để thư giãn đầu óc của mình.
Bạn có thể tham khảo gợi ý các địa điểm làm việc cho dân Creative tại đây
2. Đọc thật nhiều:
Sách chính là nguồn cảm hứng vô tận, dù bạn đang làm việc trong bất cứ lĩnh vực nào. Hãy tạo cho mình thói quen đọc sách hàng ngày.
Bạn không cần phải bắt đầu những cuốn sách chuyên ngành, hãy đọc những gì hấp dẫn bạn. Một câu chuyện nhỏ, những cuốn sách self-help, sách du lịch, chia sẻ bí quyết kinh doanh, sách trau dồi kỹ năng.... Không chỉ làm giải tỏa đầu óc, đọc sách còn giúp bạn cải thiện cách sử dụng từ ngữ của mình và rèn luyện tư duy. Bạn cũng có thể mở mang đầu óc và tham khảo những ý tưởng mới từ các tác giả nổi tiếng nữa.
3. Cuốn sổ là người bạn thân:
Những ý tưởng thú vị nhất nhất thường nảy ra trong vô thức và vào những thời điểm bạn không bao giờ ngờ tới. Bởi vậy, hãy luôn giữ cho mình một cuốn sổ nhỏ để take note tất cả những ý tưởng nảy ra trong đầu bạn, kể cả những gì tưởng như vô nghĩa nhất.
Không chỉ liên quan tới công việc, những cảm xúc, suy nghĩ, tất cả những gì bạn bắt gặp bất chợt trong đời thường hay câu châm ngôn tâm đắc đều có thể được tận dụng. Có thể bây giờ bạn chưa cần tới, nhưng biết đâu chúng sẽ giúp ích cho bạn sau này đấy. Hãy cứ chăm chỉ “thu thập” những mảnh ghép, chắc chắn trong tương lai bạn sẽ tạo được ý tưởng lớn cho mình.
4. Tìm kiếm ý tưởng từ mọi người :
Hợp tác với người khác, nhất là người mà bạn làm việc ăn ý
Việc trao đổi và thảo luận với mọi người giúp bạn phát triển được ý tưởng vốn đang bế tắc trong đầu bấy lâu. Có thể họ sẽ có những quan điểm khác để giúp bạn giải quyết vấn đề theo một hướng mới và sáng tạo hơn.
Nói chuyện với mọi người
Tận dụng mọi cơ hội để mở rộng tầm nhìn của mình bằng cách làm quen với những người bạn mới. Những cơ hội như: những bữa tiệc, cuộc họp, các sự kiện, workshop, các buổi hội thảo,.... đều giúp bạn mở mang kiến thức của mình.
Trò chuyện với một người bạn lạ
Lắng nghe câu chuyện từ một người mà bạn không quen biết có thể giúp bạn nhìn nhận một điều từ các quan điểm khác nhau. Xung quanh chúng ta có rất nhiều người thú vị. Điều này sẽ giúp bạn mở rộng tư duy theo nhiều hướng mà có thể hoàn toàn trái hẳn với suy nghĩ của bạn.
5. Các công cụ tạo ý tưởng :
Một số công cụ giúp bạn tìm kiếm ý tưởng cho mình như BuzzSumo, HubSpot, Quora, Google Trends, Reddit.... cung cấp tin tức, thông tin, kiến thức cho người dùng. Biết đâu bạn sẽ tìm được những ý tưởng hay ho từ những xu hướng mới nhất, hoặc những sự kiện đang được mọi người trên thế giới quan tâm.
6. Tái chế lại những ý tưởng cũ
Tái chế ở đây không phải copy lại toàn bộ sản phẩm cũ. Bạn có thể phân tích những nội dung mình đã làm trước đây hoặc tìm cách làm mới nội dung ấy. Bạn cũng có thể chia nhỏ một ý tưởng lớn thành những phần nhỏ khác nhau và đi sâu hơn vào từng khía cạnh của vấn đề. Có thể bạn sẽ khám phá ra điều gì đó hay ho từ chính những chủ đề cũ mà bạn chưa tận dụng triệt để đó.
7. Giữ cho mình tâm thế thoải mái
Việc sắp xếp và lên kế hoạch rất có ích trong việc tăng hiệu quả công việc, nhưng chúng lại làm giảm sự sáng tạo nếu bạn bị dồn nén bởi quá nhiều căng thẳng. Hãy để dành những áp lực đó khi nào bạn cần phải làm việc năng suất nhất, và cho phép bản thân được “giãn” vào những thời điểm còn lại.
Với một tâm thế thư thái, bạn sẽ suy nghĩ thông suốt hơn. Từ đó, bạn có thể kết nối với những ý tưởng cũ, hoặc tìm ra một hướng đi mới hoàn toàn, thay thế cho lối mòn mà bạn đang bế tắc.
Lời kết
Ai rồi cũng gặp phải những lúc cảm hứng bị “tắc nghẽn” hoặc thiếu động lực làm việc, nhưng đừng quá áp lực nhé. Cảm hứng giống như một cậu bạn ham chơi, và mình tin là cậu ấy chỉ “đi trốn” một lúc rồi ắt sẽ quay về với bạn.
Hi vọng những tips trên đây sẽ hữu ích, giúp bạn tìm lại nguồn cảm hứng và làm việc thật hiệu quả nhé.